Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa ngắn gọn

Soạn Văn 9: Lặng lẽ Sa Pa do Nguyễn Thành Long sáng tác dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn. Bài soạn văn Lặng lẽ Sa Pa này là tài liệu tham khảo giúp các bạn hiểu rõ hơn về sự thay đổi trong cái nhìn về Sa Pa mà còn là sự thay đổi trong quan niệm của một nghệ sĩ về cuộc sống, về cái đẹp giúp các bạn học sinh chuẩn bị tốt kiến thức để học tốt môn Ngữ văn lớp 9 một cách dễ dàng nhất.

Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa ngắn gọn mẫu 1

Câu 1:

Nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Tác phẩm này, theo lời tác giả, là “một bức chân dung”. Đó là bức chân dung của anh thanh niên làm việc trên vùng cao này, quanh năm ngày tháng chỉ có một mình, hiện ra trong cái nhìn của ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ.

Câu 2:

Anh thanh niên trong truyện:

- Hoàn cảnh nhân vật xuất hiện: cuộc gặp gỡ rồi lên thăm chốc lát nơi ở và làm việc của anh thanh niên với bác lái xe và hai hành khách trên xe. Do mới lên nhận công tác, “thèm người quá” nên anh kiếm cớ để xe dừng lại. Anh xuất hiện khi thấy có xe chở khách đến.

- Quan hệ với các nhân vật khác:

Anh là người mến khách (vui mừng, cảm động khi có khách đến thăm).

Là người sống chu đáo, biết quan tâm đến mọi người (hái hoa tặng khách, chuẩn bị trứng luộc cho khách ăn trưa trên xe,...), ân cần, chu đáo với bác lái xe (gửi tam thất cho vợ bác).

Là người say mê công việc, có tinh thần trách nhiệm cao.

Là người có nếp sống khoa học, ngăn nắp: căn phòng làm việc của anh sắp đặt rất gọn gàng đâu vào đấy.

Là người có tâm hồn cao đẹp: ở một mình song anh vẫn trồng hoa thược dược, lay ơn đủ màu, vườn hoa ấy tươi đẹp như tâm hồn anh vậy.

Là người khiêm tốn, giản dị: anh nói rất ít về mình, để dành thời gian nói chuyện với mọi người, từ chối khi ông họa sĩ có ý định vẽ về anh, anh cho rằng có người khác còn xứng đáng hơn anh.

Câu 3:

Ông họa sĩ là một nghệ sĩ chân chính, tình yêu nghệ thuật cháy bỏng.

Ông là một người có nhân cách đẹp: Bằng trái tim của người yêu nghệ thuật và khát khao được sáng tạo, cống hiến đã thúc giục ông phải vẽ.

Ông họa sĩ có đời sống nội tâm phong phú: Ông suy nghĩ về nghệ thuật với sức mạnh và sự bất lực “có sẵn mà chưa rõ hay chưa đúng” về mảnh đất và con người Sa Pa, nơi mà ông đến để “nghỉ ngơi trong giai đoạn cuối đời”.

Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa ngắn gọn mẫu 2

1. Khái quát về tác giả Nguyễn Thành Long

Nguyễn Thành Long (1925-1991) còn có một số bút danh khác như Lưu Quỳnh, Phan Minh Thảo. Quê quán tại huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam.

Các tác phẩm tiêu biểu: “Bát cơm Cụ Hồ”, “Giữa trong xanh”, “Gió bấc gió nồm”…

Phong cách sáng tác: Ông là một cây bút chuyên viết về truyện ngắn và kí. Đặc sắc trong truyện ngắn của ông là luôn tạo ra những hình tượng đẹp đẽ, ngôn ngữ rất giàu chất thơ trong trẻo và nhẹ nhàng.

2. Hoàn cảnh sáng tác Lặng lẽ Sa Pa

Lặng lẽ Sa Pa được viết năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả Nguyễn Thành Long, in trong tập “Giữa trong xanh”.

3. Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa

Truyện kể về cuộc gặp gỡ tình cờ của anh thanh niên, ông họa sĩ, cô kĩ sư và bác lái xe tại trạm khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn, trong vòng chưa đầy nửa tiếng. Ông họa sĩ và cô kĩ sư lên thăm nơi ở và làm việc của anh thanh niên. Anh bộc bạch về công việc và cuộc sống của mình. Họa sĩ đã kịp ghi lại kí họa chân dung về anh. Anh đã làm cô kĩ sư và ông họa sĩ sống dậy những khát vọng cống hiến. Họ đã chia tay trong tình cảm lưu luyến, xúc động.

4. Giá trị nội dung và nghệ thuật Lặng lẽ Sa Pa

Nội dung: Truyện ngắn khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động thầm lặng cống hiến cho đời mà tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi cao. Qua đó ngợi ca vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng nhưng quan trọng vô cùng.

Nghệ thuật: Tác phẩm thành công trong việc xây dựng tình huống, miêu tả nhân vật từ nhiều điểm nhìn tạo tính khách quan, kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và trữ tình.

