Các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thạch Sanh
Các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thạch Sanh
Hãy chỉ ra các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thạch Sanh là nội dung câu hỏi 4 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Cánh Diều. Để trả lời câu hỏi này, mời các em tham khảo tài liệu dưới đây nhé:
Đề bài: Câu 4 SGK Ngữ văn 6 tập 1 sách Cánh Diều
Hãy chỉ ra các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện. Những chỉ tiết này có tác dụng gì trong việc khắc hoạ nhân vật Thạch Sanh?
Gợi ý trả lời
Các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thạch Sanh mẫu 1
Những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện:
Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng già tốt bụng.
Người vợ mang thai mấy năm mãi mới sinh được một cậu con trai.
Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông cho Thạch Sanh.
Chằn tinh có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người.
Chằn tinh hiện nguyên hình là con trăn khổng lồ, khi chết đi để lại bộ cung tên bằng vàng bên mình.
Đại bàng là con yêu tinh trên núi, có nhiều phép lạ.
Thái tử con vua Thủy Tề mời chàng xuống chơi thủy cung.
Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên trong ngục khiến công chúa cười nói vui vẻ trở lại; khiến quân giặc bủn rủn tay chân, không còn nghĩ gì đến chuyện đánh nhau nữa.
Niêu cơm của Thạch Sanh bé xíu cứ ăn hết lại đầy.
+ Tác dụng của những chi tiết trên trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật của truyện:
Cán cân công lí, thể hiện khát vọng công bằng, ước mơ và niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu.
Tăng sức hấp dẫn, sinh động, lôi cuốn cho câu chuyện.
Các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thạch Sanh mẫu 2
Những chi tiết hoang đường, kì ảo | Ý nghĩa |
- Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng già tốt bụng. - Người vợ có mang nhưng mấy năm sau mới đẻ. - Vua sai thiên thần xuống dạy Thạch Sanh đủ loại võ nghệ và phép thần thông. | Khẳng định nguồn gốc cao quý, sự lớn lên phi thường của Thạch Sanh. |
- Thạch Sanh giết chằn tinh, có được bộ cung bằng vàng. - Giết đại bàng cứu được công chúa và con trai vua Thủy Tề. | Khẳng định sức mạnh chính nghĩa, trừ hại cho dân của Thạch Sanh. |
- Hồn ma chằn tinh và đại bàng hãm hại Thạch Sanh. | Sức sống dai dẳng của cái ác. |
- Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên trong ngục giúp công chúa nói được trở lại, chàng được minh oan. Và tiếng đàn khiến binh sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ gì đến chuyện đánh nhau nữa. | Tượng trưng cho công lí, cho sức mạnh của chính nghĩa luôn chiến thắng. Nó cũng là quan niệm và ước mơ về công lí, đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình. |
- Niêu cơm của Thạch Sanh bé xíu nhưng quân sĩ 18 nước ăn mãi, ăn mãi không hết. | Thể hiện tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta qua đó thể hiện ước mơ về cuộc ống no đủ của nhân dân lao động.Người vợ có mang nhưng mấy năm sau mới đẻ. |
Các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thạch Sanh mẫu 3
Các chi tiết kì ảo và ý nghĩa của chúng:
- Thạch Sanh là thái tử do Ngọc Hoàng phái xuống đầu thai làm con vợ chồng nhà nọ. Bà mẹ mang thai mấy năm mà không sinh => Khẳng định nguồn gốc cao quý, tài năng phi thường của Thạch Sanh
- Được thiên thần dạy đủ các môn võ nghệ, mọi phép thần thông => khẳng định nguồn gốc cao quý, tài năng phi thường của Thạch Sanh
- Cậu giết chằn tinh và đại bàng => khẳng định nguồn gốc cao quý, tài năng phi thường của Thạch Sanh
- Cứu con trai vua Thủy Tề và được mời xuống chơi Thủy Cung => người hiền sẽ gặp lành
- Hồn chằn tinh và đại bàng tìm cách vu oan cho Thạch Sanh => sức sống dai dẳng của cái ác.
- Niêu cơm thần ăn mãi không hết=> ước mơ về cuộc ống no đủ của nhân dân lao động.
- Cây đàn thần làm cho Thạch Sanh giải oan nó còn làm cho đất nước hòa bình => tượng trưng cho công lí, cho sức mạnh của chính nghĩa
=> Những chi tiết này nhằm tăng sức hấp dẫn cho truyện thể hiện quan niệm của người dân lao động về công lí và mơ ước ở đời.
Tham khảo phần Soạn bài: Soạn bài Thạch Sanh Cánh Diều
Chuyên mục Ngữ Văn 6 Cánh Diều giúp các bạn soạn bài, soạn văn đầy đủ cả năm chương trình sách Cánh Diều.