Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Ngữ văn 7 - số 9 (từ 06/04 - 11/04)
Trong thời gian học sinh nghỉ học, VnDoc tiếp tục gửi tới các bạn Phiếu bài tập số 9 - Ngữ văn lớp 7 (tuần từ 06/04 - 11/04). Phiếu bài tập tuần này bao gồm 2 đề ôn tập khác nhau có đáp án, sẽ là tài liệu tham khảo cho thầy cô ra bài tập cho học sinh và các em học sinh luyện tập trong thời gian tiếp tục nghỉ dịch Covid-19.
Để mang tới cho các em học sinh tài liệu tự học tại nhà, VnDoc giới thiệu Phiếu bài tập tự ôn tại nhà lớp 7 các môn Toán, Văn, Tiếng Anh 7. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em học sinh ôn luyện để củng cố kiến thức hiệu quả, cũng như thầy cô giáo có tư liệu tham khảo ra bài tập ở nhà cho học sinh.
Đề ôn tập giữa học kì 2 lớp 7 môn Ngữ văn
ĐỀ LUYỆN TẬP NGỮ VĂN 7 SỐ 1
BÀI: ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ - Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
I. HỆ THỐNG KIẾN THỨC:
Trình bày ngắn gọn giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” và văn bản “ Ý nghĩa văn chương”?
II. LUYỆN TẬP
Bài 1:
Vẽ sơ đồ tư duy về trình tự lập luận của văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”
Bài 2:
Sưu tầm một số tác phẩm ca ngợi phong cách sống giản dị, thanh cao của Bác
Bài 3: Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh đã nhận định nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Quan niệm của tác giả có đúng hay không? Em có nhận xét gì về cách dẫn vào nhận định này của tác giả?
Bài 4: Em hiểu như thế nào về ý kiến sau đây của Hoài Thanh:
“Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống.”
Bài 5: Hãy giải thích câu nói của Hoài Thanh: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.”?
Bài 6: Dựa vào văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ" và những hiểu biết của em về Bác, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu ghi lại cảm nhận của em về đức tính giản dị của Bác Hồ.
Bài 7: Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu trình bày suy nghĩ của em về vai trò, ý nghĩa của văn chương đối với cuộc sống con người.
ĐÁP ÁN ĐỀ 1:
Bài 1:
Bài 2: Gợi ý:
- Các tác phẩm thơ của Tố Hữu (Bác ơi), Trần Đăng Khoa (Em gặp Bác Hồ, Hà Nội có Bác)
- Các bài hát ca ngợi Bác Hồ
- Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người – Thanh Hoa
- Tiếng hát từ thành phố mang tên người – Trung Kiên
- Ca ngợi Hồ Chủ Tịch – Quang Thọ
- Dấu chân phía trước – Various Artists
- Người là niềm tin tất thắng – Thanh Thúy
Bài 3:
Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
Quan niệm tác giả Là quan niệm đúng, rất có lí nhưng không phải là duy nhất.
Có quan niệm khác: cái gốc của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha
“Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng” → văn chương phản ánh cuộc sống.
“Văn chương còn sáng tạo ra sự sống” → văn chương dựng ra những hình ảnh mới, đưa ra những ý tưởng hiện tại chưa có.
