Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2024

Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 3 bao gồm các dạng bài tập cơ bản về luyện từ, chính tả và tập làm văn trong chương trình Tiếng Việt 3 cho các em học sinh tham khảo, ôn tập trong Tết. Đây cũng là tài liệu tham khảo hay dành cho quý thầy cô ra đề ôn tập Tết cho học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Bài tập Tết lớp 3 - Số 1

I – Bài tập về đọc hiểu

Con voi của Trần Hưng Đạo

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, trên đường tiến quân, voi của Trần Hưng Đạo bị sa lầy. Quân sĩ cùng nhân dân trong vùng tìm đủ mọi cách để cứu voi nhưng vô hiệu. Bùn lầy nhão, voi to nặng mỗi lúc một lún thêm mà nước triều lại đang lên nhanh. Vì việc quân cấp bách,Trần Hưng Đạo đành để voi ở lại. Voi chảy nước mắt nhìn vị chủ tướng ra đi.

Có lẽ vì thương tiếc con vật khôn ngoan có nghĩa với người, có công với nước nên khi hô hào quân sĩ, Trần Hưng Đạo đã trỏ xuống dòng sông Hóa thề rằng: “Chuyến này không phá xong giặc Nguyên, thề không về đến bến sông này nữa!”. Lời thề bất hủ đó của Trần Hưng Đạo đã được ghi chép trong sử sách. Nhân dân địa phương đã đắp mộ cho voi, xây tượng voi bằng gạch, sau tạc tượng đá và lập đền thờ con voi trung hiếu này.

Ngày nay, sát bên bờ sông Hóa còn một gò đất nổi lên rất lớn. Tương truyền đó là mộ voi ngày xưa.

(Đoàn Giỏi)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Trên đường tiến quân, voi của Trần Hưng Đạo gặp phải chuyện gì?

a- Bị sa vào cái hố rất sau

b- Bị thụt xuống bùn lầy

c- Bị nước triều cuốn đi

2. Hình ảnh “voi chảy nước mắt nhìn vị chủ tướng ra đi” nói lên điều gì?

a- Voi rất buồn vì không được cùng chủ tướng đi đánh giặc

b- Voi rất buồn vì không được sống gần gũi bên chủ tướng

c- Voi rất buồn vì phải ở lại một mình, không có ai bầu bạn

3. Dòng nào dưới đây nêu đúng 3 từ ngữ nói về con voi như nói về một chiến sĩ?

a- Chảy nước mắt, có nghĩa, có công

b- Khôn ngoan, có nghĩa, có công

c- Có nghĩa, có công, trung hiếu

4. Vì sao lời thề của Trần Hưng Đạo bên dòng sông Hóa được ghi vào sử sách?

a- Vì đó là lời thề thể hiện tinh thần quyết tâm tiêu diệt giặc Nguyên

b- Vì đó là lời thề thể hiện lòng tiếc thương đối với con voi trung nghĩa

c- Vì đó là lời thề thể hiện sự gắn bó sâu nặng đối với dòng sông Hóa

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống:

a) l hoặc n

- thiếu …iên/………..

- xóm …àng/………..

- …..iên lạc/………..

-…..àng tiên/……….

b) iêt hoặc iêc

- xem x……/……….

- hiểu b……../………

- chảy x……../……….

- xanh b……./……….

2. Gạch dưới những từ ngữ giúp em nhận biết sự vật được nhân hóa (gọi hoặc tả con vật, đồ đạc, cây cối….. bằng những từ ngữ vốn để gọi và tả con người) ở các khổ thơ, câu văn sau:

a) Bé ngủ ngon quá

Đẫy cả giấc trưa

Cái võng thương bé

Thức hoài đưa đưa.

(Định Hải)

b) Những anh gọng vó đen sạm, gầy và cao, nghênh cặp chân gọng vó đứng trên bãi lầy bái phục nhìn theo chúng tôi.

(Tô Hoài)

c) Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn một lần nữa.

