Bộ phiếu bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 5 có đáp án 2025
Bộ phiếu bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 5 có đáp án gồm 04 phiếu giúp cho các em học sinh tham khảo, ôn tập trong Tết. Phiếu bài tập Tết này tổng hợp, bám sát kiến thức trong SGK sách mới (Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh Diều) có file Word, PDF và có thể tải về chỉnh sửa được. Mời các bạn cùng tham khảo cho con em của mình luyện tập.
04 phiếu bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 5 có đáp án
Phiếu bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 5 - Phiếu số 1
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng
Học sinh chọn đọc một đoạn trong các bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt 5 tập 1 và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.
II. Đọc thầm văn bản sau:
Sự sẻ chia bình dị
Minh tuy là người ít nói nhưng cậu luôn sẵn lòng, giúp đỡ mọi người. Hôm qua, Hạnh – bạn của Minh – vì đi vội nên đã không mang theo bữa trưa. Thấy vậy, Minh liền chia sẻ bữa ăn của mình cho bạn. Minh nói: “Hạnh ơi! Cậu ăn trưa cùng tớ nhé!”. Hạnh nghe vậy cảm động nhưng lại sợ nếu mình ăn thì Minh sẽ đói. Minh thấy Hạnh chần chừ liền bảo: “Tớ mang nhiều cơm và đồ ăn ngon lắm. Cậu ăm cùng tớ cho vui và còn có sức cho giờ học buổi chiều nữa.”.
Thế là, hai bạn cùng nhau ăn hết hộp cơm thật ngon lành. Từ sau hôm đó, Hạnh càng yêu quý Minh hơn, luôn lắng nghe và sẵn sàng giúp đỡ khi Minh cần. Nhờ sự quan tâm, sẻ chia mà tình bạn của Hạnh và Minh ngày càng thân thiết.
Theo Hồng Thư
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Trong bài đọc, Minh là người như thế nào?
A. Ít nói, hay giúp đỡ mọi người.
B. Ít nói và rất nhút nhát.
C. Hiền lành, biết quan tâm và sẻ chia.
D. Hoạt bát và hòa đồng.
Câu 2. Minh đã làm gì khi biết Hạnh không mang theo bữa trưa?
A. Mời bạn ăn cơm cùng mình.
B. Gọi thêm món ăn cho bạn.
C. Nhường bữa trưa của mình cho Hạnh.
D. Mua bánh mì và sữa cho Hạnh.
Câu 3. Qua bài đọc trên, em rút ra được bài học gì?
A. Cần hòa đồng với mọi người xung quanh.
B. Cần nói chuyện nhiều hơn, biết lắng nghe nhiều hơn.
C. Biết quan tâm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
D. Biết cảm thông và chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.
Câu 4. Thêm dấu gạch ngang vào những vị trí phù hợp trong mỗi câu văn sau rồi viết lại vào chỗ trống
a. Mỗi năm, vịnh Hạ Long một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam đón hàng triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế.
b. Thánh địa Mỹ Sơn di tích lịch sử nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam được phát hiện vào năm 1885 và được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới vào năm 1999.
Câu 5. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Mai về miền Nam, thương trào nước mắt.
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác.
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây.
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
a. Từ “muốn” được lặp lại mấy lần?
b. Nêu tác dụng của việc lặp lại từ “muốn”?
Câu 6. Em hãy sử dụng cặp kết từ phù hợp để viết lại câu văn sau”
Nhà xa, Thanh luôn đi học sớm hơn các bạn.
Câu 7. Tìm đại từ trong đoạn hội thoại sau, nói rõ từng đại từ thay thế cho từ ngữ nào:
Trong giờ ra chơi, Nam hỏi Bắc:
(1) – Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn Tiếng Anh?
(2) – Tớ được 10 điểm, còn cậu được mấy điểm? – Bắc nói.
(3) – Tớ cũng thế.
B. Kiểm tra viết
Đề bài: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ ca ngợi tình cảm gia đình
….………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………
Đáp án Phiếu bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 5
II. Đọc thầm văn bản sau:
Câu 1. Đáp án A.
Câu 2. Đáp án A.
Câu 3. Đáp án C.
Câu 4.
a. Mỗi năm, vịnh Hạ Long - một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam đón hàng triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế.
b. Thánh địa Mỹ Sơn - di tích lịch sử nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam được phát hiện vào năm 1885 và được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999.
Câu 5.
a. Từ “muốn” được lặp lại: 3 lần
b. Nêu tác dụng của việc lặp lại từ “muốn”: nhấn mạnh khát vọng đền đáp công ơn trời biển của Bác Hồ.
Câu 6.
Vì nhà xa nên Thanh luôn đi học sớm hơn các bạn.
Câu 7. Các đại từ là:
– Câu 1: từ “bạn” thay thế cho từ “Bắc”.
