Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đóng vai là người hàng xóm của Vũ Nương kể lại Chuyện người con gái Nam Xương

Đóng vai là người hàng xóm của Vũ Nương kể lại Chuyện người con gái Nam Xương là tài liệu văn mẫu lớp 9 hay được VnDoc sưu tầm và tổng hợp, giúp các bạn học sinh lớp 9 tổng hợp kiến thức môn văn nhằm ôn thi học kì, ôn thi vào lớp 10 các trường THPT. Chúc các bạn ôn tập tốt và đạt kết quả cao trong các kỳ thi sắp tới.

Đề bài: Hãy tưởng tượng đóng vai là người hàng xóm của Vũ Nương trong Chuyện Người Con Gái Nam Xương. Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện ấy.

Đóng vai là người hàng xóm của Vũ Nương kể lại Chuyện người con gái Nam Xương

Đóng vai là người hàng xóm của Vũ Nương kể lại Chuyện người con gái Nam Xương mẫu 1

Tôi làm thầy thuốc, nhà ở cạnh nhà mẹ chồng Vũ Nương. Ta được bà kể rằng tên thật của nàng là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương. Do ở cạnh nên ta đã chứng kiến và thấy thương cảm cho số phận hẩm hiu của cô gái này.

Nàng là một người con gái thùy mị, nết na. Trong làng bấy giờ có một chàng con trai nhà hào phú tên là Trương Sinh, mến vì dung hạnh, nên đã xin mẹ trăm lạng vàng để cưới Vũ Nương về làm vợ. Song Trương có tính đa nghi nên cũng rất mực phòng ngừa vợ mình. Vũ Nương thì giữ gìn khuôn phép, chưa bao giờ để vợ chồng phải bất hòa.

Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêu. Tuy là con nhà hào phú nhưng Trương Sinh bị thất học do chẳng chịu học hành gì cả. Vì vậy tên chàng phải ghi trong sổ đi lính loại đầu. Trước khi đi mẹ chàng có dặn chằng quan cao tước lớn nhường để người ta. Có như thế, mẹ ở nhà mới khỏi lo lắng vì chàng được. Trương Sinh vốn là người con hiếu thảo, liền quỳ xuống đất vâng lời dạy.

Vũ Nương vợ chàng cũng rót rượu đầy chén rồi cất tiếng tiễn đưa, mong chàng cẩn trọng, mau chóng trở về. Bấy giờ, nàng đương có mang một bé trai với Trương Sinh. Đứa bè sinh ra thì nàng đặt tên cho nó là Đản.

Mẹ Trương Sinh thì bởi nhớ con nơi xa nên đã lâm bệnh nặng. Ta là người kê thuốc cho bà nhưng trách sao được, ta chỉ là một thầy thuốc tầm thường chỉ hay chữa những vết thương và vài bệnh cảm mạo nhẹ. Còn bà cụ vừa già lại vừa phải mang theo u buồn bên mình, ta chẳng còn cách nào để cứu bà. Trước lúc lâm chung, bà còn nói lời cảm tạ thiết tha ân nghĩa của con dâu, mong con được sống hạnh phúc, mong trời đất sẽ phù trợ cho đứa con dâu hiếu thảo ấy. Sau khi bà mất, Vũ Nương hết sức thương xót, lo liệu ma chay tế lễ cho mẹ chồng hư ba mẹ ruột của mình.

Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trôi, việc quân kết thúc. Trương Sinh trở về, biết tin mẹ mất, con vừa học nói. Chàng ta hỏi mộ mẹ, ẵm con nhỏ đi thăm. Khi về nhà gặp Vũ Nương, chàng ta đột nhiên la um lên. Ta chỉ nghe dân làng bảo rằng chàng nghe gì đó từ đứa bè Đản rồi hiểu làm vợ mình có gian tình.

Tính Trương Sinh vốn đa nghi, nay nghe vậy còn nổi cơn ghen hơn. Mặc cho ta và mọi người trong làng can ngăn, giải thích, chàng vẫn đánh đập và sỉ nhục vợ mình thậm tệ. Biết chuyên, làng xóm hết lời can ngăn nhưng trương Sinh chẳng nghe. Tôi đứng ra cam đoan với chàng nhưng chàng vẫn nhất quyết giữ lấy suy nghĩ của mình. Vì quá tuyệt vọng và ô nhục, Vũ Nương đã tìm đến cái chết trên bến sông Hoàng Giang để chứng minh mình trong sạch. Đêm nàng trầm mình xuống sông lạnh, chúng tôi thương xót, đốt đuốc tìm xác nàng suốt mấy ngày đêm nhưng chẳng thấy. nàng chết oan khuất, thây ma mãi mãi chìm sâu trong nước, oan hồn không biết về đâu, thật đáng thương thay!

