Phiếu bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 5 Số 1
Phiếu bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 5 Số 1 có đáp án, bao gồm các dạng bài tập có trong chương trình học Tiếng Việt lớp 5 Sách mới cho các em học sinh tham khảo, ôn tập trong Tết. Phiếu bài tập Tết này có file Word, PDF và có thể tải về chỉnh sửa được. Mời các bạn cùng tham khảo cho con em của mình luyện tập để không bị quên kiến thức.
Phiếu bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 5 Số 1 có đáp án
Phiếu bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 5
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng
Học sinh chọn đọc một đoạn trong các bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt 5 tập 1 và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.
II. Đọc thầm văn bản sau:
Sự sẻ chia bình dị
Minh tuy là người ít nói nhưng cậu luôn sẵn lòng, giúp đỡ mọi người. Hôm qua, Hạnh – bạn của Minh – vì đi vội nên đã không mang theo bữa trưa. Thấy vậy, Minh liền chia sẻ bữa ăn của mình cho bạn. Minh nói: “Hạnh ơi! Cậu ăn trưa cùng tớ nhé!”. Hạnh nghe vậy cảm động nhưng lại sợ nếu mình ăn thì Minh sẽ đói. Minh thấy Hạnh chần chừ liền bảo: “Tớ mang nhiều cơm và đồ ăn ngon lắm. Cậu ăm cùng tớ cho vui và còn có sức cho giờ học buổi chiều nữa.”.
Thế là, hai bạn cùng nhau ăn hết hộp cơm thật ngon lành. Từ sau hôm đó, Hạnh càng yêu quý Minh hơn, luôn lắng nghe và sẵn sàng giúp đỡ khi Minh cần. Nhờ sự quan tâm, sẻ chia mà tình bạn của Hạnh và Minh ngày càng thân thiết.
Theo Hồng Thư
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Trong bài đọc, Minh là người như thế nào?
A. Ít nói, hay giúp đỡ mọi người.
B. Ít nói và rất nhút nhát.
C. Hiền lành, biết quan tâm và sẻ chia.
D. Hoạt bát và hòa đồng.
Câu 2. Minh đã làm gì khi biết Hạnh không mang theo bữa trưa?
A. Mời bạn ăn cơm cùng mình.
B. Gọi thêm món ăn cho bạn.
C. Nhường bữa trưa của mình cho Hạnh.
D. Mua bánh mì và sữa cho Hạnh.
Câu 3. Qua bài đọc trên, em rút ra được bài học gì?
A. Cần hòa đồng với mọi người xung quanh.
B. Cần nói chuyện nhiều hơn, biết lắng nghe nhiều hơn.
C. Biết quan tâm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
D. Biết cảm thông và chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.
Câu 4. Thêm dấu gạch ngang vào những vị trí phù hợp trong mỗi câu văn sau rồi viết lại vào chỗ trống
a. Mỗi năm, vịnh Hạ Long một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam đón hàng triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế.
b. Thánh địa Mỹ Sơn di tích lịch sử nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam được phát hiện vào năm 1885 và được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới vào năm 1999.
Câu 5. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Mai về miền Nam, thương trào nước mắt.
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác.
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây.
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
a. Từ “muốn” được lặp lại mấy lần?
b. Nêu tác dụng của việc lặp lại từ “muốn”?
Câu 6. Em hãy sử dụng cặp kết từ phù hợp để viết lại câu văn sau”
Nhà xa, Thanh luôn đi học sớm hơn các bạn.
Câu 7. Tìm đại từ trong đoạn hội thoại sau, nói rõ từng đại từ thay thế cho từ ngữ nào:
Trong giờ ra chơi, Nam hỏi Bắc:
(1) – Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn Tiếng Anh?
(2) – Tớ được 10 điểm, còn cậu được mấy điểm? – Bắc nói.
(3) – Tớ cũng thế.
B. Kiểm tra viết
Đề bài: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ ca ngợi tình cảm gia đình
….………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………
Đáp án Phiếu bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 5
II. Đọc thầm văn bản sau:
Câu 1. Đáp án A.
Câu 2. Đáp án A.
Câu 3. Đáp án C.
Câu 4.
a. Mỗi năm, vịnh Hạ Long - một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam đón hàng triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế.
b. Thánh địa Mỹ Sơn - di tích lịch sử nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam được phát hiện vào năm 1885 và được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999.
Câu 5.
a. Từ “muốn” được lặp lại: 3 lần
b. Nêu tác dụng của việc lặp lại từ “muốn”: nhấn mạnh khát vọng đền đáp công ơn trời biển của Bác Hồ.
Câu 6.
Vì nhà xa nên Thanh luôn đi học sớm hơn các bạn.
Câu 7. Các đại từ là:
– Câu 1: từ “bạn” thay thế cho từ “Bắc”.
– Câu 2: “tớ” thay thế cho “Bắc”, “cậu” thay thế cho “Nam”.
– Câu 3: “tớ” thay thế cho “Nam”, “thế” thay thế cụm từ “được 10 điểm”.
B. Kiểm tra viết
Tình cảm, cảm xúc về một bài thơ ca ngợi tình cảm gia đình - Mẫu 1
“Quả ngọt cuối mùa” của Đặng Thanh An là một bài thơ về tình cảm bà cháu vô cùng xúc động mà em đặc biệt yêu thích. Trong bài thơ, hình dáng người bà hiện lên qua các hành động dịu dàng, ân cần dành cho con cháu của mình. Bà đã cao tuổi, nhưng vẫn cố gắng chăm sóc cho cây cam ra hoa, kết quả. Rồi ngày ngày bảo vệ cho những trái cam chín mọng an toàn khỏi bầy chim, sau đó tặng cho con cháu của mình. Tình yêu thương của người bà ngọt ngào, ấm áp như những chùm cam chín, thơm thảo lòng bao dung. Bà chắt chiu từng chút một tình yêu thương đó, gom lại trong những quả cam ngọt lành. Với nhiều người, đó có thể chỉ là những trái cam bình thường, nhưng với bà, đó là tất cả những gì mà bà có thể làm ra và đem cho con cháu của mình. Tất cả những hành động, suy nghĩ ấy của người bà trong bài thơ khiến em vô cùng xúc động, yêu mến và trân quý. Tình cảm bà cháu cũng bởi vậy mà hiện lên thiêng liêng, ấm áp vô cùng.
Tình cảm, cảm xúc về một bài thơ ca ngợi tình cảm gia đình - Mẫu 2
Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Tác giả đã xây dựng những cuộc trò chuyện vô cùng thú vị, hấp dẫn. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Niềm hạnh phúc của em là được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Từ đó, chúng ta đã hiểu hơn về tình cảm mẫu tử đẹp đẽ.
Mời các bạn tải về để lấy Phiếu bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 5 Số 1.