– Câu 2: “tớ” thay thế cho “Bắc”, “cậu” thay thế cho “Nam”.
– Câu 3: “tớ” thay thế cho “Nam”, “thế” thay thế cụm từ “được 10 điểm”.
B. Kiểm tra viết
Tình cảm, cảm xúc về một bài thơ ca ngợi tình cảm gia đình - Mẫu 1
“Quả ngọt cuối mùa” của Đặng Thanh An là một bài thơ về tình cảm bà cháu vô cùng xúc động mà em đặc biệt yêu thích. Trong bài thơ, hình dáng người bà hiện lên qua các hành động dịu dàng, ân cần dành cho con cháu của mình. Bà đã cao tuổi, nhưng vẫn cố gắng chăm sóc cho cây cam ra hoa, kết quả. Rồi ngày ngày bảo vệ cho những trái cam chín mọng an toàn khỏi bầy chim, sau đó tặng cho con cháu của mình. Tình yêu thương của người bà ngọt ngào, ấm áp như những chùm cam chín, thơm thảo lòng bao dung. Bà chắt chiu từng chút một tình yêu thương đó, gom lại trong những quả cam ngọt lành. Với nhiều người, đó có thể chỉ là những trái cam bình thường, nhưng với bà, đó là tất cả những gì mà bà có thể làm ra và đem cho con cháu của mình. Tất cả những hành động, suy nghĩ ấy của người bà trong bài thơ khiến em vô cùng xúc động, yêu mến và trân quý. Tình cảm bà cháu cũng bởi vậy mà hiện lên thiêng liêng, ấm áp vô cùng.
Tình cảm, cảm xúc về một bài thơ ca ngợi tình cảm gia đình - Mẫu 2
Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Tác giả đã xây dựng những cuộc trò chuyện vô cùng thú vị, hấp dẫn. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Niềm hạnh phúc của em là được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Từ đó, chúng ta đã hiểu hơn về tình cảm mẫu tử đẹp đẽ.
Phiếu bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 5 - Phiếu số 2
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng
Học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc (HS tự chọn 1 bài trong sgk học kì 1)
II. Đọc thầm văn bản sau:
Tình yêu thương của cô Lu-xi
Cô giáo Lu-xi là giáo viên chủ nhiệm của lớp Lin-na. Một hôm, cô nhận ra Lin-na không giống các bạn khác, cô bé có tính cách trầm lặng, nhút nhát và không mấy năng động. Với tình yêu thương của mình, cô Lu-xi đã dành thời gian để quan tâm Lin-na nhiều hơn, cùng các bạn trong lớp giúp đỡ cô bé. Có lần, cô Lu-xi nói với Lin-na rằng: “Lớp mình là một gia đình, cô và các bạn sẽ luôn yêu thương và đồng hành cùng em.”. Câu nói này của cô khiến Lin-na xúc động vô cùng, nước mắt như sắp trào ra. Dần dần, Lin-na bắt đầu mở lòng mình và trở nên hòa nhập với các bạn trong lớp hơn. Nhờ trái tim yêu thương, sự quan tâm và tinh thần trách nhiệm của cô giáo mà những cô cậu học sinh như Lin-na dần có thể thay đổi bản thân.
Theo Hồng Thư
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Lin-na có tính cách như thế nào?
A. Năng nổ và hòa đồng.
B. Trầm lặng, nhút nhát, không năng động.
C. Điềm đạm và hiền lành.
D. Tự tin nhưng không mấy năng động.
Câu 2. Chi tiết nào cho thấy sự thay đổi về tính cách của Lin-na?
A. Lin-na đã mở lòng mình.
B. Lin-na đã hòa nhập với các bạn hơn.
C. Lin-na năng động hơn trước.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 3. Nhờ đâu mà Lin-na lại có sự thay đổi về tính cách như vậy?
A. Nhờ trái tim yêu thương, sự quan tâm và tinh thần trách nhiệm của cô giáo.
B. Nhờ nỗ lực và ý chí muốn thay đổi bản thân của Lin-na.
C. Nhờ sự tinh ý của cô giáo và các bạn trong lớp.
D. Tất cả đáp án trên đều đúng.
Câu 4. Gạch chân dưới kết từ hoặc cặp kết từ trong các câu sau:
a) Mùa xuân của đất trời thật đẹp.
b) Vì trời nắng gắt nên mặt đất cũng trở nên khô cằn.
c) Mây đen kéo đến rồi giông bão nổi lên.
d) Dù lửa đã bốc lên nhưng chú Dũng vẫn lao vào cứu người.
