Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lớp 10 năm 2019 lần 1
Thi thử Vật lý 10 năm 2019
BAN QUẢN TRỊ NHÓM 2003 VẬT LÝ KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2019
Môn: VẬT LÝ 10 – THPT
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 50 phút. Không kể thời gian phát đề
Ngày thi: 22 tháng 12 năm 2018
Câu 1. Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của một vật chuyển động tròn đều?
A. Véc-tơ vận tốc không thay đổi theo thời gian
B. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đường tròn
C. Véc-tơ gia tốc của vật luôn có chiều hướng vào tâm quỹ đạo
D. Véc-tơ gia tốc và véc-tơ vận tốc có phương vuông góc với nhau
Câu 2. Một ô tô bắt đầu chuyển động thẳng biến đổi đều từ trạng thái nghỉ. Sau 5s, vận tốc của ô tô đó là
10 m/s. Gia tốc chuyển động của ô tô này là
A. 0,5 m/s
2
B. 2 m/s
2
C. 1 m/s
2
D. 4 m/s
2
Câu 3. Khi tăng khoảng cách giữa hai vật lên gấp đôi thì lực hấp dẫn giữa chúng thay đổi như thế nào so
với ban đầu?
A. Tăng 4 lần B. Tăng 2 lần C. Giảm 2 lần D. Giảm 4 lần
Câu 4. Trạng thái cân bằng của con lật đật thuộc loại cân bằng nào?
A. Cân bằng bền B. Cân bằng không bền C. Cân bằng động D. Cân bằng phiếm định
Câu 5. Một vật được ném thẳng đứng lên trên từ mặt đất. Khi vật lên đến độ cao cực đại thì
A. Vận tốc của vật có giá trị cực đại B. Vận tốc của vật bằng 0
C. Gia tốc của vật đạt giá trị cực đại D. Gia tốc của vật bằng 0
Câu 6. Một chất điểm chuyển động tròn đều trên đường tròn có bán kính 10 cm với tốc độ góc 20 rad/s.
Vận tốc chuyển động của chất điểm là
A. 1 m/s B. 1,5 m/s C. 2 m/s D. 2,5 m/s
Câu 7. Một vật có mặt chân đế nằm cân bằng khi
A. Đường thẳng đứng qua trọng tâm của vật vuông góc với mặt chân đế
B. Đường thẳng đứng qua trọng tâm của vật gặp mặt chân đế
C. Trọng lực và phản lực có tác dụng làm vật quay theo cùng một chiều
D. Trọng lực và phản lực có giá cắt trục quay (không có tác dụng làm vật quay)
Câu 8. Một vật chịu tác dụng của lực F như hình vẽ.
Khi di chuyển chuyển điểm đặt của lực đến vị trí nào thì tác dụng
lực lên vật không thay đổi
A. Điểm A B. Điểm B
C. Điểm C D. Điểm D
Câu 9. Rơi tự do là một dạng của loại chuyển động nào sau đây?
A. Chuyển động thẳng đều B. Chuyển động nhanh dần đều
C. Chuyển động chậm dần đều D. Chuyển động tròn đều
Câu 10. Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 30 cm được treo thẳng đứng. Khi treo vật có khối lượng 100g
vào đầu dưới của lò xo thì chiều dài của nó khi cân bằng là 32 cm. Lấy g = 10 m/s
2
. Hệ số đàn hồi của lò
xo này là
A. 50 N/m B. 100 N/m C. 75 N/m D. 150 N/m
Câu 11. Lực tổng hợp của hai lực thành phần vuông góc có độ lớn lần lượt là
55
N và 10N là một lực
có độ lớn là
Mã đề thi 001
F
. A
.
D
. C
. B
A. 8 N B. 19 N C. 2 N D. 15 N
Câu 12. Ba vật 1, 2, 3, 4 có khối lượng là m
1
< m
2
< m
3
< m
4
chuyển động trên mặt sàn nằm ngang. Khi
gia tốc chuyển động của bốn vật này bằng nhau thì vật nào chịu tác dụng của lực có độ lớn nhỏ nhất?
A. Vật 1 B. Vật 2 C. Vật 3 D. Vật 4
Câu 13. Một ô tô chuyển động thẳng đều qua O với vận tốc 40 km/h. Nếu chọn gốc tọa độ tại O, mốc thời
gian là khi vật qua O thì phương trình chuyển động của vật là
A. x = 40 (km,h) B. x = 40t (km,h)
B. x = 40 + 40t (km,h) D. x = 40 – 40t (km,h)
Câu 14. Một vật chịu tác dụng của hai lực song song, cùng chiều có độ lớn lần lượt là 5N và 7N. Biết
khoảng cách giữa giá của hai lực là 48 cm. Giả sử, tổng hợp lực của hai lực trên có điểm đặt tại G.
Khoảng cách từ G đến điểm đặt của lực có độ lớn nhỏ hơn là
A. 32 cm B. 16 cm C. 20 cm D. 28 cm
Câu 15. Cho các nhận định sau
1, Cân bằng bền là trạng thái cân bằng mà trọng tâm của vật nằm thấp hơn so với các vị trí lân cận
2, Trọng tâm là điểm đặt mà lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên vật
3, Một vật rắn chịu tác dụng của ba lực đồng quy nằm cân bằng khi độ lớn của hai lực bất kỳ tác dụng vào
vật bằng độ lớn của lực còn lại
4, Cánh tay đòn là khoảng cách từ điểm đặt của lực tới trục quay của vật
Số nhận định đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 16. Từ độ cao 80m, một vật được ném đi theo phương ngang với vận tốc 30 m/s. Lấy g = 10 m/s
2
, bỏ
qua lực cản của không khí. Khoảng cách từ vị trí ném vật đến vị trí vật chạm đất theo phương ngang là
A. 144 m B. 120 m C. 80 m D. 169 m
Câu 17. Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 40cm và độ cứng 80 N/m. Khi cắt lò xo này thành ba phần có
độ dài lần lượt là 10cm, 5 cm và 25cm thì độ cứng của lò xo có chiều dài 10 cm là
A. 20 N/m B. 320 N/m C. 40 N/m D. 240 N/m
Câu 18. Gia tốc rơi tự do trên mặt đất là 9,81 m/s
2
. Nếu gọi bán kính Trái Đất là R thì tại độ cao h = 0,5R,
gia tốc rơi tự do có độ lớn là
A. 4,36 m/s
2
B. 5,90 m/s
2
C. 3,15 m/s
2
D. 3,84 m/s
2
Câu 19. Khoảng cách từ Sao Hỏa đến Mặt Trời gấp 1,5 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời. Hỏi
một năm trên Sao Hỏa bằng bao nhiêu năm trên Trái Đất?
A. 2,08 năm B. 1,76 năm C. 1,84 năm D. 2,25 năm
Câu 20. Một vật có khối lượng 1 kg chuyển động trên mặt sàn nằm ngang dưới tác dụng của lực F có độ
lớn 4N theo phương hợp với mặt sàn góc 30
0
. Biết hệ số ma sát giữa vật và sàn là 0,1, lấy g = 10 m/s
2
. Gia
tốc chuyển động của vật này là
A. 5,33 m/s
2
B. 6,24 m/s
2
C. 6,01 m/s
2
D. 5,72 m/s
2
Câu 21. Một học sinh tiến hành thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do bằng thước và đồng hồ bấm giờ. Thí
nghiệm tiến hành như sau: Một vật được thả từ độ cao h (dùng thước để đo lại). Dùng đồng hồ đo thời
gian vật rơi trong không khí. Thực hiện thí nghiệm trên nhiều lần. Biết trong quá trình đo, độ cao và thời
gian ghi lại được có sai số tỉ đối lần lượt là 0,2% và 0,14%. Kết quả gia tốc rơi tự do thu được từ phép đo
này có sai số tỉ đối là
A. 0,14% B. 0,41% C. 0,34% D. 0,48%
Câu 22. Thanh AB đồng chất có chiều dài 1,2 m và trọng lượng 10N. Người ta treo các vật có trọng lượng
20N và 30N lần lượt vào hai đầu A, B của thanh. Để thanh nằm cân bằng, người ta đặt một giá đỡ tại O.
Độ dài OA có giá trị là
A. 0,7 m B. 0,5 m C. 0,4 m D. 1,0 m
Câu 23. Một ca-nô chạy xuôi dòng từ bến A đến bến B cách nhau 36 km hết thời gian 1 giờ 30 phút. Biết
vận tốc nước chảy là 6 km/h. Thời gian để ca-nô đi ngược dòng từ B về A là
A. 2 giờ B. 2 giờ 40 phút C. 3 giờ D. 2 giờ 20 phút
Câu 24. Người ta treo một đầu lò xo vào một điểm cố định và móc vào đầu dưới của lò xo những chùm
quả nặng, mỗi quả đều có trọng lượng là 5N. Khi chùm quả nặng có 2 quả thì lò xo có chiều dài là 13 cm.
