Giải bài tập SBT Vật lý lớp 9 bài 56: Các tác dụng của ánh sáng
Giải bài tập SBT Vật lý lớp 9 bài 56
Giải bài tập SBT Vật lý lớp 9 bài 56: Các tác dụng của ánh sáng hướng dẫn giải vở bài tập môn Lý 9, giúp cho quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 9 dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm những tài liệu hay phục vụ quá trình giảng dạy và học tập môn Vật lý lớp 9. Chúc các em học tốt.
Giải bài tập SBT Vật lý lớp 9 bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu
Giải bài tập trang 146, 147, 148 SGK Vật lý lớp 9: Các tác dụng của ánh sáng
Giải bài tập SBT Vật lý lớp 9 bài 59: Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng
Bài 56.1 trang 115 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9
Trong công việc nào dưới đây, ta đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng?
A. Đưa một chậu cây ra ngoài sân phơi cho đỡ cớm.
B. Kê bàn học sinh cạnh cửa sổ cho sáng.
C. Phơi thóc ngoài sân khi trời nắng to.
D. Cho ánh sáng chiếu vào bộ pin mặt trời của máy tính để nó hoạt động.
Trả lời:
Chọn C. Phơi thóc ngoài sân khi trời nắng to.
Bài 56.2 trang 115 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9
Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần thích hợp 1, 2, 3, 4 để được câu có nội dung đúng.
a. Ánh sáng chiếu vào màng lưới của mắt sẽ gây ra cảm giác sáng. b. Ánh sáng mặt trời làm cho nước ở biển, hồ, ao, sông ngòi…bay hơi lên cao tạo thành mây. c. Ánh sáng mặt trời chiếu vào bộ pin lắp trên các vệ tinh vừa làm cho pin phát điện, vừa làm nóng bộ pin. d. Ánh sáng mặt trời chiếu vào lá cây đồng thời gây ra quá trình quang hợp và quá trình quang hợp và quá trình bay hơi nước. | 1. Ở đây ta thấy đồng thời xảy ra tác dụng sinh học và tác dụng nhiệt của ánh sáng. 2. Ở đây không thể tách riêng tác dụng quang điện với tác dụng nhiệt của ánh sáng được. 3. Đó là tác dụng sinh học của ánh sáng. 4. Điều này chi thấy vai trò quan trọng của tác dụng nhiệt của ánh sáng. |
Trả lời:
a - 3; b - 4; c - 2; d - 1
Bài 56.3 trang 115 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9
Hãy giải thích tại sao bình chứa xăng, dầu trên các xe ôtô hay các toa tàu chở dầu phải sơn các màu sáng như như bạc, màu trắng, màu vàng,…
Trả lời:
Các bình chứa xăng, dầu, các toa tàu chở dầu,... phải sơn các màu sáng như màu nhũ bạc, màu trắng, màu vàng,... để cho nó ít hấp thụ năng lượng của ánh sáng mặt trời và để giảm sự nóng lên của chúng khi bị phơi ngoài nắng.
Bài 56.4 trang 115 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9
Ta đã sử dụng những tác dụng nào của ánh sáng trong những công việc sau đây?
a. Phơi lạc ra nắng cho đỡ mốc.
b. Mở tivi hoạt động bằng cái điều khiển từ xa. Biết rằng khi bấm cái điều khiển thì nó phát ra ánh sáng hồng ngoại mà mắt ta không nhìn thấy được. Ánh sáng này tác dụng vào bộ phận thu của tivi làm cho tivi hoạt động.
c. Ở một bệnh viện, người ta dùng tia tử ngoại để diệt trùng ở các hành lang. Tia tử ngoại là một loại ánh sáng không gây ra cảm giác sáng.
Trả lời:
a) Ta đã sử dụng chủ yếu là tác dụng nhiệt của ánh sáng mặt trời khi phơi lạc ra nắng cho đỡ mốc.
b) Ta đã sử dụng tác dụng quang điện của tia hồng ngoại khi mở cho ti vi hoạt động bằng cái điều khiển từ xa.
c) Ta đã sử dụng sinh học của ánh sáng khi dùng tia tử ngoại đế tiệt trùng trong các bệnh viện.
Bài 56.5, 56.6, 56.7, 56.8 trang 116 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9
56.5 Ánh sáng Mặt Trời chiếu vào cây cối có thể gây ra những tác dụng gì?
A. Tác dụng nhiệt và tác dụng sinh học.
B. Tác dụng nhiệt và tác dụng quang điện.
C. Tác dụng sinh học và tác dụng quang điện.
D. Chỉ gây ra tác dụng nhiệt.
56.6 Ánh sáng chiếu vào bộ pin Mặt trời trên một máy tính bỏ túi sẽ gây ra những tác dụng gì?