Câu 5. Em hãy tìm đại từ thích hợp để điền vào chỗ trống:
a) Dòng sông vào mùa thu nước chảy chậm rãi, nhiều lúc tưởng như ………………. đang ngủ quên trong tiết trời mát mẻ.
b) Nam là học sinh giỏi toán nhất lớp và ……………………… cũng là người có khả năng nhảy rất giỏi.
c) Có ………………………… ngôi sao trên trời mà đêm hôm nay sáng thế nhỉ?
Câu 6. Gạch chân dưới những đại từ có trong bài ca dao sau:
Cái cò, cái vạc, cái nông,
Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò?
- Không không, tôi đứng trên bờ,
Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi.
Chẳng tin, ông đến mà coi,
Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia
Câu 7. Hãy tìm 2 – 3 từ đồng nghĩa với từ “thú vị” và đặt một câu với từ đã tìm được.
B. Kiểm tra viết
Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện có nhân vật là cây cối hoặc loài vật với những chi tiết sáng tạo.
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
Đáp án Phiếu bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 5
II. Đọc thầm văn bản sau:
Câu 1. Đáp án B.
Câu 2. Đáp án D.
Câu 3. Đáp án A.
Câu 4.
a) Mùa xuân của đất trời thật đẹp.
b) Vì trời nắng gắt nên mặt đất cũng trở nên khô cằn.
c) Mây đen kéo đến rồi giông bão nổi lên.
d) Dù lửa đã bốc lên nhưng chú Dũng vẫn lao vào cứu người.
Câu 5.
a) nó
b) cậu ấy
c) bao nhiêu
Câu 6.
Cái cò, cái vạc, cái nông,
Sao mày giẫm lúa nhà ông , hỡi cò?
- Không không, tôi đứng trên bờ,
Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi .
Chẳng tin, ông đến mà coi,
Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia
Câu 7.
- Từ đồng nghĩa với từ “thú vị”: hấp dẫn, thu hút, cuốn hút, lôi cuốn
- Đặt câu: Cuốn sách về các loài động vật thật hấp dẫn, em đọc mãi không chán.
B. Kiểm tra viết
Dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu câu chuyện.
Thân bài: Kể lại câu chuyện.
– Kể lại các sự việc chính của câu chuyện theo một trình tự hợp lí. Có thể lược bớt một số chi tiết không quan trọng.
– Ở mỗi sự việc thêm vào một vài chi tiết sáng tạo, góp phần thể hiện tính cách của nhân vật hoặc nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
+ Tả đặc điểm của nhân vật.
+ Kể hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật.
+ Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về nhân vật, sự việc.
– Bảy tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về nhân vật hoặc sự việc chính.
Kết bài: Suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện.
+ Bài học rút ra từ câu chuyện
+ Liên hệ bản thân
Bài tham khảo 1:
Trong một khu rừng xanh mát, có một cây táo già mọc bên bờ suối. Cây táo không chỉ nổi bật vì những quả táo ngọt lịm mà còn vì nó có một điều kỳ lạ: cây có thể nói chuyện. Mọi loài vật trong rừng đều biết đến cây táo và thường xuyên đến thăm nó, không chỉ vì quả táo mà còn vì cây có thể kể những câu chuyện thú vị về những năm tháng xưa cũ.
Một buổi sáng mùa thu, một chú thỏ con tên là Miu lang thang trong rừng. Miu là một chú thỏ rất tò mò và thích khám phá. Chú chạy nhảy khắp nơi, luôn muốn tìm hiểu mọi thứ xung quanh. Khi đến gần cây táo, Miu nhìn thấy những quả táo đỏ mọng đang chín rộ, tỏa hương thơm ngào ngạt. Miu liền lại gần và hỏi cây táo:
"Chào Cây Táo! Quả táo của Cây Táo thật đẹp và thơm quá! Cây có thể cho tôi một quả được không?"
Cây Táo cười hiền từ, thân cây nhẹ nhàng rung rinh: "Tất nhiên rồi, nhưng trước khi cậu lấy quả, tôi muốn kể cho cậu nghe một câu chuyện về mùa thu."
Miu háo hức ngồi xuống dưới bóng cây, nghe Cây Táo kể: "Ngày xưa, tôi từng là một cây con nhỏ bé. Trong mùa thu như thế này, những chiếc lá rụng xuống và tôi cảm thấy rất cô đơn. Nhưng rồi tôi nhận ra rằng, những chiếc lá rụng đó không phải là mất mát, mà là một sự chuyển giao cho một mùa mới. Và khi những quả táo chín, tôi cảm thấy mình đã trưởng thành, đã có thể mang lại niềm vui cho những sinh vật như các bạn."
Miu nghe xong, cảm thấy thật ấm áp trong lòng. Chú hít một hơi thật sâu, tận hưởng hương thơm ngọt ngào từ quả táo rồi cám ơn cây táo:
"Cảm ơn Cây Táo vì câu chuyện tuyệt vời. Tôi sẽ luôn nhớ rằng, mỗi mùa thay đổi đều có lý do và mang lại những điều tốt đẹp."
Từ đó, Miu trở thành người bạn thân thiết của Cây Táo. Mỗi mùa thu, Miu lại đến thăm cây để nghe những câu chuyện mới, và Cây Táo luôn chào đón Miu bằng những quả táo ngọt lành.
Bài làm số 2:
Trong khu rừng cổ thụ, có một cây sồi non tên là Lộc Vàng. Lộc Vàng luôn ấp ủ ước mơ một ngày nào đó sẽ cao lớn và mạnh mẽ như những cây sồi già xung quanh, nhưng không chỉ để đứng vững giữa bão tố, mà còn để khám phá những bí mật của bầu trời xanh thẳm. Mỗi đêm, Lộc Vàng lắng nghe tiếng gió rì rào, cảm nhận được những lời thì thầm từ các vì sao, kể về những vùng đất xa xôi mà cậu chưa từng thấy. Một hôm, một cơn bão lớn ập đến, các cây già khuyên Lộc Vàng cúi thấp để tránh cơn giận của trời, nhưng Lộc Vàng quyết định giữ vững thân mình, hướng tán lá lên cao để đón gió. Kỳ diệu thay, trong cơn bão, gió đã không làm Lộc Vàng gãy đổ, mà thay vào đó, nâng cậu lên, giúp cậu vươn mình vượt qua cả tầng mây. Sau cơn bão, Lộc Vàng không chỉ cao lớn hơn mà còn mang trong mình sự kiêu hãnh, vì cậu đã học được rằng, để chạm tới giấc mơ, không phải lúc nào cũng cần phải e sợ và tránh né khó khăn. Lộc Vàng trở thành biểu tượng của sự dũng cảm và khát vọng không ngừng trong khu rừng, và mỗi lần gió thổi qua, tiếng xào xạc của lá cậu như lời nhắc nhở về sức mạnh của những ai dám mơ và dám hành động.
Bài làm số 3:
Trời sáng đã lâu. Những tia nắng chiếu qua cửa sổ khiến em bừng thức giấc. Em cất tiếng gọi âu yếm: “Cún con ơi! Lại đây với chị nào!”. Gọi hai, ba lần vẫn không thấy Cún con lon ton chạy đến, quấn quýt mừng rỡ như mọi khi, em hốt hoảng nhìn xuống gậm giường. Gầm giường trống trơn! Em vội chạy ra sân, ra vườn tìm kiếm vẫn không thấy bóng dáng Cún con đâu. Hay là nó đã bỏ đi? Có lẽ Cún con bỏ đi thật rồi vì hôm qua em kể cho nó nghe câu chuyện về mình. Chuyện là thế này:
Em có một chú Gà Trống đẹp mã và có tiếng gáy rất vang. Sáng sáng, chú cất tiếng gáy chào bình minh và gọi em thức giấc. Em quý Gà Trống lắm. Ngày nào cũng thưởng cho chú mấy nắm lúa vàng. Một hôm, thấy bà hàng xóm có con gà Mái Mơ xinh xắn, thích quá, em năn nỉ bà đổi Gà Trống lấy Mái Mơ. Gà Trống đang mê mải bới đất tìm mồi, hay tin đó, chiếc mào đỏ trên đầu chú tái đi, chú buồn ra mặt.
Từ hôm ấy, em vuốt ve, nâng niu cô gà Mái Mơ xinh đẹp. Mái Mơ cũng yêu em lắm! Mỗi ngày, Mái Mơ tặng cho em một quả trứng hồng.
Một thời gian sau, bà hàng xóm đi chợ mua về con Vịt. Ôi! chú Vịt mới hấp dẫn làm sao! Cái mỏ vàng tươi, đôi mắt đen láy, chiếc cổ cong và bộ lông trắng muốt! Em thích quá, đòi đổi Mái Mơ lấy Vịt cho bằng được. Lúc em ôm Mái Mơ sang đổi, nó ủ rũ, đôi cánh xệ xuống, cái đầu ngoẹo sang một bên nom thật tội nghiệp!
Thế rồi em nhanh chóng kết thân với Vịt. Đi tắm sông, em cho Vịt đi theo. Vịt cùng em vùng vẫy, nô đùa thoả thuê dưới nước. Em rất thích nhìn Vịt ngụp lặn và đứng rỉa lông, rỉa cánh.
Sau đó ít lâu, một người quen đến chơi, mang theo chú Cún rất dễ thương. Em mê nó ngay lập tức và năn nỉ:
- Cô ơi! Cô tặng cho con chú Cún kia nhé! Con sẽ tặng lại cho cô con Vịt!
Vịt nghe thế hoảng hốt kêu lên:
- Cô chủ ơi! Đừng làm thế! Cô nỡ lòng bỏ tôi ư?
