Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cảnh ngày hè lớp 10

VnDoc xin trân trọng giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 10: Cảnh ngày hè được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 10. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

I. Khái quát về tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm Cảnh ngày hè 

1. Khái quát về Tác giả Nguyễn Trãi

a. Tiểu sử tác giả Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi (1380 - 1442) hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội). Thân sinh là Nguyễn Ứng Long (sau đổi thành Nguyễn Phi Khanh) một nhà nho nghèo, học giỏi, đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) thời Trần. Mẹ là Trần Thị Thái, con quan tư đồ (ngang Tể tướng) Trần Nguyên Đán.

Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình mà bên nội cũng như bên ngoại đều có hai truyền thống lớn: yêu nước và văn hóa, văn học.

Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, cùng cha làm quan dưới triều nhà Hồ. Năm 14074, giặc Minh cướp nước, cha ông bị bắt sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi khắc sâu lời dạy của cha, sau khi thoát khỏi sự giam lỏng của giặc Minh ông tìm vào Lam Sơn theo Lê Lợi khởi nghĩa.

Cuối năm 1427 đầu năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi hăm hở tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên do mâu thuẫn nội bộ triều đình, ông bị bắt giam và không còn được tin tưởng như trước, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn ở Côn Sơn.

Năm 1440, ông được Lê Thái Tông mời ra giúp việc nước. Năm 1442, Nguyễn Trãi bị oan án Lệ Chi viên và bị tru di tam tộc. Năm 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi sau đó cho sưu tầm lại thơ văn của ông và tìm con cháu còn sống sót để bổ làm quan.

Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa lớn. Năm 1980, UNESCO đã công nhận Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới.

b. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học, trong sáng tác chữ Hán và chữ Nôm, trong văn chính luận và thơ trữ tình. Ông để lại một khối lượng sáng tác lớn với nhiều tác phẩm có giá trị.

Trong văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận lỗi lạc nhất. Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt các áng văn chính luận của Nguyễn Trãi là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân. Văn chính luận của Nguyễn Trãi đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực từ việc xác định đối tượng, mục đích để sử dụng bút pháp thích hợp đến kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.

2. Tác phẩm Cảnh ngày hè

a/ Quốc âm thi tập

- Là tập thơ Nôm sớm nhất Việt Nam – mở đường cho sự phát triển của thơ tiếng Việt.

- Gồm 254 bài thơ, là tập thơ Nôm cổ nhất và được đánh giá vào loại hay nhất

- Bố cục: chia làm 4 phần

- Nội dung: Phản ánh vẻ đẹp toàn diện Nguyễn Trãi: người anh hùng với lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân; nhà thơ với tình yêu thiên nhiên, con người, cuộc sống,...

- Sáng tác theo thể thơ Nôm đường luật, có xen câu lục ngôn với câu thất ngôn

b/ Bài thơ "Cảnh ngày hè"

- Xuất xứ: Là bài thứ 43 thuộc phần “Bảo kính cảnh giới” (gương báu răn mình), ở phần vô đề của Quốc âm thi tập

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ ra đời trong những năm Nguyễn Trãi là nhàn quan, không được vua tin dùng như trước.

- Thể thơ: Thất ngôn xen lục ngôn

II. Đọc hiểu văn bản Cảnh ngày hè 

Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương

a/ Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống

- Màu sắc: xanh; đỏ; hồng và màu của ánh mặt trời lúc sắp lặn. ⇒ tươi tắn, rực rỡ mà không chói chang

- Âm thanh:

+ Tiếng ve dắng dỏi ⇒ tiếng đàn.

+ Âm thanh của thiên nhiên.

+ Tiếng chợ cá lao xao ⇒ Âm thanh của cuộc sống thanh bình.

- Động từ: đùn đùn; giương; phun; tiễn ⇒ thể hiện trạng thái của cảnh vật: dù là cuối ngày nhưng sức sống căng tràn, bên trong sự vật tuôn trào ra ngoài không dứt. cảnh vật giàu sức sống.

- Câu thơ 3 và 4 nhịp thơ không phải là 4/3 như thơ Đường. ở hai câu này nhịp thơ 3/4 nhấn mạnh trạng thái của cảnh.

⇒ Qua cảm nhận của tác giả bức tranh thiên nhiên ngày hè hiện lên thật sống động, có sự hài hòa giữa đường nét, màu sắc, âm thanh, con người và cảnh vật. cảnh được đón nhận từ gần đến xa, từ cao đến thấp. Cấu trúc đăng đối hài hòa.

b/ Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân

* Sáu câu đầu

- Câu một tâm thế đón nhận cảnh: Nhịp thơ 1/2 /3 chậm ⇒ thể hiện sự thư thái khi đón nhận cảnh.

- Năm câu tiếp theo: tác giả đón nhận thiên nhiên cuộc sống bằng nhiều giác quan.

+ Thị giác: nhìn thấy màu sắc. Khứu giác: mùi hương hoa sen.

+ Thính giác: tiếng ve kêu Liên tưởng: tiếng ve như tiếng đàn…

+ Xúc giác: hóng mát.

→ Tác giả có tình yêu thiên nhiên nồng nàn mà tinh tế. Đó là cội nguồn sâu xa của tấm lòng yêu đời, yêu cuộc sống Hai câu kết: tấm lòng yêu thương nhân dân. Ước mong, khát vọng cao đẹp về một cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho muôn dân

- Nhịp thơ: câu cuối 6 tiếng, ngắn gọn, dồn nén cảm xúc của cả bài thơ (Việt hóa) Tư tưởng nhân nghĩa – điểm kết tụ của hồn thơ Ức trai – là lí tưởng hoài bão một đời ôm ấp, canh cánh bên lòng của Nguyễn trãi. ó Tứ thơ vận động từ thiên nhiên đến cuộc sống con người và kết tụ ở khát vọng của nhà thơ.

III. Tâm tình của thi nhân qua bài thơ Cảnh ngày hè

- Câu thơ đầu tiên: Gợi trạng thái nhàn rỗi cả ngày dài để hóng mát. Cách dùng từ "thuở ngày trường" với cách ngắt nhịp khá bất thường 1/2/3 → những xôn xao trong tâm trạng: có gì đó chán ngán trong cảnh sống nhàn rỗi "bất đắc dĩ".

- Nguyễn Trãi là nhà thơ của thiên nhiên nên dù trong hoàn cảnh nào tâm hồn của nhà thơ cũng rộng mở để đón nhận thiên nhiên nên những phút nhàn rỗi ngoài ý muốn trong thuở ngày buồn ấy đã gợi cảm hứng đưa nhà thơ đến với một mùa hè rất đẹp...

- Hai câu thơ cuối: "Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng/ Dân giàu đủ khắp đòi phương". Giúp ta hiểu được bản giao hưởng mùa hè cũng là khúc nhạc lòng của tác giả. Bởi đối với Nguyễn Trãi không có khúc nhạc nào vui hơn khúc nhạc đời sống: dân no ấm, hạnh phúc.

- Bài thơ tả cảnh mà cũng là tả tình; đó là cái tình của con người muốn gạt bỏ nỗi buồn chán, muốn được cống hiến, muốn được gắn bó với đời, với người mà suốt đời phải ngồi không, phải sống cô độc. Đối với người dân, Nguyễn Trãi là con người yêu đời, yêu cuộc sống và là người có một tấm lòng ưu ái với dân, với nước.

- Điểm kết tụ của bài thơ không phải là thiên nhiên mà là hình ảnh con người. Nguyễn Trãi mong cho dân giàu đủ nhưng đó phải là hạnh phúc cho tất cả mọi người, mọi nơi.

- Hai câu thơ cuối là khúc nhạc lòng của tác giả trước xúc cảm về cảnh vật, tấm lòng của con người lo cho dân, cho nước với khát vọng muôn nơi nhân dân được no ấm, đất nước được mạnh giàu.

IV. Dàn ý phân tích bài thơ Nhàn

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi và bài thơ Cảnh ngày hè.

2. Thân bài

Rồi hóng mát thuở ngày trường

Khung cảnh nhàn rỗi, ung dung, tự tại của tác giả không hề vướng bận sự đời.

Hòe đục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Bức tranh thiên nhiên với nhiều hình ảnh và những nét nổi bật về màu sắc mang nét đặc trưng riêng của không gian mùa hè.

Màu xanh của lá hòe tạo thành một bóng mát khổng lồ gợi cho ta sự mát mẻ.

Động từ "đùn đùn" có sức bao quát cảnh vật rất lớn, vừa gợi được sức sống mãnh liệt của thiên nhiên, vừa gợi cảm giác phóng khoáng.

Màu đỏ thắm của hoa lựu cùng sắc hồng nhẹ nhàng của hoa sen ta hương thơm ngát.

→ Một bức tranh đủ sắc và hương vừa sang trọng, gần gũi, tươi tắn, rực rỡ, thiên nhiên không những đẹp mà còn mang bao cảm xúc tinh tế.

Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

Tiếng "lao xao" âm vang từ chợ cá, làng chài vọng đến đó là tín hiệu của cuộc sống nhộn nhịp đan xen vào cảm nhận của nhà thơ về thiên nhiên thanh bình → Nguyễn Trãi đang chủ động hướng cảm nhận của mình đến cuộc sống của những người dân làng chài để bản thân không tạo một khoảng cách quá xa với nhân dân.

Tiếng ve "dắng dỏi", âm thanh mảnh, dứt khoát, nhịp nhàng được so sánh với tiếng đàn là một liên tưởng so sánh rất độc đáo của Nguyễn Trãi → tràn đầy sức sống.

→ Bức tranh thiên nhiên qua con mắt của Nguyễn Trãi là sự hòa phối hoàn hảo giữa màu sắc âm thanh, giữa thiên nhiên và cuộc sống con người.

Dẽ có Ngu Cầm đàn một tiếng
Dân giàu nước mạnh khắp đòi phương.

Mong muốn chân thành, một khát vọng cao đẹp của một triết nhân: mong có cây đàn của vua Nghiêu Thuấn để gảy khúc Nam Phong → một điển tích tác giả sử dụng nhằm ca ngợi cuộc sống thanh bình của nhân dân.

→ Tuy đã lánh mình tránh xa nơi "ồn ào" nhưng trong Nguyễn Trãi vẫn luôn nung nấu hoài bão cống hiến cho xã tắc, cho giang sơn để dân giàu nước mạnh, ấm no hạnh phúc..

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

---------------------------------------

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Với nội dung bài Cảnh ngày hè các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về hoàn cảnh sáng tác, giá trị nghệ thuật và nhân đạo được Nguyễn Trãi gửi gắm qua bài thơ Cảnh ngày hè  ...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 10: Cảnh ngày hè. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 10, Soạn văn 10 ngắn gọn, Soạn văn 10 siêu ngắn, Văn mẫu lớp 10, Soạn văn 10. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Ngữ Văn 10 KNTT

    Xem thêm