A. Chỉ gây ra tác dụng nhiệt.
B. Chỉ gây ra tác dụng quang điện.
C. Gây ra đồng thời tác dụng quang điện và tác dụng nhiệt.
D. Không gây ra tác dụng nào cả.
56.7 Trong việc sưởi nắng của người già và việc tắm nắng của trẻ em, người ta sử dụng tác dụng gì của ánh sáng mặt trời.
A. Đối với cả người già và trẻ em đều sử dụng tác dụng nhiệt.
B. Đối với cả người già và trẻ em đều sử dụng tác dụng sinh học.
C. Đối với người già thì sử dụng tác dụng nhiệt, còn đối với trẻ em thì sử dụng tác dụng sinh học.
D. Đối với người già thì sử dụng tác dụng sinh học, còn đối với trẻ em thì sử dụng tác dụng nhiệt.
56.8 Trong tác dụng nhiệt và tác dụng quang điện của ánh sáng thì có những sự biến đổi năng lượng nào?
Sự biến đổi năng lượng trong tác dụng nhiệt | Sự biến đổi năng lượng trong tác dụng quang điện | |
A | Quang năng thành nhiệt năng. | Điện năng thành quang năng. |
B | Quang năng thành nhiệt năng. | Quang năng thành điện năng. |
C | Nhiệt năng thành quang năng. | Điện năng thành quang năng.. |
D | Nhiệt năng thành quang năng. | Quang năng thành điện năng. |
Trả lời:
56.5 | 56.6 | 56.7 | 56.8 |
A | B | B | B |
Bài 56.9 trang 117 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9
Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần thích hợp 1, 2, 3, 4 để được câu có nội dung đúng.
a. Khi ánh sáng Mặt trời chiếu vào một vật thì nó sẽ làm nóng vật đó lên. Đó là b. Trong việc chữa bệnh còi xương , người ta cho trẻ em ngồi dưới ánh sáng của đèn thủy ngân. Ánh sáng này sẽ kích thích quá trình hấp thụ canxi của xương. Đó là c. Khi phơi pin quang điện ra ánh sáng thì sẽ xuất hiện dòng điện chạy trong mạch điện của pin. Đó là d. Tác dụng nhiệt luôn luôn đi kèm | 1. tác dụng sinh học của ánh sáng đèn thuỷ ngân. 2. tác dụng quang điện của ánh sáng . 3. với các tác dụng khác của ánh sáng. Chẳng hạn như, khi chiếu ánh sáng vào pin quang điện, ta thấy xuất hiện dòng điện đồng thời pin cũng bị nóng lên một chút. 4. tác dụng nhiệt của ánh sáng Mặt trời. |
Trả lời:
a - 4; b - 1; c - 2; d - 3
Bài 56.10 trang 117 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9
Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần thích hợp 1, 2, 3, 4 để được câu có nội dung đúng.
a. Trong các tác dụng của ánh sáng thì b. Trong tác dụng nhiệt của ánh sáng thì quang năng được c. Trong tác dụng sinh học của ánh sáng thì quang năng được d. Trong tác dụng quang điện của ánh sáng thì quang năng được | 1. biến thành năng lượng cần thiết cho các quá trình biến đổi trong thực vật và động vật. 2. biến thành điện năng. 3. quang năng được biến thành các dạng năng lượng khác. 4. biến thành nhiệt năng. |
Trả lời:
a - 3; b - 4; c - 1; d - 2
Bài 56.11 trang 118 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9
Trò chơi ô chữ thứ nhất
Hàng 1. Thấu kính có khả năng cho ảnh thật của ngọn nến.
Hàng 2. Dụng cụ dùng để quan sát các vật nhỏ.
Hàng 3. Điểm trên thấu kính mà tia sáng qua đó sẽ truyền thẳng.
Hàng 4. Thấu kính chỉ có thể tạo ảnh ảo của một ngọn nến.
Hàng 5. Dụng cụ dùng để ghi hình.
Hàng 6. Phần tia sáng ở trong nước khi truyền từ không khí vào nước.
Hàng 7. Điểm trên trục chính mà chùm tia song song với trục chính, sau khi qua thấu kính sẽ hội tụ tại đó.
Hàng 8. Mắt không nhìn được các vật ở xa.
Hàng 9. Bộ phận quang trọng nhất của các máy ảnh.
Hàng 10. Đại lượng đặc trưng quan trọng của một kính lúp.
Cột dọc sẫm màu: Một dụng cụ quang học giúp ta nhìn được cả các vi khuẩn.
Trả lời:
Bài 56.12 trang 119 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9
Trò chơi ô chữ thứ hai
Hàng 1. Thứ ánh sáng khi trộn với hai ánh sáng lục và lam sẽ cho ánh sáng trắng.
Hàng 2. Tên gọi khác của năng lượng ánh sáng.
Hàng 3. Ánh sáng được tạo ra khi trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng lục.
Hàng 4. Tác dụng lên các sinh vật của ánh sáng.
Hàng 5. Ánh sáng do Mặt trời, đèn ôtô, đèn ống,…phát ra.
Hàng 6. Tác dụng làm nóng các vật của ánh sáng.
Hàng 7. Tác dụng điện của ánh sáng.
Hàng 8. Màu của vật có khả năng tán xạ tốt mọi ánh sáng màu.
Hàng 9. Sự tách một chùm sáng thành các chùm sáng màu khác nhau.
Hàng 10. Màu của vật không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào.
Cột dọc sẫm màu: Một thứ ánh sáng màu
Trả lời: