Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12 trường THPT Thuận An, Thừa Thiên Huế năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12 trường THPT Thuận An, Thừa Thiên Huế năm học 2015 - 2016. Đề thi gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm nằm trong phạm vi kiến thức SGK môn Sinh học lớp 12 học kì 1 với thời gian làm bài là 40 phút. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12 trường THPT Lưu Hoàng, Hà Nội năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12 trường THPT Lê Hồng Phong, Đăk Lăk năm học 2015 - 2016

SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ
TRƯỜNG THPT THUẬN AN
ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: SINH HỌC - LỚP 12
Thời gian làm bài: 40 phút

Câu 1: Một gen có 3900 liên kết hyđrô, dài 5100 angstrong. Số nuclêôtit từng loại của gen là:

A. A = T = 1200; G = X = 1800. B. A = T = 1800; G = X = 1200.
C. A = T = 900; G = X = 600. D. A = T = 600; G = X = 900.

Câu 2: Các bệnh di truyền do đột biến gen lặn nằm ở NST giới tính X thường gặp ở nam giới, vì nam giới

A. Chỉ mang 1 NST giới tính X. B. Dễ xảy ra đột biến.
C. Chỉ mang 1 NST giới tính Y. D. Dễ mẫm cảm với bệnh.

Câu 3: Xét các bệnh tật di truyền do đột biến ở người như sau:

(1) Bệnh phêninkêtô niệu. (2) Hội chứng Đao. (3) Ung thư máu. (4) Bệnh máu khó đông. (5) Tật dính ngón tay số 2 và số 3.

Các bệnh tật di truyền do đột biến NST gây ra gồm:

A. (1), (4). B. (2), (5). C. (4), (5). D. (2), (3).

Câu 4: Ở cấp độ phân tử, nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế

A. Nhân đôi, tổng hợp ARN. B. Nhân đôi, phiên mã, dịch mã.
C. Tổng hợp ADN, dịch mã. D. Tổng hợp ADN, tổng hợp ARN

Câu 5: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là

A. Ưu thế lai B. Thoái hóa giống C. Bất thụ. D. Siêu trội.

Câu 6: Hiện tượng tế bào phân chia vô tổ chức thành khối u và sau đó di căn được gọi là

A. Ung thư. B. Bướu độc. C. Tế bào độc. D. Tế bào hoại tử.

Câu 7: Trong thực tiễn sản xuất, vì sao các nhà khuyến nông khuyên "không nên trồng một giống lúa duy nhất trên diện rộng"?

A. Vì qua nhiều vụ canh tác giống có thể bị thoái hoá, nên không còn đồng nhất về kiểu gen làm năng suất bị sụt giảm.
B. Vì qua nhiều vụ canh tác, đất không còn đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng, từ đó làm năng suất bị sụt giảm.
C. Vì khi điều kiện thời tiết không thuận lợi giống có thể bị thoái hoá, nên không còn đồng nhất về kiểu gen làm năng suất bị giảm.
D. Vì khi điều kiện thời tiết không thuận lợi có thể bị mất trắng, do giống có cùng một kiểu gen nên có mức phản ứng giống nhau.

Câu 8: Một loài thực vật, gen A: cây cao; gen a: cây thấp; gen B: quả đỏ; gen b: quả trắng. Cho cây có kiểu gen Ab/aB giao phấn với cây có kiểu gen ab/ab thì tỉ lệ kiểu hình thu được ở F1 là:

A. 1 cây cao, quả trắng: 1 cây thấp, quả đỏ.
B. 3 cây cao, quả trắng: 1cây thấp, quả đỏ.
C. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng.
D. 9 cây cao, quả trắng: 7 cây thấp, quả đỏ.

Câu 9: Xét tính trạng màu hoa ở đậu thơm. Lai giữa hai cây thuần chủng mang các gen tương phản lai với nhau thu được thế hệ F1 100% cây hoa đỏ. Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn được F2 phân ly theo tỷ lệ 9 hoa đỏ: 7 hoa trắng. Xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng màu hoa:

A. Phân li. B. Tương tác cộng gộp.
C. Tương tác bổ sung. D. Phân li độc lập.

Câu 10: Đơn vị cấu trúc gồm một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit quấn quanh 8 phân tử histon ¾ vòng của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được gọi là

A. Nuclêôxôm B. ADN. C. Sợi cơ bản. D. Sợi nhiễm sắc

Câu 11: Một quần thể ở thế hệ P có cấu trúc di truyền 0,25AA: 0,40Aa: 0,35aa. Khi cho tự phối bắt buộc, cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 được dự đoán là:

A. 0,48AA: 0,24Aa: 0,28aa. B. 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa.
C. 0,57AA: 0,06Aa: 0,37aa. D. 0,425AA: 0,050Aa: 0,525aa

Câu 12: Hiện tượng di truyền liên kết xảy ra khi

A. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng cùng nằm trên một cặp NST tương đồng.
B. Không có hiện tượng tương tác gen và di truyền liên kết với giới tính.
C. Bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản.
D. Các gen nằm trên các cặp NST đồng dạng khác nhau.

Câu 13: Giả sử một NST có trình tự các gen là GHKLMN bị đột biến thành NST có các gen là GHMNKL. Đây là đột biến cấu trúc NST thuộc dạng:

A. Lặp đoạn. B. Đảo đoạn. C. Chuyển đoạn. D. Mất đoạn.

Câu 14: Đặc điểm nào dưới đây phản ánh sự di truyền qua chất tế bào?