Khi chùm quả nặng có 7 quả thì lò xo có chiều dài 15,5 cm. Để lò xo có chiều dài là 17 cm thì số quả nặng
cần treo vào lò xo là
A. 10 quả B. 12 quả C. 9 quả D. 11 quả
Câu 25. Thanh OA đồng chất có khối lượng 1 kg được treo
vào tường nhờ dây AB như hình vẽ. Biết góc hợp bởi dây
treo và phương ngang là α = 30
0
. Lấy g = 10 m/s
2
. Độ lớn
lực căng dây tác dụng lên thanh OA là
A. 5 N B. 10 N
C. 12 N D. 8 N
Câu 26. Khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Chuyển động thẳng nhanh dần đều có véc-tơ gia tốc không đổi theo thời gian
B. Nếu một chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều với gia tốc dương thì chất điểm này chuyển
động nhanh dần đều
C. Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động thẳng có gia tốc tức thời không thay đổi
D. Vận tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều phụ thuộc vào thời gian theo hàm số bậc nhất
Câu 27. Một quả bóng có khối lượng 200g bay đến với vận tốc 15 m/s đập vuông góc vào bức tường rồi
bật trở lại theo phương cũ với cùng vận tốc. Biết thời gian va chạm giữa bóng và tường là 0,05s. Độ lớn
lực mà tường tác dụng vào quả bóng là
A. 100 N B. 150 N C. 120 N D. 180 N
Câu 28. Một xe ô tô có khối lượng 1 tấn đi qua một chiếc cầu võng xuống có bán kính 50m. Biết xe
chuyển động đều với vận tốc 10 m/s. Lấy g = 10 m/s
2
. Áp lực mà ô tô tác dụng lên cầu tại điểm thấp nhất
trên cầu là
A. 12000 N B. 18000 N C. 15000 N D. 20000 N
Câu 29. Một đĩa tròn nằm ngang có thể quay quanh trục thẳng đứng đi qua tâm bàn. Vật nặng có khối
lượng 100g đặt trên đĩa và nối với trục quay bởi một lò xo nằm ngang. Nếu tần số chuyển động của bàn
không vượt quá 2 Hz thì lò xo không bị biến dạng. Nếu số vòng quay tăng chậm đến 5 vòng/s thì lò xo
dãn và có chiều dài gấp đôi so với chiều dài tự nhiên ban đầu. Lấy g = π
2
= 10 m/s
2
. Độ cứng của lò xo
này là
A. 192 N/m B. 216 N/m C. 168 N/m D. 184 N/m
Câu 30. Trong hệ SI, đơn vị cơ bản để đo độ dài là
A. Hải lý B. Dặm C. Mét D. Inch
Câu 31. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Quỹ đạo của một vật có tính tương đối, đối với các hệ quy chiếu khác nhau thì quỹ đạo của vật
khác nhau
B. Vận tốc của vật có tính tương đối, đối với các hệ quy chiếu khác nhau thì vận tốc của vật khác
nhau
C. Khoảng cách giữa hai chất điểm trong không gian có tính tương đối
D. Tọa độ của một chất điểm phụ thuộc vào hệ quy chiếu
A
O
B
α
Đề thi thử Vật lý 2019
VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lớp 10 năm 2019 lần 1. Nội dung tài liệu gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian làm bài 90 phút. Mời các bạn học sinh tham khảo.
- Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án
- Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 trường THPT Chuyên Quốc học Huế lần 1
- Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 trường THPT Cộng Hiền - Hải Phòng lần 1
- Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 trường THPT Cộng Hiền - Hải Phòng lần 2
- Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 hội 8 trường Chuyên Đồng Bằng Sông Hồng lần 1
- Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 trường THPT Ninh Bình - Bạc Liêu - Ninh Bình lần 1
----------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lớp 10 năm 2019 lần 1. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi thpt Quốc gia môn Hóa học, Thi thpt Quốc gia môn Vật Lý, Thi thpt Quốc gia môn Sinh học mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.