Đề cương ôn tập Tết lớp 5 năm 2023
Đề cương ôn tập Tết lớp 5 bao gồm 2 môn Toán, Tiếng Việt cho các em học sinh ôn tập tại nhà trong thời gian nghỉ Tết nguyên đán sắp tới. Mời các bậc phụ huynh, các thầy cô tải về cho các em học sinh luyện tập.
Đề cương ôn tập Tết lớp 5
Bài ôn tập Tết môn Toán lớp 5
Bài 1: Một lớp học có 12 nữ và 18 nam. Tìm tỉ số phần trăm của số học sinh nam so với số học sinh cả lớp?
Bài 2: Lãi suất tiết kiệm là 0,5% một tháng, một người tiết kiệm 5.000.000 đồng. Sau một tháng số tiền lãi được bao nhiêu?
Bài 3: Kết quả điều tra về ý thích một số môn thể thao của 100 học sinh khối 5 là: 12% đá cầu, 25% cầu lông, 13% cờ vua, 50% đá bóng. Tính số học sinh mỗi môn?
Bài 4: Cho hình bên, tính diện tích
a. Tam giác AND, NAC, NDC
b, Hình thang NBCD
Bài 5: Một hình thang có đáy bé là 12 cm, đáy lớn gấp rưỡi đáy bé, chiều cao bằng trung bình cộng hai đáy. Tính diện tích hình thang?
Bài 6: Cho hình thang ABCD đáy bé AB , đáy lớn CD, hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O. Tìm và giải thích các cặp tam giác có diện tích bằng nhau?
Bài 7: Cho tam giác vuông ABC tổng độ dài 2 cạnh góc vuông AB và AC là 8,4 cm. Cạnh AB = 2/3 cạnh AC. Tính diện tích tam giác.
Bài 8: Một hình thang có diện tích 30 cm2, chiều cao 5cm. Tính độ dài mỗi đáy biết đáy bé kém đáy lớn 2 cm?
Bài 9: Một mảnh đất hình tam giác độ dài đáy 25 m. Nếu kéo dài độ dài đáy này thêm 2,5 m thì diện tích mảnh đất tăng thêm 22,5 m2. Tính diện tích mảnh đất?
Bài 10: Một bánh quay được 100 vòng và người đó đã đi được 471 mét. Tính bán kính của bánh xe?
Bài 11: Mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 16 mét, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài. Trên mảnh đất này người ta đào một cái ao hình trong có bán kính 4 m, phần còn lại để trồng hoa. Tính diện tích phần trồng hoa?
>> Tham khảo: Bài tập Tết môn Toán lớp 5
Bài ôn tập Tết môn Tiếng Việt lớp 5
Bài 1: Xác định các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong mỗi câu sau:
a, Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em thế giới đều cắp sách tới trường.
b, Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm.
c, Do học hành chăm chỉ, chị tôi luôn đứng đầu lớp suốt cả năm học.
Bài 2. Tìm từ sai trong từng câu dưới đây và sữa lại cho đúng:
a. Chúng ta cần tố cáo khuyết điểm của bạn để giúp nhau tiến bộ. (chỉ ra)
b. Một không khí nhộn nhịp bao phủ thành phố. (sôi động)
Bài 3. Mỗi câu sau đây là câu đơn hay câu ghép? Phân tích cấu tạo các câu đó?
a. Gió càng to, con thuyền càng lướt nhanh trên mặt biển.
b. Học sinh nào chăm chỉ thì học sinh đó có kết quả cao trong học tập.
c. Mặc dù nhà nó xa nhưng nó không bao giờ đi họ muộn.
d. Mây tan và mưa lại tạnh.
đ. Bé thích làm kĩ sư giống bố và thích làm cô giáo như mẹ.
Bài 4. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau và nêu tác dụng của các trạng ngữ trong câu.
a. Trên các hè phố, trước cổng các cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô trở vào,
hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi khắp thủ đô.
b. Vì sợ rét, Hồng cắt lá chuối khô che kín chuồng gà.
c. Trong lớp, Cô giáo giúp đỡ bạn Nam nhiều nhất.
d, Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, biển đổi sang màu xanh lục.
e, Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím.
Bài 5: Xác định từ loại của những từ được gạch chân:
a, Mấy hôm nay bạn ấy suy nghĩ dữ lắm.
b, Tôi rất trân trọng những suy nghĩ của bạn.
c, Trong trận bóng đá chiều nay, đội lớp 5A đã chiến thắng giòn giã. .
d, Sự chiến thắng của đội lớp 5A, có công đóng góp của cả trường.
Bài 6: Em hãy giải thích ý nghĩa của các thành ngữ sau:
a, “ Một nắng hai sương ”: ...........
b, “ Ở hiền gặp lành”: .....................
Bài 7: Cho đoạn văn sau:
“ Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương tom tóp, lúc đầu còn loáng thoáng, dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền”.
Tìm những từ láy có trong đoạn văn trên.
Bài 8: Ghép các tiếng sau thành 8 từ ghép có nghĩa tổng hợp: giá, lạnh, rét, buốt.
Bài 9. Viết đoạn văn ngắn tả lại một nhân vật trong chuyện em đã đọc.
GV gợi ý cho HS lựa chọn ý để viết đoạn văn tả nhân vật trong chuyện: VD như Tấm , Cám, Người anh, em trong chuyện cây khế... chú ý làm nổi bật được đặc điểm của nhân vật.
Bài 10. Viết đoạn văn mở bài và đoạn văn kết bài cho bài văn: Tả lại một bạn đang chơi thể thao trên sân.
GV gợi ý cho HS viết vào vở theo 2 kiểu mở bài và hai kiểu kết bài .
Bài 11. Đọc các câu thơ sau. Trích “Tre Việt Nam ”– Nguyễn Duy.
“Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con”
Em thấy đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp? Hãy nêu ý nghĩa đẹp đẽ và sâu sắc của những hình ảnh đó?
Gợi ý:
* Những hình ảnh đẹp: Đâu chịu mọc cong. Đã nhọn như chông. Lưng trần phơi nắng phơi sương . Manh áo cộc, nhường cho con.
* Nêu bật được 2 ý:
- Tinh thần bất khuất, không chịu khuất phục trước kẻ thù của dân tộc ta.
- Lòng yêu thương đùm bọc giống nòi của dân tộc ta.
>> Tham khảo: Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 5
Ngoài đề cương ôn tập Tết môn Toán, Tiếng Việt lớp 5 trên các em học sinh tham khảo đề thi học kì 1 lớp 5 và đề thi học kì 2 lớp 5 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 5 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện