Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập Tết lớp 3 môn Tiếng Việt có đáp án

Bài tập Tết lớp 3 môn Tiếng Việt

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 3 để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 3.

Bài tập Tết lớp 3 môn Tiếng Việt có đáp án được soạn gồm phần đề thi đủ 4 nội dung: đọc hiểu, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn và đáp án chi tiết, bám sát chương trình học của môn Tiếng Việt lớp 3. Nhằm giúp các em ôn luyện ở nhà trong thời gian nghỉ dịch Tết.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Bài tập Tết lớp 3 môn Tiếng Việt có đáp án

PHẦN 1. ĐỌC HIỂU

Du lịch biển Việt Nam

Biển nước ta nơi đâu cũng đẹp. Thanh Hóa, Đà Nẵng, Khánh Hòa… đều có những bãi biển nổi tiếng, được du khách yêu thích. Nhưng suốt chiều dài đất nước cũng có nhiều bãi biển còn hoang sơ, chưa được nhiều người biết đến và khai thác.

Khi đến với biển, bạn sẽ được thỏa sức bơi lội, nô đùa cùng sóng biển, nhặt các vỏ sò xinh xắn, xây những lâu đài cát. Nếu đến Mũi Né, bạn sẽ được ngắm nhìn những đồi cát mênh mông. Những cơn gió thổi cát bay khắp nơi, khiến cho hình dạng các đồi cát luôn thay đổi. Ở đây, trò chơi mà em thích nhất chính là trượt cát.

Biển là món quà kì diệu mà thiên nhiên đã ban tặng cho nước ta.

(Cẩm Anh)

Câu 1. Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

1. Bài văn trên nói đến loại địa hình nào của nước ta?

A. Biển

B. Đồi núi

C. Đồng bằng

2. Bài văn đã không nhắc đến bãi biển nổi tiếng ở tỉnh thành nào?

A. Thanh Hóa

B. Đà Nẵng

C. Hải Phòng

3. Theo bài viết, vì sao hình dáng các đồi cát luôn thay đổi?

A. Do mỗi ngày, các công nhân sẽ đến tạo hình lại cho các đồi cát

B. Do những cơn gió thổi cát bay đi khắp nơi

C. Do các đồi cát nghịch ngợm, tự mình thay đổi hình dáng

4. Những đồi cát thú vị trong bài văn nằm ở đâu?

A. Khánh Hòa

B. Mũi Né

C. Đà Nẵng

Câu 2. Trả lời câu hỏi

1. Theo em, khi đến biển, chúng ta có thể làm những gì?

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

2. Theo em, vì sao hiện nay vẫn có một số bãi biển hoang sơ, chưa nhiều người biết đến?

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

3. Em hãy kể tên những bãi biển của nước ta mà em biết hoặc đã từng đến đó.

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

PHẦN 2. VIẾT

Câu 1. Chính tả

1. Nghe - viết

Biển nước ta nơi đâu cũng đẹp. Thanh Hóa, Đà Nẵng, Khánh Hòa… đều có những bãi biển nổi tiếng, được du khách yêu thích. Khi đến với biển, bạn sẽ được thỏa sức bơi lội, nô đùa cùng sóng biển, nhặt các vỏ sò xinh xắn, xây những lâu đài cát.

Biển là món quà kì diệu mà thiên nhiên đã ban tặng cho nước ta.

2. Bài tập

a. Gạch chân dưới các tên riêng đã viết sai chính tả trong đoạn văn dưới đây rồi viết lại cho đúng:

Chủ tịch hồ Chí minh có tên lúc nhỏ là Nguyễn sinh cung. Tên khi đi học là nguyễn tất Thành. Trong nhiều năm hoạt động cách mạng người lấy tên là Nguyễn ái Quốc. Bác sinh ngày 19/5/1890 ở làng Kim liên, xã nam liên (nay là xã Kim Liên), huyện nam đàn, tỉnh Nghệ An.

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

b. Điền tr hoặc ch vào chỗ trống:

Dưới gốc bụi __e đầu làng có một tổ __im sẻ nhỏ. Nhìn qua thì __úng hãy còn bé lắm. Mới chỉ lớn như chén rượu tí xíu của bố. Khi nghe tiếng động lạ của lũ __ẻ tò mò, mấy cái đầu nhỏ khẽ quơ qua quơ lại, như để tìm nơi phát ra âm thanh. __ông đáng yêu đến lạ kì.

c. Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên các chữ được in nghiêng. Giải câu đố:

Nghi hè trường lớp vắng teo
Nhớ bạn đành ngu chẳng theo được về.
Khai trường thì lại vui ghê
Mới bừng tinh dậy theo nghề như xưa.
Tiếng vang như sấm sớm trưa
Nhắc khi học tập nắng mưa chuyên cần.

(Là cái gì?)

Câu 2. Luyện từ và câu

1. Em hãy tìm 5 từ chỉ hoạt động của trí thức. Chọn 1 trong các từ vừa tìm được để đặt câu.

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

2. Cho các từ sau: bác sĩ, giáo viên, công nhân, kĩ sư, đầu bếp, nhà khoa học, y tá, cứu hỏa.

a. Em hãy tìm ra các từ chỉ nghề lao động trí óc trong các từ trên.

….……………………………………………………………………………………………………………

b. Em hãy tìm các hoạt động trí óc tương ứng với các nghề lao động trí óc tìm được ở câu a.

M: Bác sĩ - khám bệnh, chữa bệnh.

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

3. Điền dấu phẩy thích hợp vào các câu sau:

a. Mùa đông bầu trời trở nên xám xịt như là lúc nào cũng có thể đổ mưa xuống.

b. Chủ nhật Hà rủ Linh Tuấn và Công cùng nhau đi xem xiếc thú tại rạp xiếc thành phố.

c. Chỉ vài ngày nữa thôi Tết sẽ về trên từng ngóc ngách từng con phố của thủ đô yêu dấu.

d. Vào mùa hạ vườn nhãn lồng của bà sẽ cho ra không biết bao nhiêu là trái chín thơm lừng.

4. Cho đoạn thơ sau:

Sao Mai chờn vờn ngang mặt
Hàng xoan mờ hút xa xăm
Trâu quên đôi sừng lấm đất
Tưởng mình đang lên cung trăng.

(trích Trong sương sớm - Trần Đăng Khoa)

Trong đoạn thơ trên, sự vật nào đã được nhân hóa? Nó đã được nhân hóa bằng cách nào.

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

5. Em hãy gạch chân dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ở đâu? của các câu trong đoạn văn sau:

Phía cuối làng, là cánh đồng lúa rộng mênh mông mỏi cánh cò bay. Thỉnh thoảng những cơn gió lướt ngang qua đem biết bao là hương đồng gió nội vào từng ngôi nhà ở trong xóm. Mùi hương ấy, đánh thức bác nông dân tỉnh dậy, ra ruộng thăm lúa mới. Những cây lúa non xanh mơn mởn, rung rinh dưới ánh mặt trời vàng óng ánh, chẳng khác gì những viên ngọc quý của tiên nữ nào vừa đánh rơi dưới trần gian.

Câu 3. Tập làm văn

Em hãy viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể về một người lao động trí óc mà em biết.

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Phần 1. Đọc hiểu

Câu 1.

1. A

2. C

3. B

4. B

Câu 2.

1. Khi đến biển, chúng ta có thể thỏa sức bơi lội, nô đùa cùng sóng biển, nhặt các vỏ sò xinh xắn, xây những lâu đài cát.

2. Đến nay vẫn có một số bãi biển hoang sơ, chưa được nhiều người biết đến, vì bãi biển đó nằm ở vị trí khó di chuyển đến, khó khai thác. Đồng thời khu vực đó có nhiều loài động vật, thực vật quý cần bảo tồn.

3. Gợi ý: Cát Bà, Đồ Sơn, Vân Đồn, Bãi Cháy, Sầm Sơn, Cửa Lò, Đá Nhảy, Thuận An, Vũng Tàu, Cần Giờ…

Phần 2. Viết

Câu 1. Chính tả

1. Nghe - viết

- Yêu cầu:

  • HS viết đủ, đúng, chính xác các tiếng trong đoạn văn
  • Tốc độ viết nhanh, kịp theo lời đọc
  • Chữ viết đẹp, đều, đúng nét, đúng ô li
  • Trình bày sạch sẽ, gọn gàng

2. Bài tập

a.