Bài 4:
“Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống” (“Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh). Khi viết những dòng này, hẳn nhà phê bình Hoài Thanh đang nhắc đến nhiệm vụ phản ánh sự sống và sáng tạo sự sống của văn chương. Đưa những cuộc đời thực, sự vật thực, hiện tượng thực lên trang viết, ấy là nhiệm vụ phản ánh sự sống của văn chương. Đời sống tình cảm gia đình, bạn bè, cô trò,… được thể hiện sinh động qua nhiều văn bản như “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài, “Cổng trường mở ra” của Lí Lan, “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Hình ảnh quê hương đất nước lại được hiện lên qua nhiều văn bản như “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, ca dao về quê hương đất nước,… ở khía cạnh này, văn chương như Ban-dắc từng nói, đó là “Người thư kí trung thành” của thời đại, của đất nước. Nhưng văn chương còn mang một sức mạnh kì diệu khác, đó là sáng tạo ra sự sống. Văn chương với sự tưởng tượng phong phú, đa dạng, vượt thời gian, không gian, vượt ra ngoài nhận thức của con người đưa độc giả đến với thế giới mà loài người chưa biết đến, chưa từng có trên cuộc đời này. Đó là thế giới phù thủy đầy phép thuật trong “Harry Potter” của J.Rowling, đó là thế giới tương lai trong “Đôrêmon” của một họa sĩ Nhật Bản,… Tất cả những điều đó chẳng những đã khiến con người nhìn bản thân mình trung thực, khách quan hơn mà còn bộc lộ những ước mơ đẹp đẽ, cháy bỏng của con người trong hành trình khám phá và chinh phục sự sống.
Bài 5: Tham khảo đáp án tại đây: Chứng minh ý kiến của Hoài Thanh: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có
Bài 6:
Nếp sống thanh cao và giản dị là một trong những vẻ đẹp cao cả, đáng quý trong phong cách của Hồ Chí Minh. Là lãnh tụ của cả một đất nước, một dân tộc nhưng Bác chẳng yêu cầu, ham muốn những thứ cao sang, bóng bẩy. Từ nơi ăn chốn ở, trang phục hay ăn uống, Bác đều thực hiện đơn sơ, đạm bạc và giản dị hết mức. Tuy Bác sống giản dị là vậy nhưng lại không hề kham khổ. Trái lại, cách sống giản dị, đạm bạc của Chu tịch Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng. Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó, lại càng không phải là “cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời”, mà là một cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Phong cách sống của Bác có nét gần gũi với các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,… - thanh cao từ trong tâm hồn đến thể xác.
Bài 7: Mời các bạn tham khảo đáp án tại đây: Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa văn chương đối với đời sống
ĐỀ LUYỆN TẬP NGỮ VĂN 7 SỐ 2
TRẮC NGHIỆM: ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
Câu 1: Bài viết “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả đã đề cập đến sự giản dị của Bác ở những phương diện nào?
A. Bữa ăn, công việc
B. Đồ dùng, căn nhà
C. Quan hệ với mọi người và trong lời nói, bài viết
D. Cả ba phương diện trên.
Đáp án: D
Câu 2: Phép lập luận nào được sử dụng chủ yếu trong bài văn?
A. Chứng minh
B. Bình giảng
C. Bình luận
D. Phân tích
Đáp án: A
Câu 3: Để làm sáng tỏ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã sử dụng các dẫn chứng như thế nào?
A. Những dẫn chứng chỉ có tác giả mới biết
B. Những dẫn chứng cụ thể, phong phú, toàn diện và xác thực
C. Những dẫn chứng đối lập với nhau
D. Những dẫn chứng lấy từ các sáng tác thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đáp án: B
Câu 4: Giản dị là một đức tính, một phẩm chất nổi bật và nhất quán trong lối sống, sinh hoạt, trong quan hệ với mọi người, trong công việc và cả trong lời nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều đó đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A
Câu 5: Viết về sự giản dị của Bác Hồ, tác giả đã dựa trên những cơ sở nào?
A. Nguồn cung cấp thông tin từ những người phục vụ của Bác
B. Sự tưởng tượng, hư cấu của tác giả
C. Sự hiểu biết tường tận kết hợp với tình cảm yêu kính chân thành, thân thiết của tác giả đối với đời sống hàng ngày và công việc của Bác Hồ.
D. Những buổi tác giả phỏng vấn Bác Hồ.
Đáp án: C
Câu 6: Dòng nào nói đúng nhất những nguyên nhân tạo nên sức thuyết phục của đoạn trích Đức tính giản dị của Bác Hồ?
A. Bằng dẫn chứng tiêu biểu.
B. Bằng lí lẽ hợp lí.
C. Bằng thái độ, tình cảm của tác giả.
D. Cả 3 nguyên nhân trên.
Đáp án: D
Câu 7: Từ việc trả lời những câu hỏi trên, em hãy cho biết: trong phép lập luận, chứng minh, người viết có được bày tỏ thái độ, tình cảm của mình đối với vấn đề được chứng minh hay không?
A. không
B. Có
Đáp án: B
Câu 8: Chứng cứ nào không được tác giả dùng để chứng minh sự giản dị trong bữa ăn của Bác Hồ?
A. Chỉ vài ba món giản đơn..
B. Bác thích ăn những món được nấu rất công phu.
C. Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.
D. ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất.
Đáp án: B
Câu 9: Trong bài viết, những câu văn có nội dung chính đánh giá, bình luận của tác giả thường xuất hiện ở vị trí nào?
A. Đầu mỗi luận cứ.
B. Sau các dẫn chứng.
C. Sau các dẫn chứng, kết thúc mỗi luận cứ.
D. Đầu mỗi đoạn văn.
Đáp án: C
Câu 10: Tính chất nào phù hợp với bài viết Đức tình giản dị của Bác Hồ ?
A. Tranh luận.
B. So sánh.
C. Ngợi ca.
D. Phê phán.
Đáp án: C
Câu 11: Người đọc , người nghe còn biết được sự giản dị của Bác Hồ thông qua chính những tác phẩm văn học do Người sáng tác. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A
Câu 12: Theo tác giả, sự giản dị trong đời sống vật chất của Bác Hồ bắt nguồn từ lí do nào?
A. Vì tất cả mọi người Việt Nam đều sống giản dị.
B. Vì đất nước ta còn quá nghèo nàn, thiếu thốn.
C. Vì Bác sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân.
D. Vì Bác muốn mọi người phải noi gương Bác.
Đáp án: C
Câu 13: Vì sao tác giả coi cuộc sống của Bác Hồ là cuộc sống thực sự văn minh?
A. Vì đó là cuộc sống đề cao vật chất.
B. Vì đó là cuộc sống đơn giản.
C. Vì đó là cách sống mà tất cả mọi người đều có
D. Vì đó là cuộc sống phong phú cao đẹp về tinh thần, tình cảm, không màng đến hưởng thụ vật chất, không vì riêng mình.
Đáp án: D
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các em Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Ngữ văn 7 - số 9. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn: Toán lớp 7, Vật Lý lớp 7... và các Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.
Tham khảo thêm:
Môn Toán:
- Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Toán lớp 7 - số 1
- Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Toán lớp 7 - số 2
- Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Toán lớp 7 - số 3
- Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Toán lớp 7 - số 4
- Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Toán lớp 7 - số 5
- Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Toán lớp 7 - số 6
- Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Toán lớp 7 - số 7 (từ 23/3 đến 28/3)
- Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Toán lớp 7 - số 8 (từ 30/3 đến 04/4)
- Bài ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Toán lớp 7
Môn Văn:
- Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Ngữ văn 7 - số 1
- Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Ngữ văn 7 - số 2
- Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Ngữ văn 7 - số 3
- Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Ngữ văn 7 - số 4
- Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Ngữ văn 7 - số 5
- Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Ngữ văn 7 - số 6
- Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Ngữ văn 7 - số 7 (từ 23/3 - 28/3)
- Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Ngữ văn 7 - số 8 (từ 30/3 - 04/4)
- Bài ôn tập ở nhà nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Ngữ văn 7
Môn tiếng Anh:
- Bài ôn tập ở nhà nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Tiếng Anh lớp 7 mới
- Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Anh lớp 7- số 1
- Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Anh lớp 7- số 2
- Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Anh lớp 7- số 3
- Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Anh lớp 7- số 4
- Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Anh lớp 7- số 5
- Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Anh lớp 7- số 6
- Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Anh lớp 7- số 7
- Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Anh lớp 7 - số 8 (từ 30/3 đến 04/4)