Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập Tết lớp 4 môn Tiếng Việt có đáp án

Bài tập Tết lớp 4 môn Tiếng Việt

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 4 để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 4.

Bài tập Tết lớp 4 môn Tiếng Việt có đáp án được soạn gồm phần đề thi đủ 4 nội dung: đọc hiểu, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn và đáp án chi tiết, bám sát chương trình học của môn Tiếng Việt lớp 4. Nhằm giúp các em ôn luyện ở nhà trong thời gian nghỉ dịch Tết.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Bài tập Tết lớp 4 môn Tiếng Việt có đáp án

PHẦN 1. ĐỌC HIỂU

Ruộng bậc thang ở Sa Pa

Bài tập Tết lớp 4 môn Tiếng Việt có đáp án

Đến Sa Pa vào mùa lúa chín, khách du lịch có dịp ngắm nhìn vẻ đẹp rực rỡ của những khu ruộng bậc thang. Nhìn từ xa, chúng giống như những bậc thang khổng lồ.
Từng bậc, từng bậc như con đường nối liền mặt đất với bầu trời. Khắp nơi, là một màu vàng trải dài bất tận. Đâu đâu cũng là mùi hương lúa ngọt ngào.

Những khu ruộng bậc thang ở Sa Pa đã có từ hàng trăm năm nay. Chúng được tạo nên bởi đôi bàn tay chăm chỉ, cần mẫn của những người H’mông, Dao, Hà Nhì sống ở nơi đây.

(theo vinhphuctv.vn)

Câu 1. Em hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

1. Bài văn trên nhắc đến địa danh nào của nước ta:

A. Sa Pa

B. Hà Giang

C. Mũi Né

2. Bài văn trên miêu tả ruộng bậc thang vào thời điểm nào?

A. Lúc vừa cấy lúa

B. Vào mùa lúa chín

C. Lúc vừa gặt xong

3. Những khu ruộng bậc thang ở Sa Pa đã có cách đây bao lâu?

A. Hàng trăm năm

B. Hàng chục năm

C. Hàng nghìn năm

4. Đâu không phải là tên dân tộc đang sống ở Sa Pa?

A. H’mông

B. Hà Nhì

C. Xơ Đăng

5. Trong bài văn trên có xuất hiện bao nhiêu từ láy? Đó là những từ nào?

A. 5 từ

B. 6 từ

C. 7 từ

(Đó là ….………………………………………………………………………………………………………………………………)

6. Trong bài văn trên có sử dụng bao nhiêu hình ảnh so sánh? Liệt kê.

A. 1

B. 2

C. 3

(Đó là ….………………………………………………………………………………………………………………………………)

Câu 2. Trả lời câu hỏi

1. Khi vào mùa lúa chín, khu ruộng bậc thang có gì đặc biệt?

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

2. Nhờ đâu mà suốt hàng trăm năm nay, ruộng bậc thang vẫn được duy trì và phát triển tốt ở Sa Pa?

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

3. Ngoài Sa Pa, nước ta còn có rất nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn khác. Em hãy kể tên một vài địa điểm du lịch mà mình biết.

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

PHẦN 2. VIẾT

Câu 1. Chính tả

1. Nghe - viết

Trưa mùa hè, nắng vàng như mật ong trải nhẹ trên khắp các đồng cỏ. Những con sơn ca nhảy nhót trên sườn đồi. Chúng bay lên cao và cất tiếng hót. Tiếng hót lúc trầm, lúc bổng, lảnh lót vang mãi đi xa.

2. Bài tập

a. Điền vào chỗ trống r, d hoặc gi

Vào __ữa trưa, khi mọi người đều đã đi ngủ. Tú và Vĩnh __ủ nhau ra bờ sông hóng gió. __ưới bóng mát của cây bàng cao lớn, hai đứa nằm ngả ra trên bãi cỏ. Đôi mắt lim dim tận hưởng từng cơn __ó mát __ượi thổi từ __ưới sông lên. Thật là thích thú.

b. Đặt trên các chữ in nghiêng dấu hỏi hoặc dấu ngã

Đa sang tháng tám. Trời trong xanh. Nhưng day núi dài một màu xanh biếc. Nước chay róc rách trong khe núi. Đàn bò đi ra đồi ăn cỏ, con vàng, con đen. Trên đồi, người dân đang cuốc đất, chuân bị trồng đậu tương.

c. Gạch chân dưới tiếng em chọn trong ngoặc đơn để hoàn thành đoạn thơ sau:

Hôm qua còn (lấm tấm/nấm tấm)
Chen lẫn lá (màu xanh/mầu xanh)
Sáng nay (sừng/bừng) lửa thẫm
(Hừng hực/rừng rực) cháy trên cành.

Câu 2. Luyện từ và câu

1. Cho đoạn văn sau:

Thân cây liễu tuy không to nhưng dẻo dai. Cành liễu mềm mại, có thể chuyển động theo chiều gió. Vì vậy, cây không dễ bị gãy. Liễu còn là loài cây dễ trồng. Chỉ cần cắm cành xuống đất, nó có thể nhanh chóng mọc lên thành cây non.

a. Tìm các câu kể Ai thế nào? có trong đoạn văn trên.

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

b. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu em vừa tìm được ở câu a.

