Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bếp lửa

Lý thuyết Ngữ văn 9: Bếp lửa tổng hợp những nội dung cơ bản về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, giúp các em nắm được những ý chính trong bài, từ đó học tốt Ngữ văn lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.

Khái quát chung về tác giả Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa

1. Khái quát về tác giả Bằng Việt

Bằng Việt (tên thật Nguyễn Việt Bằng, sinh ngày 15 tháng 6 năm 1941), nguyên quán xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội, là một nhà thơ Việt Nam. Ông đã từng là Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam và Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội.

Bằng Việt làm thơ từ đầu những năm 60 và là một trong những nhà thơ tiêu biểu thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Trẻ trung, hồn nhiên, tài hoa là nét đặc sắc nổi bật trong hồn thơ Bằng Việt. Thơ ông nhẹ nhàng, có cảm xúc tinh tế, giọng điệu tâm tình, trầm lắng, suy tư và giàu triết lí.

2. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Bếp lửa

Những năm đầu theo học luật, tác giả rất nhớ nhà. Tháng 9 ở bên Nga trời se se lạnh, buổi sáng sương khói thường bay mờ mờ mặt đất, ngoài cửa sổ, trên các vòm cây, gợi nhớ cảnh mùa đông ở quê nhà. Mỗi buổi dạy sớm đi học, ông hay nhớ đến khung cảnh một bếp lửa thân quen, nhớ lại hình ảnh bà nội lụi cụi dạy sớm nấu nồi xôi, luộc củ khoai, củ sắn cho cả nhà. Đó là nền tảng để Bằng Việt sáng tác bài thơ Bếp lửa năm 1963.

Bài thơ được in trong tập “Hương cây – bếp lửa” – tập thơ đầu tay của Bằng Việt in chung với Lưu Quang Vũ.

3. Nội dung và nghệ thuật bài thơ Bếp lửa

Nội dung: Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ “Bếp lửa” gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương đất nước.

Nghệ thuật: Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận. Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc, suy nghĩ về bà và tình bà cháu.

Đọc - hiểu văn bản Bếp lửa

a/ Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà

- “Bếp lửa chờn vờn sương sớm… ấp ưu… nồng đượm”: là hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong mỗi gia đình với bàn tay kiên nhẫn, khéo léo, chi chút của người bà.

- "Chờn vờn": sớm đang bay nhè nhẹ bên bếp lửa.

- "Ấp ui": gợi bàn tay kiên nhẫn và tấm lòng người bà mỗi khi nhóm lửa.

- Để rồi tác giả nhớ thương về bà với một thời dãi dầu mưa nắng.

- "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa": hình ảnh ẩn dụ gợi lên những lo toan vất vả của người bà

b/ Những hi tưởng về bà và tình bà cháu

- “Lên bốn tuổi… con cay”: gợi lại cả một thời ấu thơ bên người bà. Tuổi thơ đầy gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn.

- Bà hay kể, bà bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học: thay cha mẹ, bà chăm lo cho cháu từng chút một, bà cháu gắn bó sống bên nhau với bao điều khổ cực.

- “Rồi… .dai dẳng…”: Bếp lửa hiện diện cho tình bà ấm áp, như chỗ dựa tinh thần, như sự cưu mang đùm bọc đầy tình thương của bà.

- “Lận đận… nồng đượm”: sự tảo tần, đức hi sinh chăm lo cho mọi người của bà. Nhóm bếp lửa buổi sớm mai, bà nhóm lên niềm yêu thương, “Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”. Chính vì vậy mà nhà thơ đã cảm nhận “Ôi kì lạ và thiêng liêng-bếp lửa!”: bình dị mà thân thuộc, sự kì diệu thiêng liêng.

- Giọng thơ tâm tình, có sự chuyển đổi tự nhiên hợp lí thể hiện tình cảm tự nhiên chân thành, cảm động của người cháu đối với bà.

- Với điệp ngữ "ngọn lửa" nhà thơ đã thể hiện phẩm chất cao quý của bà. Tình yêu thương con cháu, sự bình tĩnh, vững lòng, đinh ninh vượt qua mọi thử thách khốc liệt của cuộc chiến tranh làm tròn nhiệm vụ hậu phương.

c/ Hình ảnh ngọn lửa và tình cảm thấm thía của tác giả đối với người bà

- Hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh người bà, gắn với những tần tảo vất vả đời bà cũng như tình yêu thương, đức hi sinh của bà.

- Bếp lửa và hình ảnh người bà đã trở thành một mảnh tâm hồn, một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần cháu.

- Khi đã trưởng thành: Người cháu tự nhắc nhở lòng mình không quên những tận tụy, hi sinh và tình cảm ấm áp của bà, không quên hình ảnh thân thuộc của quê hương.

- Nhớ về bà, nhớ tới bếp lửa. Hình ảnh trở thành kí ức không thể nào quên.

* Tổng kết

Nội dung: Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ "Bếp lửa" gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.

Nghệ thuật

- Tác giả sử dụng hình ảnh khơi gợi liên tưởng, kết hợp giữa miêu tả, tự sự, bình luận với biểu cảm một cách nhuần nhuyễn.

- Sử dụng, kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình

Bài tập minh họa bài Bếp lửa

Cảm nhận về tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

- Khái quát về tình bà cháu trong bài thơ.

2. Thân bài:

a) Tình cảm bà dành cho cháu:

- Tình yêu thương, chăm sóc bà dành cho cháu:

+ "Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế", "Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe/ Bà dạycháu làm, bà chăm cháu học": Trong những ngày tháng khó khăn, bà đóng vai người cha, người mẹ nuôi nấng, dạy dỗ, chăm sóc cháu nên người.

+ "Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen": Bà luôn muốn dành tất cả những gì ấm áp, hạnh phúc nhất cho cháu.

+ "Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa": Cuộc đời bà với vô vàn những khó khăn, vất vả.

+ "Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ", "Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm": Bà luôn cố gắng làm việc để mang đến cho cháu những điều tốt đẹp nhất.

+ "Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm", "Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi", "Nhóm niềm xôi gạo mới sẻ chung vui": Nhấn mạnh bà chính là người nuôi nấng, chăm sóc giúp cháu lớn khôn hơn từng ngày.

- Bà gieo mầm ước mơ, hi vọng cho cháu để cháu lớn khôn, trưởng thành:

+ "Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn", "Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng": Tình cảm bà dành cho cháu luôn thường trực trong lòng bà. Bà luôn mong muốn dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho cháu mình. -> Ngọn lửa của tình yêu thương, nghị lực sống và tương lai tươi sáng bà đã truyền cho cháu.

+ "Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ": Bà chính là cả tuổi thơ của cháu, mang đến cho cháu những điều tốt đẹp nhất.

b) Tình yêu thương, lòng biết ơn cháu dành cho bà:

- Lòng biết ơn, thương cho số phận lam lũ, vất vả của bà:

+ "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa": Đồng cảm, thương yêu với những vất vả mà bà phải trải qua.

+ "Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa": Cả tuổi thơ gắn bó bên bà và bếp lửa.

+ "Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc": Tình yêu, sự biết ơn vô hạn dành cho bà.

- Nỗi nhớ của cháu khi ở phương xa:

+ "Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu/ Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả/ Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?": Dù cuộc sống có đổi thay như thế nào đi chăng nữa thì hình ảnh về bà, về bếp lửa vẫn sẽ còn mãi trong tâm trí người cháu.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật:

+ Nội dung: Tình bà cháu gắn bó thân thiết, yêu thương.

+ Nghệ thuật: Sử dụng biện pháp tu từ đặc sắc, những hình ảnh giàu giá trị biểu cảm, giọng điệu thơ chân thành, tha thiết.

- Liên hệ bản thân.

Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

1/ Mở bài

- Giới thiệu khái quát nhất về tác giả Bằng Việt và bài thơ "Bếp lửa"

- Qua dòng hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu về người bà kính yêu, đồng thời cũng thể hiện lòng biết ơn vô hạn tới bà, cũng như với quê hương, đất nước.

2/ Thân bài

- Hình ảnh bếp lửa gắn với kỉ niệm vui buồn của tuổi thơ:

+ Bài thơ bắt đầu với hình ảnh "bếp lửa" và gắn bó mật thiết với người bà tần tảo sớm khuya.

+ "Bếp lửa" khơi dòng kỉ niệm, là chứng nhân tuổi thơ,là bước đệm giúp cháu vượt qua cả chặng đường dài. Đặc biệt ở từ "ấp iu" giúp ta liên tưởng đến bàn tay khéo léo và tấm lòng kiên trì của người nhóm lửa. Ngày qua ngày bà gắn bó với bếp lửa, đó là công việc đã quá quen thuộc.

- Hồi tưởng về thời gian được sống trong tình yêu thương, chăm chút của bà:

+ Cuộc sống trong thời kì này cũng vô cùng cực khổ, bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945 với hơn hai triệu dân Việt Nam đã chết đói vì chính sách cai trị của bọn thực dân Pháp. Tất cả những hình ảnh như: đói mòn đói mỏi, bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy, khói hun,..… đã làm cháu xúc động.

+ Tám năm trường kì, gian khổ cháu được ở cùng bà: bà đã ươm mầm tuổi thơ, bà không chỉ nhóm lửa cuộc sống , bà thay cha mẹ cháu để dạy cháu thành người. Sao cháu có thể quên những năm tháng ấy. Bà luôn quan tâm, chăm sóc từng bữa cơm giấc ngủ. Ở bà còn hiện lên một tình yêu thương vô hạn đến đứa cháu bé bỏng của bà.

+ Không chỉ vậy mà bà có một sự dũng cảm, một nghị lực sống. Khi kháng chiến đang ở những giai đoạn ác liệt nhất bà đã vượt qua, luôn là hậu phương vững chắc của các con đang ở chiến trường.Có thể nói bà chính là hình ảnh tiêu biểu cho các bà mẹ Việt Nam tiêu biểu.

- Dòng cảm xúc của tác giả ở trong khổ thơ này như lên đến tột đỉnh, bà như một bà tiên trong truyện cổ tích. Bếp lửa tay bà nhóm lên mỗi sớm mai cũng chính là nhóm lên niềm yêu thương, bà luôn đặt niềm tin vào cháu, mong cháu có thể tự tin bước trên đường một cách vững vàng nhất .

- Những suy ngẫm của người cháu về bà: Dù cháu không được ở bên bà nhưng trái tim cháu luôn dõi theo hình bóng của bà. Và cháu cũng đã thành công trên con đường mình mong ước. Nhưng chẳng lúc nào có thể quên bếp lửa của bà.

3/ Kết bài

- Tình cảm gia đình không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người và Bằng Việt cũng vậy. Bài thơ mang một triết lí sâu sắc.

- Nêu lên suy nghĩ của mình.

---------------------------------------

Ngòai Lý thuyết Ngữ văn 9: Bếp lửa, các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 9, Giải VBT Ngữ văn 9...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
9
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Ngữ Văn 9

    Xem thêm