Em bỏ ngoài tai lời của Vịt và quên nó ngay, bởi em đã có chú Cún con xinh đẹp.
Một hôm, ẵm chú Cún con nằm gọn trong lòng, em vuốt nhẹ bộ lông xốp như bông của nó và thầm thì kể cho nó nghe chuyện về những người bạn cũ:
- Cún con có biết không? Bạn thân đầu tiên của chị là Gà Trống. Sau chị đem đổi Gà Trống lấy Mái Mơ. Rồi lại đổi Mái Mơ lấy Vịt. Cuối cùng chị đổi Vịt lấy em đó. Chị quý em lắm !
Em tưởng Cún con sẽ vui vẻ, ai ngờ nghe xong câu chuyện, nó cụp tai xuống vẻ nghĩ ngợi. Sáng hôm sau, nó lặng lẽ bỏ em mà đi.
Giờ đây, ngồi một mình giữa căn nhà vắng, em càng hối hận vì mình không biết quý tình bạn.
Phiếu bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 5 - Phiếu số 3
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng
Học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc. (Chọn một bài trong SGK kì 1)
Đọc thầm văn bản sau:
Nghề làm gốm
Trong một buổi sáng nắng đẹp, cô Linh tổ chức cho cả lớp một chuyến đi tham quan đến làng gốm Bát Tràng ở Hà Nội.
Đầu tiên, chúng em đi đến xưởng làm gốm truyền thống để tìm hiểu về quá trình tạo ra những sản phẩm gốm sứ tuyệt vời. Khi đến xưởng, cả lớp ai cũng ngạc nhiên trước sự khéo léo và tài năng của những người thợ làm gốm nơi đây. Người nặn, người vẽ, người nung. Ai ai cũng tất bật tạo ra những bình gốm tinh xảo với đủ hoa văn và màu sắc.
- Cô ơi, nghệ nhân ở đây đã học làm gốm từ khi nào vậy ạ? - Trang tò mò hỏi.
- Thợ làm gốm thường học nghề từ rất sớm, thậm chí là từ khi còn nhỏ. Bởi vì họ cần nhiều thời gian và tính kiên nhẫn để trở thành những người thợ giỏi.
Sau đó, cả lớp được trải nghiệm làm gốm thực tế. Các bạn thích thú tạo, nặn tác phẩm của mình và hiểu rằng làm gốm không chỉ cần sự khéo tay, tỉ mỉ mà còn cần tính kiên nhẫn. Trải qua một ngày thú vị với những trải nghiệm mới lạ, cả lớp trở về trường với nhiều kỉ niệm đẹp và kiến thức mới về làng gốm Bát Tràng.
Chúng em hi vọng sẽ được đi trải nghiệm thêm nhiều làng nghề truyền thống hơn nữa.
Theo Hồng Thư
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Cô Linh đã tổ chức cho cả lớp đi đâu?
A. Đi tham quan sở thú ở Hà Nội.
B. Đi tham quan làng gốm Bát Tràng ở Hà Nội.
C. Đi dã ngoại gần làng gốm Bát Tràng ở Hà Nội.
D. Đi học cách làm gốm sứ ở làng gốm Bát Tràng Hà Nội.
Câu 2. Vì sao các nghệ nhân gốm lại học nghề từ rất sớm?
A. Vì học cần nhiều thời gian và tính kiên nhẫn để trở thành thợ giỏi.
B. Vì những người dân ở nơi đây họ rất yêu nghề làm gốm.
C. Vì họ cần nhiều thời gian để học cách làm gốm.
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 3. Sau khi tham gia trải nghiệm làm gốm thực tế, các bạn nhỏ đã hiểu được điều gì?
A. Những nghệ nhân gốm rất tài năng.
B. Công việc làm gốm rất vất vả và khó khăn.
C. Làm gốm cần sự khéo tay, tỉ mỉ và tính kiên nhẫn.
D. Để làm ra một sản phẩm gốm sứ phải trải qua nhiều công đoạn.
Câu 4. Dấu gạch ngang trong bài đọc có tác dụng gì?
A. Đánh dấu bộ phận chú thích hoặc giải thích.
B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
C. Đánh dấu các ý được liệt kê.
D. Đánh dấu từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.
Câu 5. Gạch chân dưới các kết từ có trong đoạn văn sau:
“Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, còn Vạc lười biếng suốt ngày chỉ nằm ngủ. Cò bảo mãi mà Vạc chẳng nghe. Nhờ chăm chỉ, siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp.”
Câu 6. Từ nào đồng nghĩa với từ “chăm chỉ”?
A. cần cù
B. lười biếng
C. thông minh
D. điết điều
Câu 7. Em hãy đặt một câu với kết từ và cặp kết từ sau:
a) Cặp kết từ “tuy ... nhưng”
b) Cặp kết từ “bởi … nên”:
B. Kiểm tra viết
Đề bài: Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh tham gia các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
Đáp án Phiếu bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 5
A. II. Đọc thầm văn bản sau:
Câu 1. Đáp án B.
Câu 2. Đáp án A.
Câu 3. Đáp án C.
Câu 4. Đáp án B.
Câu 5.
Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, còn Vạc lười biếng suốt ngày chỉ nằm ngủ. Cò bảo mãi mà Vạc chẳng nghe. Nhờ chăm chỉ, siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp.
Câu 6. Đáp án A.
Câu 7. Em hãy đặt một câu với cặp kết từ sau:
a) Tuy bị ốm nhưng em vẫn không nghỉ học.
b) Bởi lười học lại ham chơi nên Bình bị điểm kém bài kiểm tra Toán.
B. Kiểm tra viết
Bài tham khảo 1:
Là một học sinh, em hoàn toàn ủng hộ việc học sinh tham gia các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. Bởi trước hết đây là một hành động rất nhân văn, giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn được tiếp thêm sức mạnh. Đồng thời điều này còn thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách” mà bao đời nay dân tộc ta vẫn luôn tự hào. Ngoài ra, khi tham gia vào các hoạt động thiện nghiện như thế này, người học sinh còn được hiểu thêm về các số phận bất hạnh ngoài kia, từ đó cảm thấy trân quý cuộc sống và những thứ mình đang có hơn. Từ đó có động lực để cố gắng học tập, rèn luyện hơn. Cuối cùng, những hoạt động thiện nguyện còn là một môi trường giúp người học sinh học tập được các kĩ năng làm việc nhóm - một kĩ năng mềm rất quan trọng. Do đó, em cho rằng việc tham gia các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn là điều mà các bạn học sinh nên thử trải nghiệm.
Bài tham khảo 2:
Nhiều bạn vẫn còn phân vân về việc tham gia các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. Cá nhân mình hoàn toàn ủng hộ hoạt động này. Bởi vì đây là một hoạt động vô cùng ý nghĩa, thể hiện được tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của đồng bào ta. Giúp những người có hoàn cảnh kém may mắn được giúp đỡ, được an ủi phần nào. Không chỉ vậy, khi tham gia các hoạt động thiện nguyện đó, chúng ta còn học được nhiều bài học bổ ích về cách hoạt động nhóm, cách thực hiện nhiệm vụ, cách giúp đỡ mọi người. Từ đó trưởng thành hơn qua từng lần tham gia. Ngoài ra, việc tham gia những hoạt động tập thể như vậy sẽ giúp chúng ta trở nên tự tin, mạnh dạn, tích cực hơn rất nhiều. Cùng với đó, trong những lần tham gia, chúng ta còn được kết bạn với những người bạn, người anh, người chị tốt bụng, năng động khác, mở rộng mối quan hệ bạn bè. Với những lợi ích như vậy, các bạn đừng ngần ngại tham gia các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn nhé.
Phiếu bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 5 - Phiếu số 4
I – Bài tập về đọc hiểu
Cây xương rồng
Ngày xưa, người ta sinh ra, lớn lên và cứ thế trẻ mãi. Khi đã sống trọn vẹn cả một cuộc đời thì lặng lẽ chết đi. Tất cả các cô gái đều biến thành loài hoa còn tất cả những chàng trai đều biến thành đại thụ. Vào lúc câu chuyện này xảy ra, trên trái đất đã đầy cây cối, hoa cỏ song chưa hề có loài cây xương rồng.
Thuở ấy, ở một làng xa lắm có một cô gái mồ côi cả cha lẫn mẹ, xinh đẹp nết na nhưng bị câm từ khi mới lọt lòng. Cô sống cô đơn một mình. Về sau một anh thợ mộc cưới cô về làm vợ nhưng anh cũng chỉ ở với cô được vài năm thì mất, để lại cho cô một đứa con trai.
Người mẹ rất mực yêu con nhưng vì được nuông chiều, cậu con trai lớn lên đã trở thành một kẻ hư đốn. Cậu suốt ngày bỏ nhà đi theo những đám cờ bạc và cũng rượu chè bê tha như những kẻ bất trị. Bà mẹ câm vừa hầu hạ vừa tưới lên mặt con những giọt nước mắt mặn chát của mình.
Một ngày kia, không còn gượng nổi trước số phận nghiệt ngã, bà mẹ hóa thành một loài cây không lá, toàn thân đầy gai cằn cỗi. Đó chính là cây xương rồng.
Lúc đó người con mới tỉnh ngộ. Hối hận và xấu hổ, cậu bỏ đi lang thang rồi chết ở dọc đường. Cậu không hóa thành cây mà biến thành những hạt cát bay đi vô định. Ở một nơi nào đó, gió gom những hạt cát làm thành sa mạc. Chỉ có loài cây xương rồng là có thể mọc lên từ sỏi cát nóng bỏng và hoang vu ấy.