(Trần Ninh Hồ)

3. Trả lời câu hỏi:

a) Những chú gà trống thường gáy vang “ò ó o…” khi nào?

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

b) Khi nào hoa phượng lại nở đỏ trên quê hương em?

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

c) Năm nào các em sẽ học hết lớp 5 ở cấp Tiểu học?

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

4. Dựa vào câu chuyện Hai Bà Trưng (bài Tập đọc Tuần 19, SGK Tiếng Việt 3, tập hai, trang 4, 5) hãy viết câu trả lời cho mỗi câu sau:

a) Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn như thế nào?

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

b) Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng?

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

2. Bài tập Tết lớp 3 - Số 2

I – Bài tập về đọc hiểu

Ông Yết Kiêu

Ngày xưa, có một người tên là Yết Kiêu làm nghề đánh cá. Yết Kiêu có sức khỏe hơn người, không ai địch nổi. Đặc biệt, Yết Kiêu có tài bơi lội. Mỗi lần xuống nước bắt cá, ông có thể ở dưới nước luôn sáu, bảy ngày mới lên.

Hồi ấy, giặc ngoại xâm mang 100 thuyền lớn theo đường biển vào cướp nước ta. Nhà cua rất lo sợ, cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi ra đánh giặc. Yết Kiêu đến tâu vua:

- Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng xin quyết tâm đánh giặc cứu nước.

Vua hỏi:

- Nhà ngươi cần bao nhiêu người? Bao nhiêu thuyền bè?

- Tâu bệ hạ, chỉ một mình tôi cũng đủ.

Vua cho một đội quân cùng đi với ông để đánh giặc. Ông bảo quân lính sắm cho ông một cái khoan, một cái búa rồi một mình lặn xuống đáy biển, tiến đến chỗ thuyền giặc, tìm đúng đáy thuyền, vừa khoan vừa đục. Ông làm rất nhanh, rất nhẹ nhàng, kín đáo, thuyền giặc đắm hết chiếc này đến chiếc khác. Thấy thế, giặc sợ lắm, chúng đành vội vã quay thuyền về, không dám sang cướp nước ta nữa.

(Theo Nguyễn Đổng Chi)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Nhân vật Yết Kiêu có những đặc điểm gì nổi bật?

a- Sức khỏe hơn người, có tài bơi lội

b- Sức khỏe hơn người, có tài bắt cá

c- Sức khỏe hơn người, đánh cá giỏi

2. Vì sao Yết Kiêu đến tâu vua xin được đi đánh giặc?

a- Vì ông có sức khỏe hơn người, không ai địch nổi

b- Vì ông có tài ở dưới nước sáu, bảy ngày mới lên

c- Vì ông có lòng quyết tâm đánh giặc cứu nước

3. Yết Kiêu làm cách nào để phá tan thuyền giặc?

a- Lặn xuống nước, đục thủng đáy thuyền

b- Lặn xuống nước, đục thủng mạn thuyền

c-Lặn xuống nước, đục thủng đuôi thuyền

4. Công việc phá thuyền giặc được Yết Kiêu làm ra sao?

a- Nhanh chóng, nhẹ nhàng, táo bạo

b- Nhanh chóng, nhẹ nhàng, kín đáo

c- Nhanh nhẹn, nhịp nhàng, kín đáo

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Chép lại các câu sau khi điền vào chỗ trống:

a) s hoặc x

- Từ khi …inh ra, đôi má của bé đã có lúm đồng tiền trông rất ….inh.

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

- Mẹ đặt vào cặp ….ách của bé mấy quyển ....ách để bé…ách cặp đi học

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

b) uôt hoặc uôc

Những khi cày c….trên đồng, người nông dân làm bạn với đàn cò trắng m….

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

2. Đặt câu với mỗi từ sau:

- đất nước

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

- dựng xây

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (1 dấy phẩy ở câu 1 và 2 dấu phẩy ở câu 2) rồi chép lại câu văn:

(1) Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

(2) Cha mất sớm nhờ mẹ dạy dỗ hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông .

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

3. Bài tập Tết lớp 3 - Số 3

1. Hãy viết một bức thư ngắn thăm hỏi một người thân mà em quý mến.

2. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về người hàng xóm mà em yêu quý. theo gợi ý sau:

Gợi ý:

- Người đó tên là gì? năm nay bao nhiêu tuổi?

- Người đó làm nghề gì?

- Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào?

- Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thế nào?

4. Bài tập Tết lớp 3 - Số 4

I. Đọc thầm bài "Chiếc áo rách" và làm bài tập

CHIẾC ÁO RÁCH

Một buổi học, bạn Lan đến lớp mặc chiếc áo rách. Mấy bạn xúm đến trêu chọc. Lan đỏ mặt rồi ngồi khóc.

Hôm sau, Lan không đến lớp. Buổi chiều, cả tổ đến thăm Lan. Mẹ Lan đi chợ xa bán bánh vẫn chưa về. Lan đang ngồi cắt những tàu lá chuối để tối mẹ về gói bánh. Các bạn hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, hối hận vì sự trêu đùa vô ý hôm trước. Cô giáo và cả lớp mua một tấm áo mới tặng Lan. Cô đến thăm, ngồi gói bánh và trò chuyện cùng mẹ Lan, rồi giảng bài cho Lan.

Lan cảm động về tình cảm của cô giáo và các bạn đối với mình. Sáng hôm sau, Lan lại cùng các bạn tới trường.

Khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây hoặc viết vào chỗ chấm

1. Vì sao các bạn trêu chọc Lan?

a. Vì Lan bị điểm kém.

b. Vì Lan mặc áo rách đi học.

c. Vì Lan không chơi với các bạn.

2. Khi các bạn đến thăm Lan thì thấy bạn Lan đang làm gì?

a. Lan giúp mẹ cắt lá để gói bánh.

b. Lan đang học bài.

c. Lan đi chơi bên hàng xóm.

3. Khi đã hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, cô và các bạn đã làm gì?

a. Mua bánh giúp gia đình Lan.

b. Hàng ngày đến nhà giúp Lan cắt lá để gói bánh.

c. Góp tiền mua tặng Lan một tấm áo mới.

4. Câu chuyện trên khuyên em điều gì?

a. Cần đoàn kết giúp đỡ bạn bè, nhất là những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

b. Thấy bạn mặc áo rách không nên chê cười.

c. Cần giúp đỡ bạn bè làm việc nhà.

5. Bộ phận in đậm trong câu: "Các bạn hối hận vì sự trêu đùa vô ý hôm trước." trả lời cho câu hỏi nào?

a. Làm gì?

b. Như thế nào?

c. Là gì?

6. Hãy đặt một câu theo mẫu câu: Ai - làm gì?

B. Bài kiểm tra viết:

1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống:

a) tr hoặc ch

- bánh …ưng/………..

- sáng….ói/………….

- sáng….ưng/………..

-……..ói tay/…………

b) đổ hoặc đỗ

- thi …………/………….

- ……….rác/……………
- thác……./…………..

-……..đen/…………..

2, Tập làm văn: Viết một đoạn văn ngắn tả về cô giáo cũ của em.

5. Bài tập Tết lớp 3 - Số 5

A. Kiểm tra đọc

I/ Đọc thành tiếng (6 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây trong bài Tập đọc đã học (SGK Tiếng Việt 3, tập một) và trả lời câu hỏi (TLCH); sau đó tự đánh giá, cho điểm theo hướng dẫn ở Phần hai (Giải đáp – Gợi ý)

(1) Cậu bé thông minh (từ Hôm sau, đến luyện thành tài – Đoạn 3)

TLCH: Trong cuộc thử tài này, cậu bé đã yêu cầu điều gì? vì sao cậu bé lại yêu cầu như vậy?

(2) Cô giáo tí hon (từ Bé treo nón đến nói không kịp hai đứa lớn)

TLCH: Bé đóng vai cô giáo dạy các em như thế nào?

(3) Chiếc áo len (từ Nằm cuộn tròn đến cho cả hai anh em – Đoạn 4)

TLCH: Lan ân hận và muốn làm gì?

(4) Ông ngoại (từ Trong cái vắng lặng của ngôi trường đến đời đi học của tôi sau này)

TLCH: Khi được ông ngoại dẫn đến thăm trường, điều gì đã làm cho tác giả xúc động?

(5) Bài tập làm văn (từ Đến đây, tôi bỗng thấy bí đến “Em còn giặt bít tất”–Đoạn 2)

TLCH: Vì sao Cô-li-a thấy khó viết bài tập làm văn?

II/ Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm)

Người bán mũ và đàn khỉ

Có người đem một gánh mũ đi chợ bán. Giữa đường, trời nóng nực, anh ta ngồi nghỉ dưới một gốc cây, che mũ lên đầu rồi thiu thiu ngủ.

Đàn khỉ trên cây thấy vậy, đợi anh ta ngủ say bèn kéo xuống lấy mỗi con một chiếc mũ, đội lên đầu rồi leo tót lên cây. Tỉnh dậy, thấy mất mũ, anh kia nhìn lên cây, thấy lũ khỉ đội mũ của mình liền lấy đá ném. Đàn khỉ bắt chước, dùng quả cây ném xuống. Anh ta tức giận la hét om sòm, vò đầu bứt tai vẻ khổ sở lắm. Đàn khỉ cũng nhăn nhó nhại lại. Anh ta không biết làm thế nào, liền giật chiếc mũ trên đầu ném xuống đất, ngồi ôm mặt khóc. Đàn khỉ thấy vậy cũng bắt chước giật hết mũ trên đầu ném xuống đất.

Anh chàng bán mũ mừng rỡ nhặt lấy mũ rồi lại gánh đi bán.

(Truyện ngụ ngôn Việt Nam)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Khi thấy đàn khỉ lấy mũ, người bán mũ đã làm gì?

a - Leo lên cây đòi khỉ trả mũ

b - Lấy đá ném đàn khỉ trên cây

c - La hét lũ khỉ, đòi trả lại mũ

2. Hành động nào giúp người bán mũ nhặt lại đủ số mũ để đi chợ bán?

a - Giật chiếc mũ trên đầu ném xuống đất

b - Giật mũ trên đầu ném đàn khỉ trên cây

c - Giật mũ, vò đầu bứt tai vẻ khổ sở lắm

3. Câu chuyện cho thấy điểm gì nổi bật ở loài khỉ?

a - Hay lấy trộm mũ của người khác

b - Hay nhăn nhó, nhại người khác

c - Hay bắt chước theo người khác

4. Cụm từ nào dưới đây có sử dụng biện pháp so sánh?

a - Rung cây dọa khỉ

b - Bắt chước như khỉ

c - Ném đá đuổi khỉ

B. Kiểm tra viết

I/ Chính tả nghe – viết (5 điểm)

Hạt thóc

Cái ngày còn mặc áo xanh

Thóc nằm bú sữa trên nhành lúa tươi

Thóc xoa phấn trắng quanh người

Cho thơm cả ngọn gió xuôi mặt cầu

Lớn rồi, thóc mặc áo nâu

Dầm mưa dãi nắng nuôi bầu sữa căng

Chờ ngày, chờ tháng, chờ năm

Nứt tung vỏ trấu tách mầm cây non …

(Kim Chuông)

II/ Tập làm văn (5 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) kể lại buổi đầu em đi học, theo gợi ý sau:

a) Em đến trường đi học lần đầu vào buổi sáng hay buổi chiều?

b) Hôm ấy, em đi học một mình hay có ai đưa đi?

c) Trên đường tới trường, em nhìn thấy những cảnh gì?

d) Buổi đầu đi học, điều gì làm cho em thấy lạ lùng, bỡ ngỡ?

e ) Lúc đó, em mong muốn điều gì?

Lời giải chi tiết:

A. Kiểm tra đọc

I/ Đọc thành tiếng

(1) Cậu bé thông minh (từ Hôm sau, đến luyện thành tài – Đoạn 3)

Trả lời câu hỏi: Trong cuộc thử tài này, cậu bé yêu cầu sứ giả tâu vua rèn chiếc kim khâu thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim làm ba mâm cỗ theo lệnh vua.

- Cậu bé yêu cầu vua một việc không thể thực hiện được để vượt qua thử thách mà ngài đưa ra.

(2) Cô giáo tí hon (từ Bé treo nón đến nói không kịp hai đứa lớn)

Trả lời câu hỏi: Bé cố gắng bắt chước dáng vẻ của cô giáo khi lên lớp để dạy các em nhỏ:

- Bé kẹp tóc, thả ống quần uống, lấy cái nón của má đội lên đầu, bắt chước dáng đi của cô giáo khi bước vào lớp.

- Bé treo nón, mặt tỉnh khô, bẻ một nhánh trâm bầu làm thước.

- Bé đưa mắt nhìn đám học trò, tay cầm nhánh trâm bầu nhịp nhịp trên bảng. Nó đánh vần từng tiếng cho đàn em đánh vần theo.

(3) Chiếc áo len (từ Nằm cuộn tròn đến cho cả hai anh em – Đoạn 4)

TLCH: Lan ân hận và muốn làm gì?

Trả lời câu hỏi: Lan ân hận vì đã đòi mẹ mua chiếc áo len bằng tiếng mua áo ấm của hai anh em. Lan muốn xin lỗi mẹ và nói với mẹ rằng em không thích chiếc áo đó nữa, Lan muốn mẹ để tiền mua áo cho cả hai anh em.

(4) Ông ngoại (từ Trong cái vắng lặng của ngôi trường đến đời đi học của tôi sau này)

TLCH: Khi được ông ngoại dẫn đến thăm trường, điều gì đã làm cho tác giả xúc động?

(5) Bài tập làm văn (từ Đến đây, tôi bỗng thấy bí đến “Em còn giặt bít tất”–Đoạn 2)

Trả lời câu hỏi: Cô-li-a thấy khó viết bài tập làm văn vì ở nhà mẹ thường làm mọi việc để dành thời gian cho Cô-li-a học tập.

II/ Đọc thầm và làm bài tập

1. Khi thấy đàn khỉ lấy mũ, người bán mũ đã lấy đá ném đàn khỉ trên cây.

Chọn đáp án: b

2. Hành động giúp người bán mũ nhặt lại đủ số mũ để đi chợ bán là: giật chiếc mũ trên đầu ném xuống đất.

Chọn đáp án: a

3. Câu chuyện cho biết thấy điểm nổi bật ở loài khỉ đó là: Hay bắt chước theo người khác.

Chọn đáp án: c

4. Cụm từ có sử dụng biện pháp so sánh đó là: Bắt chước như khỉ

Chọn đáp án: b

B. Kiểm tra viết

I/ Chính tả

II/ Tập làm văn

Sáng mùa thu của ba năm trước là lần đầu tiên em được đến trường đi học. Hôm đó, trời trong xanh, mẹ dẫn em đi trên con đường rợp bóng mát. Dọc đường đi, người ta chăng đầy những biểu ngữ chào đón học sinh vào lớp một. Em nhìn xung quanh, rất nhiều bạn nhỏ cũng được bố mẹ đưa đến trường giống như em. Hàng cây hai bên đường như đang reo vui cổ vũ chúng em. Lòng em cứ nâng nâng, vui vui suốt cả chặng đường. Khi tới trường, lớp học, thầy cô và bạn bè mới làm em cảm thấy lạ lùng, bỡ ngỡ. Em mong sao ngay lúc này có bố mẹ, có thầy cô, có bạn bè cũ ở bên cạnh. Em cứ rụt rè, e ngại không biết nên bước đi đâu, làm gì. Cô giáo dịu dàng an ủi, vỗ về đám học sinh chúng em. Em mong sao có thể nhanh chóng hòa nhập với thầy cô, với bạn bè mới. Em hứa sẽ học tập thật tốt để bố mẹ luôn vui lòng.