Chủ tịch hồ Chí minh có tên lúc nhỏ là Nguyễn sinh cung. Tên khi đi học là nguyễn tất Thành. Trong nhiều năm hoạt động cách mạng người lấy tên là Nguyễn ái Quốc. Bác sinh ngày 19/5/1890 ở làng Kim liên, xã nam liên (nay là xã Kim Liên), huyện nam đàn, tỉnh Nghệ An.

→ Sửa lại: Hồ Chí Minh, Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Kim Liên, Nam Liên, Nam Đàn.

b.

Dưới gốc bụi tre đầu làng có một tổ chim sẻ nhỏ. Nhìn qua thì chúng hãy còn bé lắm. Mới chỉ lớn như chén rượu tí xíu của bố. Khi nghe tiếng động lạ của lũ trẻ tò mò, mấy cái đầu nhỏ khẽ quơ qua quơ lại, như để tìm nơi phát ra âm thanh. Trông đáng yêu đến lạ kì.

c.

Nghỉ hè trường lớp vắng teo
Nhớ bạn đành ngủ chẳng theo được về.
Khai trường thì lại vui ghê
Mới bừng tỉnh dậy theo nghề như xưa.
Tiếng vang như sấm sớm trưa
Nhắc khi học tập nắng mưa chuyên cần.

(Là CÁI TRỐNG)

Câu 2. Luyện từ và câu

1.

Gợi ý:

  • Giảng dạy, nghiên cứu, biên tập, chữa bệnh, khám bệnh…
  • Chú Minh đang biên tập lại nội dung của cuốn sách lần cuối trước khi xuất bản.

2.

a.

Bác sĩ, giáo viên, kĩ sư, nhà khoa học

b.

  • Bác sĩ - khám bệnh, chữa bệnh
  • Giáo viên - giảng dạy, dạy học
  • Kĩ sư - xây dựng đồ án
  • Nhà khoa học - nghiên cứu

3.

a. Mùa đông, bầu trời trở nên xám xịt như là lúc nào cũng có thể đổ mưa xuống.

b. Chủ nhật, Hà rủ Linh, Tuấn và Công cùng nhau đi xem xiếc thú tại rạp xiếc thành phố.

c. Chỉ vài ngày nữa thôi, Tết sẽ về trên từng ngóc ngách, từng con phố của thủ đô yêu dấu.

d. Vào mùa hạ, vườn nhãn lồng của bà sẽ cho ra không biết bao nhiêu là trái chín thơm lừng.

4.

  • Sự vật được nhân hóa là “trâu”.
  • Tác giả nhân hóa “trâu” bằng cách gán cho nó suy nghĩ, hành động như con người: quên đôi sừng lấm đất của bản thân, và tưởng rằng mình đang ở tại cung trăng.

5.

Phía cuối làng, là cánh đồng lúa rộng mênh mông mỏi cánh cò bay. Thỉnh thoảng những cơn gió lướt ngang qua đem biết bao là hương đồng gió nội vào từng ngôi nhà ở trong xóm. Mùi hương ấy, đánh thức bác nông dân tỉnh dậy, ra ruộng thăm lúa mới. Những cây lúa non xanh mơn mởn, rung rinh dưới ánh mặt trời vàng óng ánh, chẳng khác gì những viên ngọc quý của tiên nữ nào vừa đánh rơi dưới trần gian.

Câu 3. Tập làm văn

Bài tham khảo:

Chú của em là một bác sĩ giỏi. Năm nay chú khoảng gần ba mươi tuổi, dáng người cao ráo, khỏe mạnh. Mái tóc của chú được cắt ngắn gọn gàng. Trên mũi lúc nào cũng là một chiếc kính gọng đen để giúp chú nhìn rõ hơn. Hằng ngày, chú làm việc ở bệnh viện. Chú khám bệnh và kê đơn thuốc cho mọi người. Tối nào, chú cũng ngồi đọc và nghiên cứu thêm tài liệu để nâng cao trình độ của mình. Không chỉ là một bác sĩ giỏi, yêu nghề, chú còn rất tốt bụng, hòa đồng với mọi người trong xóm làng. Thế nên, em rất yêu quý và tự hào khi được là cháu gái bé nhỏ của chú.

--------------------------------------------------

Ngoài tài liệu Bài tập Tết lớp 3 môn Tiếng Việt có đáp án trên, các em học sinh có thể tham khảo thêm môn Tiếng Việt lớp 3 đầy đủ để học tốt Tiếng Việt hơn. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
33
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 3 Chương trình mới

    Xem thêm