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

c. Các vị ngữ em vừa tìm được biểu thị nội dung gì? Chúng do những từ ngữ như thế nào tạo thành.

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

2. Em hãy tìm 5 từ:

a. Miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật.

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

b. Miêu tả vẻ đẹp của con người.

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

Câu 3. Tập làm văn

Em hãy viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu miêu tả cảnh đẹp của một cảnh đẹp thiên nhiên mà mình yêu thích. Trong đó, có sử dụng ít nhất một câu văn viết theo kiểu câu Ai thế nào?

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

Hướng dẫn giải:

Phần 1. Đọc hiểu

Câu 1.

1. A

2. B

3. A

4. C

5. A (rực rỡ, đâu đâu, ngọt ngào, chăm chỉ, cần mẫn)

6. A (nhìn từ xa, chúng giống như những bậc thang khổng lồ)

Câu 2.

1. Khi vào mùa lúa chín, khu ruộng bậc thang có màu vàng trải dài bất tận, đâu đâu cũng ngọt ngào hương lúa.

2. Nhờ những đôi bàn tay chăm chỉ, cần mẫn của những người H’mông, Dao, Hà Nhì… sống ở Sa Pa.

3. Gợi ý: Hà Giang, Hoa Lư (Ninh Bình), Vịnh Hạ Long, Cố Đô Huế, Đà Nẵng, Phố cổ Hội An, Mũi Né - Phan Thiết, Đà Nẵng, Đà Lạt, Phú Quốc, Cát Bà…

Phần 2. Viết

Câu 1. Chính tả

1. Nghe - viết

- Yêu cầu:

  • HS viết đủ, đúng, chính xác các tiếng trong đoạn văn
  • Tốc độ viết nhanh, kịp theo lời đọc
  • Chữ viết đẹp, đều, đúng nét, đúng ô li
  • Trình bày sạch sẽ, gọn gàng

2. Bài tập

a.

Vào giữa trưa, khi mọi người đều đã đi ngủ. Tú và Vĩnh rủ nhau ra bờ sông hóng gió. Dưới bóng mát của cây bàng cao lớn, hai đứa nằm ngả ra trên bãi cỏ. Đôi mắt lim dim tận hưởng từng cơn gió mát rượi thổi từ dưới sông lên. Thật là thích thú.

b.

Đã sang tháng tám. Trời trong xanh. Những dãy núi dài một màu xanh biếc. Nước chảy róc rách trong khe núi. Đàn bò đi ra đồi ăn cỏ, con vàng, con đen. Trên đồi, người dân đang cuốc đất, chuẩn bị trồng đậu tương.

c.

Hôm qua còn (lấm tấm/nấm tấm)
Chen lẫn lá (màu xanh/mầu xanh)
Sáng nay (sừng/bừng) lửa thẫm
(Hừng hực/rừng rực) cháy trên cành.

Câu 2. Luyện từ và câu

1.

a.

Thân cây liễu tuy không to nhưng dẻo dai.

Cành liễu mềm mại, có thể chuyển động theo chiều gió.

Liễu còn là loài cây dễ trồng.

b.

Câu

Chủ ngữ

Vị ngữ

Thân cây liễu tuy không to nhưng dẻo dai.

Thân cây liễu

không to nhưng dẻo dai

Cành liễu mềm mại, có thể chuyển động theo chiều gió.

Cành liễu

mềm mại, có thể chuyển động theo chiều gió

Liễu còn là loài cây dễ trồng.

Liễu

còn là loài cây dễ trồng.

c.

Các vị ngữ em vừa tìm được biểu thị đặc điểm của cây liễu và cành liễu.

Chúng do các tính từ chỉ đặc điểm tạo thành.

2.

Gợi ý:

a. Miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật: cao lớn, hùng vĩ, tươi đẹp, sáng ngời, rực rỡ…

b. Miêu tả vẻ đẹp của con người: xinh đẹp, duyên dáng, hấp dẫn, gợi cảm, đẹp đẽ…

Câu 3. Tập làm văn

Bài tham khảo:

Phía Đông thành phố em sống là một bãi biển xinh đẹp vô cùng. Trên bở, là bãi cát trắn mịn. Ven bờ là hàng dừa cao vút, xanh mướt. Dưới biển là làn nước trong xanh, mát rượi. Thỉnh thoảng, những con sóng nghịch ngợm kéo nhau xô vào bờ, gợi lên từng mảng trắng xóa. Rồi khi về lại biển, chúng sẽ vô tình mà để quên những chiếc vỏ sò xinh xắn nhiều màu sắc. Mỗi cuối tuần, em sẽ ra bờ biển, ngồi dưới gốc cây dừa để thả hồn mình vào làn gió biển. Những lúc ấy, cảm giác dường như bao muộn phiền đều trôi đi hết cả.

--------------------------------------------------------------------------------------

Ngoài tài liệu Bài tập Tết lớp 4 môn Tiếng Việt có đáp án trên, chúng tôi còn biên soạn và sưu tầm nhiều đề thi giữa kì 1 lớp 4, đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi giữa kì 2 lớp 4đề thi học kì 2 lớp 4 tất cả các môn. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.

Đánh giá bài viết
16 4.389
Sắp xếp theo

    Tiếng Việt lớp 4

    Xem thêm