Ngày nay, người ta bảo rằng sa mạc sinh ra loài cây xương rồng. Thực ra không phải thế, chính xương rồng mới là mẹ sinh ra cát bỏng. Lòng người mẹ thương đứa con lỗi lầm đã mọc lên trên cát làm cho sa mạc đỡ phần quạnh hiu.
(Theo Văn 4 – Sách thực nghiệm CNGD)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Ngày xưa cuộc đời của con người có điều gì đặc biệt?
a- Con người sinh ra, lớn lên và trẻ mãi, khi chết đều biến thành cây
b- Con người trẻ mãi, khi chết đi đều biến thành các loài hoa
c- Con người sinh ra, lớn lên, sống mãi không bao giờ chết
d- Con người sinh ra cứ trẻ mãi, khi chết biến thành cây đại thụ
Câu 2. Hình ảnh người mẹ có đứa con hư khi chết biến thành cây xương rồng muốn nói lên điều gì?
a- Sự vươn lên mạnh mẽ của người mẹ có đứa con trở nên hư đốn
b- Sự cằn cỗi, khô héo, nỗi khổ đau của người mẹ khi có con hư
c- Người mẹ bị trừng phạt vì đã chiều con, khiến nó trở nên hư hỏng
d- Người mẹ muốn trừng phạt đứa con hư hỏng, không nghe lời mẹ
Câu 3. Khi chết, người con biến thành gì?
a- Người con biến thành ngọn gió lang thang
b- Người con cũng biến thành cây xương rồng
c- Người con biến thành cát, làn thành sa mạc
d- Người con biến ngay thành một cây đại thụ
Câu 4. Việc chỉ có loài cây xương rồng mới có thể mọc lên từ cát bỏng muốn nói lên điều gì?
a- Sa mạc là nơi vô cùng cằn cỗi, các loài cây khác không thể mọc lên được
b- Lòng mẹ thương con làm cây xương rồng mọc lên khiến đứa con sa mạc bớt quạnh hiu
c- Người mẹ có đứa con hư đến lúc chết vẫn chỉ có thể được ở nơi khô cằn
d- Xương rồng và sa mạc như hai mẹ con sống chết lúc nào cũng ở bên nhau
II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, tập làm văn
Câu 1. Điền vào chỗ trống:
a) r hoặc d, gi:
Ó o từ gốc cây …ơm
Chú gà phát lệnh thổi cơm khắp vùng
Ông trời bật lửa đằng đông
Cả làng nhóm bếp bập bùng ban mai
Mẹ ra kéo nước…ếng khơi
Chị mây ...ậy muộn ngượng cười lên theo
Cùng em tinh nghịch chú mèo
Meo meo thể...ục bài trèo cây cau.
(Theo Nguyễn Ngọc Oánh)
b) o hoặc ô
D..ng s...ng qua trước cửa
Nước rì rầm ngày đêm
S...ng mở những cánh buồm
Thuyền về xuôi lên ngược.
R...n rã c...n tàu dắt
Kéo cả đoàn sà lan
G... nứa từ trên ngàn
Thả bè chơi r...ng rắn.
(Theo Việt Tâm)
Câu 2. Xếp những từ chứa tiếng công cho dưới đây vào từng cột thích hợp trong bảng:
lao công, công dân, tấn công, công chúng, phản công, công cộng, nhân công, tiến công
Công có nghĩa là “của nhà nước, của chung” |
Công có nghĩa là “thợ” |
Công có nghĩa là “đánh, phá” |
....................................... ....................................... |
....................................... ....................................... |
....................................... ....................................... |
Câu 3. Dùng gạch chéo (/) tách các vế câu và gạch dưới các quan hệ từ nối các vế của mỗi câu ghép sau:
a) Tất cả các cô gái đều biến thành loài hoa còn tất cả những chàng trai đều biến thành đại thụ.
b) Người mẹ rất mực yêu con nhưng vì được nuông chiều, cậu con trai lớn lên đã trở thành một kẻ vô tâm
c) Vì người con đã biến thành sa mạc nên người mẹ mãi mãi làm cây xương rồng mọc trên cát bỏng cho sa mạc đỡ phần quạnh hiu.
Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) tả hình dáng một người mà em yêu mến, trong đoạn văn có ít nhất 1 câu ghép sử dụng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ để nối các vế câu.
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
Câu 5. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện chương trình hoạt động của lớp em:
Chương trình liên hoan văn nghệ chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 8 – 3
(Lớp .......)
I – Mục đích
............................................................................................................................
............................................................................................................................
II – Phân công chuẩn bị
1. Hoa tặng cô giáo chủ nhiệm và các bạn học sinh nữ:..................................
2. Trang trí lớp:................................................................................................
3. Làm báo tường:............................................................................................
4. Chương trình văn nghệ:
- Dẫn chương trình:...........................................................................................