Soạn Văn Lặng lẽ Sa Pa mẫu 3

Tóm tắt:

Trên chuyến xe từ Hà Nội lên Lào Cai, ông họa sĩ già, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ tình cờ quen nhau. Bác lái xe đã giới thiệu cho ông họa sĩ và cô kĩ sư làm quen với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Anh thanh niên mời ông họa sĩ và cô gái lên thăm nơi ở và làm việc của mình. Ở đây, người họa sĩ già và cô kĩ sư đã nhận ra vẻ đẹp những người lao động thầm lặng trên cái nền lặng lẽ của Sa Pa. Ông họa sĩ luôn đi tìm hình ảnh lí tưởng cho bức tranh của mình chỉ kịp phác thảo những đường nét cơ bản chân dung anh thanh niên.

Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu...cô độc nhất thế gian): Anh thanh niên qua lời kể của bác lái xe.

- Phần 2 (tiếp...có vật gì như thế): Cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa anh thanh niên, bác hoạ sĩ và cô kỹ sư.

- Phần 3 (còn lại): Cuộc chia tay giữa ba nhân vật.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 189 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

- Cốt truyện đơn giản. Chỉ là cuộc hội ngộ giữa bốn người: Ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư mới tốt nghiệp, bác lái xe và anh thanh niên làm khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn.

- Tình huống truyện: Giản dị, nhẹ nhàng, lặng lẽ.

- Bức chân dung: Tác phẩm là bức chân dung về anh thanh niên, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của bác lái xe, ông họa sĩ và cô kĩ sư trẻ.

Câu 2 (trang 189 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Hình ảnh anh thanh niên:

- Người say mê công việc, tinh thần trách nhiệm cao:

+ Sống một mình trên đỉnh núi cao suốt bốn năm trời, “người cô độc nhất thế gian”.

+ Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác nhưng anh vẫn luôn nghiêm túc, đúng giờ.

- Nếp sống khoa học, ngăn nắp: Căn phòng làm việc của anh sắp đặt gọn gàng.

- Có tâm hồn đẹp: Ở một mình song anh vẫn trồng hoa, niềm vui đọc sách.

- Cởi mở, chu đáo với mọi người: Tặng hoa cho cô kĩ sư, tặng trứng cho ông họa sĩ, tặng tam thất cho bác lái xe, nói năng cởi mở và chân thành.

- Khiêm tốn giản dị: Anh nói ít về mình, để dành thời gian nói chuyện với mọi người, từ chối khi ông họa sĩ có ý định vẽ mình.

Câu 3 (trang 189 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Nhân vật ông họa sĩ:

- Người nghệ sĩ giàu kinh nghiệm và tinh tế: Nhận ra Sa Pa mặc dù mới lên lần đầu và không ai giới thiệu, vô cùng tinh tế.

- Say mê nghề: Xông xáo đi thực tế để tìm cảm hứng cho sáng tạo nghệ thuật.

- Có trực giác nhạy bén: Tình cờ gặp anh thanh niên đã cảm nhận được vẻ đẹp của người con trai ấy. Thay đổi suy nghĩ và quan niệm khi tiếp xúc với anh thanh niên.

Câu 4 (trang 189 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

- Chất trữ tình của tác phẩm thể hiện ở những đoạn tả cảnh Sa Pa và giọng văn của tác giả “Nắng bây giờ đã...như một bó đuốc lớn”.

- Tác dụng: Làm cho câu chuyện mượt mà, đậm chất thơ, như những tác phẩm hội họa lung linh kì ảo.

Câu 5 (trang 189 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Chủ đề truyện:

Truyện Lặng lẽ Sa Pa ca ngợi những con người hằng ngày âm thầm cống hiến hết mình cho Tổ quốc, nổi bật lên hình ảnh anh thanh niên tự giác vượt mọi khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ và sống đẹp, đem lại niềm vui cho mọi người.

Luyện tập

(trang 190 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Phát biểu cảm nghĩ ...

Ông họa sĩ là người khát khao cống hiến, khát khao sáng tác. Luôn tìm kiếm vẻ đẹp trong cuộc sống để đưa vào nghệ thuật “họa sĩ đã bắt gặp một điều mà thật ra ông vẫn ao ước được biết. Ôi, một nét thôi cũng đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đã là giá trị một chuyến đi dài”. Xúc động, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn con người đặc biệt là vẻ đẹp của anh thanh niên: “Chao ôi! Bắt gặp một con người như anh ta là cơ hội hãn hữu cho sáng tác”. Ông thấy anh thật đáng yêu nhưng anh làm cho “ông nhọc lòng quá với những điều ta suy nghĩ về anh và những điều anh suy nghĩ”. Những cảm xúc và suy nghĩ của ông họa sĩ về anh thanh niên và về những điều khác nữa được gợi lên từ câu chuyện của anh đã làm cho chân dung nhân vật chính trở nên sáng đẹp, chứa đựng những chiều sâu tư tưởng.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Dưới đây là bài soạn Lặng lẽ Sa Pa bản đầy đủ nếu bạn muốn xem hãy kích vào đây Soạn văn 9: Lặng lẽ Sa Pa

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 1 lớp 9 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 9 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Sách mới

    Xem thêm