A. Lai thuận, nghịch cho kết quả khác nhau
B. Lai thuận, nghịch cho kết quả giống nhau
C. Lai thuận, nghịch cho con có kiểu hình giống mẹ
D. Đời con tạo ra có kiểu hình giống mẹ

Câu 15: Operon Lac của vi khuẩn E.coli gồm có các thành phần theo trật tự:

A. Gen điều hòa – vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)
B. Vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)
C. Gen điều hòa – vùng vận hành – vùng khởi động – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)
D. Vùng khởi động – gen điều hòa – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)

Câu 16: Ở loài thực vật alen A: thân cao (trội hoàn toàn), a: thân thấp; B: quả tròn (trội hoàn toàn), b: quà dài. Các cặp gen này nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể. Cây dị hợp về 2 cặp gen giao phấn với cây thân thấp, quả dài thu được F1: 400 thân cao, quả tròn: 402 thân thấp, quả dài: 100 thân cao, quả dài: 101 thân thấp, quả tròn. Kiểu gen của cây dị hợp với tần số hoán vị là:

A. Ab/aB, f = 20% B. AB/ab, f = 40% C. AB/ab, f = 20% D. Ab/aB, f = 40%

Câu 17: Đột biến gen là:

A. Những biến đổi trong cơ thể sinh vật.
B. Những biến đổi trong vật liệu di truyền.
C. Những biến đổi trong cấu trúc của gen.
D. Những biến đổi trong cấu trúc của ARN.

Câu 18: Quy luật phân li độc lập thực chất nói về:

A. Sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân.
B. Sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh.
C. Sự phân li độc lập của các tính trạng.
D. Sự phân li kiểu hình theo tỷ lệ 9:3:3:1.

Câu 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được biểu hiện qua sơ đồ:

A. Gen (ADN) → tARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng.
B. Gen (ADN) → mARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng.
C. Gen (ADN) → mARN → tARN → Prôtêin → Tính trạng.
D. Gen (ADN) → mARN → tARN → Pôlipeptit → Tính trạng.

Câu 20: Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là:

3’...

AAA

XAA

TGG

GGA

...5’

Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN là

A. 5'...AAAGTTAXXGGT...3' B. 5'... GTTGAAAXXXXT...3'
C. 5'...TTTGTTAXXXXT...3' D. 5'... GGXXAATGGGGA...3'

Câu 21: Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử

A. mARN B. mARN và prôtêin C. ADN D. prôtêin

Câu 22: Quần thể nào sau đây có thành phần kiểu gen đạt trạng thái cân bằng?

A. 2,25%AA: 25,5%Aa: 72,25%aa B. 16%AA: 20%Aa: 64%aa
C. 36%AA: 28%Aa: 36%aa D. 25%AA: 11%Aa: 64%aa

Câu 23: Theo giai đoạn phát triển của cá thể và theo nhu cầu hoạt động sống của tế bào thì:

A. Tất cả các gen trong tế bào có lúc hoạt động có khi đồng loạt dừng.
B. Chỉ có một số gen trong tế bào hoạt động.
C. Phần lớn các gen trong tế bào hoạt động.
D. Tất cả các gen trong tế bào hoạt động.

Câu 24: Để tạo ra cơ thể mang bộ nhiễm sắc thể của 2 loài khác nhau mà không qua sinh sản hữu tính người ta sử dụng phương pháp

A. Chọn lọc cá thể. B. Đột biến nhân tạo. C. Kĩ thuật di truyền. D. Lai tế bào.

Câu 25: Phép lai nào sau đây được thấy trong phép lai phân tích?

I. Aa x aa; II. Aa x Aa; III. AA x aa; IV. AA x Aa; V. aa x aa.

Câu trả lời đúng là:

A. II, III. B. I, III. C. I, V. D. I, III, V.

Câu 26: Ở người, bệnh mù màu do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là

A.XMXM x XMY. B. XMXm x XmY.
C. XMXM x XmY. D. XMXm x XMY.

Câu 27: Trên một đoạn mạch khuôn của phân tử ADN có số nuclêôtit các loại như sau: A = 60, G = 120, X = 80, T = 30. Sau một lần nhân đôi đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp số nuclêôtit mỗi loại là bao nhiêu?

A. A = T = 200, G = X = 90 B. A = T = 150, G = X = 140.
C. A = T = 180, G = X = 11. D. A = T = 90, G = X = 200.

Câu 28: Khoa học ngày nay có thể điều trị để hạn chế biểu hiện của bệnh di truyền nào dưới đây?

A. Hội chứng Tơcnơ. B. Bệnh phêninkêtô niệu.
C. Hội chứng Claiphentơ. D. Hội chứng Đao.

Câu 29: Mỗi gen mã hóa prôtêin điển hình gồm các vùng:

A. Mã hóa, kết thúc. B. Điều hòa, vận hành, kết thúc.
C. Điều hòa, mã hóa, kết thúc. D. Điều hòa, vận hành, mã hóa.

Câu 30: Trong công nghệ gen, ADN tái tổ hợp là phân tử lai được tạo ra bằng cách nối đoạn ADN của

A. Tế bào cho vào ADN của plasmit. B. Tế bào cho vào ADN của tế bào nhận.
C. plasmít vào ADN của tế bào nhận. D. plasmít vào ADN của vi khuẩn E.coli

----------- HẾT ----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 12

    Xem thêm