- Các tiết mục văn nghệ:
+............................................................................................................................
+............................................................................................................................
+............................................................................................................................
+............................................................................................................................
+............................................................................................................................
5. Kê bàn ghế và dọn lớp sau buổi lễ:.................................................................
III – Chương trình cụ thể
1. Đọc lời chào mừng, tặng hoa cô giáo và các bạn nữ:.....................................
2. Giới thiệu báo tường:......................................................................................
3. Chương trình văn nghệ:
- Giới thiệu chương trình:..................................................................................
- Biểu diễn:
+............................................................................................................................
+............................................................................................................................
+............................................................................................................................
+............................................................................................................................
+............................................................................................................................
4. Phát biểu kết thúc buổi lễ:...............................................................................
Đáp án:
Phần I
1. a
2. b
3. c
4. b
Phần II
Câu 1. Điền đúng
a)
Ó o từ gốc cây rơm
Chú gà phát lệnh thổi cơm khắp vùng
Ông trời bật lửa đằng đông
Cả làng nhóm bếp bập bùng ban mai
Mẹ ra kéo nước giếng khơi
Chị mây dậy muộn ngượng cười lên theo
Cùng em tinh nghịch chú mèo
Meo meo thể dục bài trèo cây cau.
b)
Dòng sông qua trước cửa
Nước rì rầm ngày đêm
Sóng mở những cánh buồm
Thuyền về xuôi lên ngược.
Rộn rã con tàu dắt
Kéo cả đoàn sà lan
Gỗ nứa từ trên ngàn
Thả bè chơi rồng rắn
Câu 2. Giải đáp:
- Công có nghĩa là “của nhà nước, của chung”: công dân, công chúng, công cộng
- Công có nghĩa là “thợ”: lao công, nhân công
- Công có nghĩa là “đánh, phá”: tấn công, phản công, tiến công
Câu 3. a) Tất cả các cô gái/ đều biến thành loài hoa còn tất cả những chàng trai /đều biến thành đại thụ.
b) Người mẹ/ rất mực yêu con nhưng vì được nuông chiều, cậu con trai / lớn lên đã trở thành một kẻ vô tâm
c) Vì người con/ đã biến thành sa mạc nên người mẹ /mãi mãi làm cây xương rồng mọc trên cát bỏng cho sa mạc đỡ phần quạnh hiu.
Câu 4. Tham khảo: Bà em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Nước da bà đỏ hồng, lác đác vài chấm tàn hương. Tóc bà rụng nhiều, không còn dày nặng như xưa nhưng bà vẫn vấn tóc trong một vành khăn đen rất gọn gàng. Hàm răng bà đen nhánh. Em nghe mẹ kể rằng: Ngày xưa, hồi bà còn trẻ, bà nhuộm răng nên bây giờ răng bà mới chắc và đẹp như thế.
Câu 5. Tham khảo: Chương trình liên hoan văn nghệ
Chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 8 - 3
(Lớp 5D)
I – Mục đích
Chào mừng Ngày 8 – 3, bày tỏ lòng biết ơn đối với các cô giáo và bộc lộ tình cảm yêu quý với các bạn nữ
II – Phân công chuẩn bị
1. Hoa tặng cô giáo chủ nhiệm và các bạn học sinh nữ: Minh, Thắng
2. Trang trí lớp: Hoàng, Hải, Xương
3. Làm báo tường: Đại, nam và Ban biên tập, cả lớp viết bài
4. Chương trình văn nghệ:
- Dẫn chương trình: Tuấn Anh
- Các tiết mục văn nghệ:
+ Đồng ca: cả lớp
+ Đơn ca: Thành Trung
+ Tam ca: Hùng Dũng, Anh tài, Chí Duy
+ Ngâm thơ: Hoàng Đức
+ Độc tấu sáo: Lê Sơn
5. Kê bàn ghế và dọn lớp sau buổi lễ: Các bạn nam
III – Chương trình cụ thể
1. Đọc lời chào mừng, tặng hoa cô giáo và các bạn nữ: lớp trưởng Lê Hải
2. Giới thiệu báo tường: Trưởng Ban biên tập Trần Nam
3. Chương trình văn nghệ:
- Giới thiệu chương trình: Tuấn Anh
- Biểu diễn: + Đồng ca: cả lớp
+ Đơn ca: Thành Trung
+ Tam ca: Hùng Dũng, Anh Tài, Chí Duy
+ Ngâm thơ: Hoàng Đức
+ Độc tấu sáo: Lê Sơn
4. Phát biểu kết thúc buổi lễ: Cô giáo chủ nhiệm.
Tải về để lấy đầy đủ Bộ phiếu bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 5 có đáp án.