6. Bài tập Tết lớp 3 - Số 6

PHẦN 1. ĐỌC HIỂU

1. Đọc thành tiếng

Những điều lý thú về tên người

Các dân tộc trên thế giới, thậm chí các vùng trong một nước có những tục lệ rất khác nhau trong việc đặt và sử dụng tên người.

Ở nhiều dân tộc, tên người gồm họ và tên. Ngoài họ, tên, một số dân tộc còn thêm tên đệm (người Việt), phụ danh (người Nga). Ví dụ: đọc tên một người Nga là Vích-to Xéch-ghê-ê-vích Rô-ma-nốp, ta biết anh ấy tên là Vích-to, bố là Xéc-gây, thuộc dòng họ Rô-ma-nôp.

Ngược lại, người một số dân tộc khác chỉ có tên, không có họ. Người Hà Nhì ở Lai Châu, Nghĩa Lộ lấy tên cha làm họ cho con. Ở một số vùng thuộc tỉnh Hà Tây, người ta lấy tên đệm của cha làm họ cho con gái. Ví dụ: cha là Đỗ Minh Vượng, con gái là Minh Thị Phúc.

(Tổng hợp từ báo chí trong nước và nước ngoài)

2. Trả lời câu hỏi

Em hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

a. Theo bài đọc, dân tộc Việt Nam khi đặt tên thường có thêm gì:

A. Tên địa danh

B. Tên riêng

C. Tên đệm

b. Theo bài đọc, khi đặt tên, người Nga thường gồm có những bộ phận gì ở trong tên?

A. Họ, tên, tên đệm

B. Họ, tên, phụ danh

C. Phụ danh, tên đệm

c. Người Hà Nhì ở Lai Châu, Nghĩa Lộ đã lấy tên cha để làm gì cho con?

A. Làm tên cho con

B. Làm họ cho con

C. Không làm gì cả

d. Một số người dân ở đâu lấy tên đệm của cha làm họ cho con gái?

A. Hà Tây

B. Cao Bằng

C. Lạng Sơn

PHẦN 2. VIẾT

1. Chính tả: Nghe - viết:

Ngược lại, người một số dân tộc khác chỉ có tên, không có họ. Người Hà Nhì ở Lai Châu, Nghĩa Lộ lấy tên cha làm họ cho con. Ở một số vùng thuộc tỉnh Hà Tây, người ta lấy tên đệm của cha làm họ cho con gái. Ví dụ: cha là Đỗ Minh Vượng, con gái là Minh Thị Phúc.

2. Tập làm văn

Đề bài: Viết đoạn văn ngắn từ 6 đến 8 câu tả một đồ dùng cá nhân em thích

Bài làm:

Mỗi ngày đi học, em đều mang bình nước nhỏ bên mình. Chiếc bình có hình dáng vô cùng bắt mắt. Nắp bình màu xanh nước biển, có thể vặn ra, xoáy vào để uống nước. Thân bình in rất nhiều con vật khác nhau. Bình có thể đựng cả nước nóng và nước lạnh nên khá tiện lợi. Chiếc bình có khắc các kí tự chỉ thời gian giống như chuông báo thức nhắc em uống nước mỗi ngày. Em sẽ sử dụng nó cẩn thận.

>> Viết đoạn văn ngắn từ 6 đến 8 câu tả một đồ dùng cá nhân em thích

.....................

Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn bài tập ôn Tết lớp 3. Các em học sinh có thể tham khảo thêm toàn bộ đề thi học kì 1 lớp 3, đề thi học kì 2 lớp 3 đầy đủ, chuẩn bị cho các bài thi môn Toán lớp 3 cùng môn Tiếng Việt lớp 3 đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
70
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 3 Chương trình mới

    Xem thêm