Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Hóa 11 nâng cao bài 3

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa 11 nâng cao bài 3, nội dung tài liệu gồm 10 bài tập trang 16 SGK kèm theo đáp án sẽ là nguồn thông tin hữu ích để phục vụ công việc học tập của các bạn học sinh được tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Giải bài tập Hóa 11 nâng cao bài 3 axit, bazo và muối vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có lời giải của 10 bài tập trong sách giáo khoa môn Hóa học lớp 11 nâng cao bài axit, bazo và muối. Qua bài viết bạn đọc có thể thấy được định nghĩa axit và bazơ, khái niệm về bazơ một nấc và nhiều nấc, axit một nấc và nhiều nấc, hidroxit lưỡng tính, muối trung hòa, muối axit... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Giải bài tập Hóa 11 nâng cao

Bài 1 (trang 16 sgk Hóa 11 nâng cao)

Phát biểu các định nghĩa axit và bazơ theo thuyết A-rê-ni-út và Bron-stêt. Lấy các thí dụ minh họa.

Lời giải:

* Theo thuyết A-rê-ni-út:

- Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.

Thí dụ: HCl → H+ + Cl-

CH3COOH ↔ H+ + CH3COO-

- Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-.

Thí dụ: NaOH → Na+ + OH-

* Theo thuyết Bron – stêt:

- Axit là chất nhường proton (H+) . Bazơ là chất nhận proton.

Axit ↔ Bazơ + H+

- Thí dụ 1:

CH3COOH + H2O ↔ H3O+ + CH3COO-

- Thí dụ 2:

NH3 + H2O ↔ NH4+ + OH-

Bài 2 (trang 16 sgk Hóa học 11 nâng cao)

Thế nào là bazơ một nấc và nhiều nấc, axit một nấc và nhiều nấc, hidroxit lưỡng tính, muối trung hòa, muối axit? Lấy các thí dụ và viết phương trình điện li của chúng trong nước.

Lời giải:

a) Axit nhiều nấc

- Những axit khi tan trong nước mà phân tử phân li một nấc ra ion H+ là các axit một nấc.

- Những axit khi tan trong nước mà phân tử phân li nhiều nấc ra ion H+ là các axit nhiều nấc.

- Thí dụ:

HCl → H+ + Cl-

Ta thấy phân tử HCl trong dung dịch nước chỉ phân li một nấc ra ion H+, đó là axit một nấc.

H3PO4 ↔ H+ + H2PO4- ;

H2PO4- ↔ H+ + HPO42- ;

HPO42- ↔ H+ + PO43- ;

Phân tử H3PO4 phân I ba nấc ra ion H+, H3PO4 là axit ba nấc.

b) Bazơ nhiều nấc

- Những bazơ khi tan trong nước mà phân tử phân li một nấc ra ion OH- là các bazơ một nấc.

- Những bazơ khi tan trong nước mà phân tử phân li nhiều nấc ra ion OH- là các bazơ nhiều nấc.

- Thí dụ:

NaOH → Na+ + OH-

Phân tử NaOH khi tan trogn nước chỉ phân li một nấc ra ion OH-, NaOH là bazơ một nấc.

Mg(OH)2 ↔ Mg(OH)+ + OH- ;

Mg(OH)+ ↔ Mg2+ + OH- ;

Phân tử Mg(OH)2 phân li hai nấc ra ion OH-, Mg(OH)2 là bazơ hai nấc.

c) Hidroxit lưỡng tính

Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.

- Thí dụ: Zn(OH)2 là hidroxit lưỡng tính:

Zn(OH)2 ↔ Zn2+ + 2OH-: Phân li theo kiểu bazơ

Zn(OH)2 ↔ 2H+ + ZnO22-(*): Phân li theo kiểu axit

d) Muối trung hòa

Muối mà anion gốc axit không còn hidro có khả năng phân li ra ion H+ (hidro có tính axit) được gọi là muối trung hòa.

- Thí dụ: NaCl, (NH4)2 SO4, Na2CO3.

(NH4)2 SO4 → 2NH4+ + SO42-

e) Muối axit

Nếu anion gốc axit của muối vẫn còn hidro có khả năng phân li ra ion H+, thì muối đó được gọi là muối axit.

- Thí dụ: NaHCI3, NaH2PO4, NaHSO4.

NaHCl3 → Na+ + HCO3-

Bài 3 (trang 16 sgk Hóa 11 nâng cao)

Hằng số phân li axit, hằng số phân li bazơ là gì? Lấy ví dụ.

Lời giải:

Giải bài tập Hóa 11 nâng cao bài 3

Bài 4 (trang 16 sgk Hóa 11 nâng cao)

Kết luận nào dưới đây là đúng theo thuyết A-rê-ni-ut?

A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hidro là axit.

B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.

C. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hidro và phân li ra H+ trong nước là axit.

D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.

Lời giải:

Chọn C.

Bài 5 (trang 16 sgk Hóa 11 nâng cao)

Theo thuyết Bron-stêt thì nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Trong thành phần của bazơ phải có nhóm OH.

B. Axit hoặc bazơ có thể là phân tử hoặc ion.

C. Trong thành phần của axit có thể không có hidro.

D. Axit hoặc bazơ không thể là ion.

Lời giải:

Chọn B.

Bài 6 (trang 16 sgk Hóa 11 nâng cao)

Chọn câu trả lời đúng trong số các câu dưới đây:

A. Giá trị Ka của một axit phụ thuộc vào nồng độ.

B. Giá trị Ka của một axit phụ thuộc vào ấp suất.

C. Giá trị Ka của một axit phụ thuộc vào nhiệt độ.

D. Giá trị Ka của axit càng nhỏ lực axit càng mạnh.

Lời giải:

Chọn C.

Bài 7 (trang 16 sgk Hóa 11 nâng cao)

Viết phương trình điện li của các chất sau trong dung dịch: K2CO3, NaClO, Na2HPO4, Na3PO4, Na2S, NaHS, Sn(OH)2.

Lời giải:

Phương trình điện li:

K2CO3 → 2K+ + CO32-

Na2HPO4 → 2Na+ + HPO42-

Na2S → 2Na+ + S2-

Sn(OH)2 ↔ Sn2+ + 2OH-

NaClO → Na+ + ClO-

Na3PO4 → 3Na+ + PO43-

NaHS → Na+ + HS-

H2SnO2 ↔ 2H+ + SnO2>2-

Bài 8 (trang 16 sgk Hóa 11 nâng cao)

Hãy cho biết các phân tử và ion sau là axit, bazơ hay lưỡng tính theo thuyết Bron – Stêt: HI, CH3COO-, H2PO4-, PO43-; NH3, S2-, HPO42-. Giải thích.

Lời giải:

- Axit: HI. HI + H2O → H3O+ + I-

- Bazơ: CH3COO-, S2-, PO43-; NH3

CH3COO- + H2O ↔ CH3COOH + OH-

PO43- + H2O ↔ HPO42- + OH-

S2- + H2O ↔ HS- + OH-

NH3 + H2O ↔ NH4+ + OH-

- Lưỡng tính: HPO42-, H2PO4-

HPO42- + H2O ↔ PO43- + H3O+

HPO42- + H2O ↔ H2PO4- + OH-

H2PO4- + H2O ↔ HPO42- + H3O+

H2PO4- + H2O ↔ H3PO4 + OH-

Bài 9 (trang 16 sgk Hóa 11 nâng cao)

Viết biểu thúc hằng số phân li axit Ka hoặc hằng số phân li bazơ Kb cho các trường hợp sau: HF, ClO-; NH4+; F-.

Lời giải:

HF ↔ H+ + F-

Ta có:

Giải bài tập Hóa 11 nâng cao bài 3

ClO- + H2O ↔ HClO + OH-

Ta có:

Giải bài tập Hóa 11 nâng cao bài 3

NH4+ + H2O ↔ NH3 + H3O+

Ta có:

Giải bài tập Hóa 11 nâng cao bài 3

F- + H2O ↔ HF + OH-

Ta có:

Giải bài tập Hóa 11 nâng cao bài 3

Bài 10 (trang 16 sgk Hóa 11 nâng cao)

Có hai dung dịch sau:

a) CH3COOH 0,10M (Ka = 1,75.10-5). Tính nồng độ mol của ion H+.

b) NH3 0,10M (Kb = 1.80.10-5). Tính nồng độ mol của ion OH-.

Lời giải:

a) Xét 1 lít dung dịch CH3COOH.

Giải bài tập Hóa 11 nâng cao bài 3

Ta có:

Giải bài tập Hóa 11 nâng cao bài 3

Vì x << 0,1 ⇒ (0,1 – x) ≈ 0,1 ⇒ x.x = 0,1.1,75.10-5 = 1,75.10-6

⇒ x = 1,32.10-3

⇒ [H+] = 1,32.10-3 mol/lít

b) Xét 1 lít dung dịch NH3

Giải bài tập Hóa 11 nâng cao bài 3

Ta có:

Giải bài tập Hóa 11 nâng cao bài 3

Vì x << 0,1 ⇒ (0,1 – x) ≈ 0,1 ⇒ x2 = 1,8.10-6

⇒ x = 1,34.10-3

⇒ [OH-] = 1,34.10-3 mol/lít.

-----------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập Hóa 11 nâng cao bài 3. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Sinh học lớp 11, Vật lý lớp 11, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải bài tập Toán 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Hóa 11 nâng cao

    Xem thêm