Cái chết của Vũ Nương có làm cho trương Sinh chút động lòng, song vì tin rằng nàng đã đánh mất phẩm hạnh nên cũng chẳng đau buồn gì. Mấy hôm sau, một đêm, vì vắng mẹ, bé Đản khóc lóc, Trương Sinh dỗ mãi không nín. Khi Trương Sinh vừa bế vừa dỗ, bỗng nhiên, bé Đản chỉ vào chiếc bóng của trương Sinh trên vách, cất lời bảo cha Đản lại tới. Lúc này, trương Sinh chợt hiểu ra mọi chuyện, chàng vô cùng hối hận và khóc lóc thảm thiết.

Thuốc có thể chữa lành vết thương nhưng không thẻ chữa lành nỗi đau khổ. Vũ Nương mãi mãi phải gánh chịu tiếng nhuốc nhơ dẫu sau này Trương Sinh dã lập đàn giải oan cho nàng nhưng không thể nào trả lại cho nàng danh phận, nhân phẩm và sự sống. Quyền làm người của nàng đã bị tước đoạt.Dù được Linh Phi cứu giúp và cho ở nơi cung nước, nhưng cuộc đời nàng mãi mãi chìm đắm trong nỗi nhớ nhung và khát vọng về một gia đình hạnh phúc không thể nào thực hiện được.

Đóng vai là người hàng xóm của Vũ Nương kể lại Chuyện người con gái Nam Xương mẫu 2

Tôi tên Dương Lâm, người ở Nam Xương, vừa đánh giặc Chiêm trở về. Cùng đợt tôi bị bắt lính, có anh chàng đa nghi, ít học tên Trương Sinh. Mới trở về, anh ta đã ghen tuông đánh đuổi và ép vợ vào chỗ chết. Tôi không hiểu đầu đuôi cầu chuyện như thế nào nhưng vợ tôi thì thương cảm cho Vũ Nương - vợ của Trương Sinh lắm.

Chuyện từ sau khi bị bắt lính thì tôi không rõ chứ những chuyện trước khi Trương Sinh đi lính thì tôi biết. Bởi vốn người cùng làng mà hai nhà cũng chẳng xa xôi gì. Vũ Nương vốn tên Vũ Thị Thiết, là một người con gái xinh đẹp, thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp. Cũng vì thế mà những nhà cùng đinh như chúng tôi chẳng bao giờ dám mơ có một cô vợ như thế. Chỉ có Trương Sinh, vốn con nhà hào phú mới có được sính lễ xứng đáng với một cô gái đẹp người, đẹp nết như vậy.

Mặc dù ít học và đa nghi nhưng gia đình Trương Sinh sống rất thuận hòa, hạnh phúc. Bởi Vũ Nương luôn hiếu kính với mẹ chồng, lại sống mực thước, gìn giữ khuôn phép, không lúc nào để vợ chồng xảy đến bất hòa. Đến buổi ra đi, Vũ Nương lại rót chén rượu đầy, tiễn chồng mà rằng: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. Trương Sinh rất lấy làm cảm động vì lời dặn dò ân tình ấy, anh ta vẫn thường nhắc đến lời đưa tiễn này của Vũ Nương khi chúng tôi ở nơi sa trường. Thực ra, bước vào chiến tranh, không ai rõ mình có ngày trở vể hay không nên ai cũng hạnh phúc khi được người thân quan tâm hết lòng như vậy.

Cứ thế, thấm thoát ba năm trôi qua, chúng tôi trở về, làng quê và gia cảnh cũng nhiều đổi khác. Hai đứa lớn nhà tôi bây giờ đã biết theo mẹ học cấy mạ, se sợi, chăn nuôi rất khéo. Mà con nhà Trương Sinh, từ khi đi còn chưa chào đời nay cũng gần ba tuổi. Vì cùng vào sinh ra tử nên dù trước đây ít qua lại nhưng bây giờ tôi và Trương Sinh vẫn thường ghé qua nhà nhau thăm hỏi thường tình. Nhất là từ sau khi Vũ Nương tự vẫn.

Đối với chuyện này, tôi cũng chẳng suy nghĩ nhiều. Một phẩn vì hôm đó tôi có việc lên mạn ngược nên không chứng kiến cảnh Trương Sinh đuổi Vũ Nương đi, phần vì vốn là chuyện nhà người ta, sức đâu mình quản được. Mà vợ tôi thì ngược lại, có lẽ cùng cảnh phụ nữ, hơn nữa, ở cạnh nhà ba năm, vợ tôi cũng coi như hiểu rõ con người Vũ Nương.

Nghe vợ tôi kể thì hôm Trương Sinh cất lời trách móc Vũ Nương, vợ tôi cùng mấy người hàng xóm khác cũng sang phân trần giúp. Bởi trong ba năm, trên có mẹ già, dưới có con nhỏ, Vũ Nương vẫn một mình lo toan gia đình chu đáo. Khi mẹ chồng ốm thì lấy lời ngọt ngào, khôn khéo khuyên lơn; khi bà mất lại lo ma chay chu đáo như với cha mẹ đẻ. Đối với bé Đản thì lại càng yêu thương, vừa là cha, vừa là mẹ mà chăm sóc, dạy dỗ.

Chưa bao giờ thấy Vũ Nương làm gì sai trái, phạm vào luân thường đạo lí. Vậy mà không hiểu sao, Trương Sinh một mực nói nàng mất nết hư thân, đem lời bóng gió mắng nhiếc, đuổi nàng đi.

Nghe vợ kể lại, tôi cũng lấy làm lạ. Lắm lúc, lân la sang nhà chơi, tôi muốn hỏi mà chẳng biết bắt đầu từ đâu. Nhưng, có một lần, Trương Sinh tự kể cho tôi nghe. Thì ra khi đi thăm mộ bà cụ thân sinh cùng bé Đản, Trương Sinh nghe được bé nói có một người là cha bé Đản, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi. Nghe thế, tôi nghĩ vợ tôi đúng là lẩm cẩm, đi bênh vực người phụ nữ trơ trẽn như vậy.

Song, khi suy xét lại, tôi thấy không ổn lắm. Nếu quả thực có việc ấy, sao Vũ Nương dám để bé Đản thấy, còn ngang nhiên nói với bé Đản đó là cha Đản nữa. Mà nếu có một người đàn ông đến thật, cũng không cần nhất cử nhất động theo Vũ Nương như hình với bóng, đứng cùng đứng, ngồi cùng ngồi. Nghĩ là thế nhưng tôi cũng không biết góp ý thế nào. Cho đến một hôm, khi đến cửa ngõ, thấy bé Đản chỉ lên bóng Trương Sinh trên vách tường mà nói cha Đản lại đến kia, tôi mới biết suy đoán của mình cũng có phần đúng. Nghe thấy lời nói của Đản, tôi quay người trở về ngay. Có lẽ không nên sang chơi lúc này, Trương Sinh cũng cần thời gian tĩnh tâm trở lại sau khi nhận ra lỗi lầm của mình.

Trở về nhà thấy vợ đang nhóm củi nấu cơm, tôi bỗng thấy thương cảm và xót xa cho vợ tôi quá. Ba năm tẩn tảo, một mình nuôi con quạnh hiu chốn quê nhà. Đến khi trở về, tôi cũng chẳng làm gì giúp vợ con. Nhiều lúc còn khinh thường phận đàn bà học ít lại nói nhiều. Cũng may, tôi không như Trương Sinh, nghi oan và đánh đuổi vợ mình. Vẫn vẻ tần tảo, lam lũ ấy, hôm nay tôi thấy vợ đẹp lạ kì.

Gần một tháng sau, Trương Sinh nói với tôi muốn lập đàn giải oan cho Vũ Nương, tôi hỏi ý kiến vợ xem có đi thắp cho nàng nén hương không.

Đó là lần đẩu tiên tôi bàn bạc với vợ, và cũng là lần đầu tiên vợ tôi được nói ra chủ ý của mình. Hai vợ chổng sắm sửa chút vàng hương và đi đến bến sông Hoàng Giang. Quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, vàng lõng, rực rỡ đẩy sông, lúc ẩn, lúc hiện. Vợ tôi nhìn theo bóng Vũ Nương dẩn dần biến mất mà khóc sụt sùi. Còn tôi nhìn cái bóng ảo ảnh ấy trong nỗi niềm tiếc nuối. Tiếc cho một người phụ nữ đức hạnh mà đời lắm gian nan, lại từ đó ngẫm đến bản thân mình mà đối xử tốt hơn với vợ và hai cô con gái. Không gì hạnh phúc bằng được sống yên ấm, hòa thuận bên nhau. Vũ Nương trở về tuy đẹp đẽ, tráng lệ nhưng Trương Sinh chẳng thể nào bên vợ được nữa, bé Đản cũng không còn mẹ chăm sóc mỗi ngày. Bởi thế, trân trọng những người thân yêu bên cạnh mới là điểu cần thiết và ý nghĩa nhất.

Chúng tôi tuy sinh ra và trưởng thành từ làng quê, quen nếp sống và suy nghĩ của xã hội trọng nam khinh nữ, gia trưởng, độc đoán nhưng chuyện nhà Trương Sinh đã khiến tôi nghĩ lại. Những người phụ nữ, trong đó có cả vợ tôi mà bấy lâu nay tôi chỉ thấy họ phiền phức, yếu đuối, dựa dẫm thì nay mới thấy chính họ đang từng ngày, từng giờ chăm lo, vun vén cho hạnh phúc gia đình; chính họ đang nhóm lên ngọn lửa yêu thương trong căn nhà ấm áp.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm Soạn Văn 9 để biết cách soạn các bài trong SGK Ngữ văn 9 tập 1 và tập 2.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
13
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Sách mới

    Xem thêm