Điều kiện hưởng phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật

Đối với các giáo viên dạy hòa nhập cho học sinh khuyết tật thì có được hưởng chế độ gì không? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây của VnDoc để xem một số quy định của pháp luật về mức phụ cấp dành cho giáo viên dạy hòa nhập khuyết tật.

1. Điều kiện để hưởng phụ cấp dành cho giáo viên dạy hòa nhập khuyết tật

Nghị định 113/2015/NĐ-CP quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập đã nêu rõ:

Các đối tượng được hưởng phụ cấp dành cho giáo viên dạy học sinh khuyết tật

1. Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật hoặc lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

2. Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

3. Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

4. Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

Như vậy đối với các giáo viên dạy hòa nhập cho học sinh khuyết tật sẽ được hiểu là đối tượng 4 và sẽ hưởng các chế độ dành cho đối tượng này.

2. Mức phụ cấp dành cho giáo viên dạy hòa nhập khuyết tật

Nhà giáo quy định tại Khoản 4 được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,2 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật gồm các mức sau đây:

a) Mức 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 5% đến dưới 10% học viên là người khuyết tật;

b) Mức 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 10% đến dưới 20% học viên là người khuyết tật;

c) Mức 15% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 20% đến dưới 30% học viên là người khuyết tật;

d) Mức 20% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 30% đến dưới 40% học viên là người khuyết tật;

đ) Mức 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 40% đến dưới 50% học viên là người khuyết tật;

e) Mức 30% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 50% đến dưới 60% học viên là người khuyết tật;

g) Mức 35% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 60% đến dưới 70% học viên là người khuyết tật.

Như vậy, theo quy định trên thì nếu giáo viên không chuyên trách có giảng dạy cho học sinh khuyết tật thì vẫn được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật và đồng thời được hưởng phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

Về thủ tục hồ sơ, thẩm quyền giải quyết, trên cơ sở hướng dẫn của huyện, Hiệu trưởng nơi bạn công tác làm văn bản đề nghị UBND huyện (qua Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục và Đào tạo) xem xét quyết định.

Trên đây là một số tư vấn của VnDoc về chế độ dành cho giáo viên dạy hòa nhập cho học sinh khuyết tật. Ngoài ra còn nhiều thông tin bổ ích khác các bạn có thể tham khảo trên chuyên mục Dành cho giáo viên của VnDoc.

Đánh giá bài viết
1 93
Sắp xếp theo

    Văn bản giáo dục

    Xem thêm