Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Lý 9 bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm

Giải bài tập Vật lý lớp 9 bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm hướng dẫn các em học sinh giải bài tập trong SGK Vật lý 9 trang 17, 18. Lời giải bài tập Vật lý 9 này được trình bày chi tiết dễ hiểu, giúp các em trả lời nhanh các câu hỏi trong SGK Vật lý 9. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Bài 1 (trang 17 SGK Vật lí 9)

Cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.1, trong đó R1 = 5Ω. Khi K đóng, vôn kế chỉ 6V, ampe kế chỉ 0,5A.

Bài tập vận dụng định luật ôm

a) tính điện trở tương đương của đoạn mạch.

b) tính điện trở R2.

Hướng dẫn giải

a) Ta có:

+ Số chỉ vôn kế chính là hiệu điện thế giữa hai đầu AB

+ Số chỉ ampe kế chính là cường độ dòng điện trong mạch

Theo định luật ôm, ta có: I=\dfrac{U_{AB}}{R_{td}}\(I=\dfrac{U_{AB}}{R_{td}}\)

=> Điện trở tương đương của đoạn mạch: {R_{td}} = \displaystyle{{{U_{AB}}} \over I} = {6 \over {0,5}} = 12\Omega .\({R_{td}} = \displaystyle{{{U_{AB}}} \over I} = {6 \over {0,5}} = 12\Omega .\)

b) Vì {R_{1}} + {\rm{ }}{R_2} = {\rm{ }}{R_{td}}\({R_{1}} + {\rm{ }}{R_2} = {\rm{ }}{R_{td}}\) suy ra {R_{2}} = {R_{td}}-{\rm{ }}{R_1} = 12-5{\rm{ }} = 7{\rm{ }}\Omega\({R_{2}} = {R_{td}}-{\rm{ }}{R_1} = 12-5{\rm{ }} = 7{\rm{ }}\Omega\) .

Bài 2 (trang 17 SGK Vật lí 9)

Cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.2, trong đó R1 = 10 Ω, ampe kế A1 chỉ 1,2 A, ampe kế A chỉ 1,8 A

a) Tính hiệu điện thế UAB của đoạn mạch.

b) Tính điện trở R2.

Áp dụng điều kiện: trong mạch điện mắc song song thì:

\eqalign{
& {U_{AB}} = {U_1} = {U_2} \cr
& {I_{AB}} = {I_1} + {I_2} \cr}\(\eqalign{ & {U_{AB}} = {U_1} = {U_2} \cr & {I_{AB}} = {I_1} + {I_2} \cr}\)

Hướng dẫn giải

Ta có:

+ Số chỉ của ampe kế A1 là cường độ dòng điện qua điện trở R1

+ Số chỉ của ampe kế A là cường độ dòng điện của toàn mạch

Ta thấy mạch điện gồm R1 và R2 mắc song song với nhau nên ta có:

\eqalign{
& {U_{AB}} = {U_1} = {U_2} \cr
& {I_{AB}} = {I_1} + {I_2} \cr}\(\eqalign{ & {U_{AB}} = {U_1} = {U_2} \cr & {I_{AB}} = {I_1} + {I_2} \cr}\)

Vậy

a) Do R_1//R_2\(R_1//R_2\) nên ta có U_{AB}=U_1=U_2\(U_{AB}=U_1=U_2\)

Mặt khác, ta có: U_1=I_1.R_1\(U_1=I_1.R_1\)

Suy ra:

{U_{AB}} = {U_1} = {R_1}.{I_1} = 10.1,2 = 12V\({U_{AB}} = {U_1} = {R_1}.{I_1} = 10.1,2 = 12V\)

b) Cường độ dòng điện chạy qua R_2\(R_2\){I_2} = {\rm{ }}I{\rm{ }}-{\rm{ }}{I_1} = {\rm{ }}1,8{\rm{ }}-{\rm{ }}1,2{\rm{ }} = {\rm{ }}0,6{\rm{ }}A.\({I_2} = {\rm{ }}I{\rm{ }}-{\rm{ }}{I_1} = {\rm{ }}1,8{\rm{ }}-{\rm{ }}1,2{\rm{ }} = {\rm{ }}0,6{\rm{ }}A.\)

Điện trở {R_2} = \displaystyle{{{U_{AB}}} \over {{I_2}}} = {{12} \over {0,6}} = 20\Omega .\({R_2} = \displaystyle{{{U_{AB}}} \over {{I_2}}} = {{12} \over {0,6}} = 20\Omega .\)

Bài 3 (trang 18 SGK Vật lí 9)

Cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.3, trong đó R1 = 15 Ω, R2 = R3 = 30 Ω, UAB = 12 V.

a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB.

b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.

Hướng dẫn giải

Trả lời

a) Từ sơ đồ mạch điện ta thấy, R2 mắc song song với R3 xong cả hai mắc nối tiếp với R1

GọiR_{23}\(R_{23}\)là điện trở tương đương của R2 và R3, ta có:

\dfrac{1}{{{R_{23}}}} = \dfrac{1}{{{R_2}}} + \dfrac{1}{{{R_3}}}\(\dfrac{1}{{{R_{23}}}} = \dfrac{1}{{{R_2}}} + \dfrac{1}{{{R_3}}}\)

\to {R_{23}} = \displaystyle{{{R_2}{R_3}} \over {{R_2} + {R_3}}} = {{30.30} \over {30 + 30}} = 15\Omega\(\to {R_{23}} = \displaystyle{{{R_2}{R_3}} \over {{R_2} + {R_3}}} = {{30.30} \over {30 + 30}} = 15\Omega\)

Ta có: điện trở tương đương của đoạn mạch là

{R_{td}} = {R_1} + {\rm{ }}{R_{23}} = 15 + 15 = 30\Omega\({R_{td}} = {R_1} + {\rm{ }}{R_{23}} = 15 + 15 = 30\Omega\)

b) Cường độ dòng điện qua điện trở R1 chính là cường độ dòng điện qua mạch chính,

{I_1} = \displaystyle{{{U_{AB}}} \over {{R_{td}}}} = {{12} \over {30}} = 0,4A.\({I_1} = \displaystyle{{{U_{AB}}} \over {{R_{td}}}} = {{12} \over {30}} = 0,4A.\)

+ Hiệu điện thế giữa hai đầu dây điện trở R1

U_{AM}={U_1} = {R_1}.{I_1} = {\rm{ }}15.0,4{\rm{ }} = {\rm{ }}6{\rm{ }}V.\(U_{AM}={U_1} = {R_1}.{I_1} = {\rm{ }}15.0,4{\rm{ }} = {\rm{ }}6{\rm{ }}V.\)

+Hiệu điện thế giữa hai đầu dây điện trở R2 và R3 l

U_{MB}={U_2} = {U_3} = U_{AB}-U_{MB}={\rm{ }}12{\rm{ }} - {\rm{ }}6{\rm{ }} = {\rm{ }}6{\rm{ }}V.\(U_{MB}={U_2} = {U_3} = U_{AB}-U_{MB}={\rm{ }}12{\rm{ }} - {\rm{ }}6{\rm{ }} = {\rm{ }}6{\rm{ }}V.\)

+ Cường độ dòng điện qua R2 là:

{I_2} = \displaystyle{\rm{ }}{{{U_2}} \over {{R_2}}} = {6 \over {30}} = 0,2A.\({I_2} = \displaystyle{\rm{ }}{{{U_2}} \over {{R_2}}} = {6 \over {30}} = 0,2A.\)

Cường độ dòng điện qua R3 là: {I_3}=\displaystyle{{{U_3}} \over {{R_3}}} = {6 \over {30}} = 0,2A\({I_3}=\displaystyle{{{U_3}} \over {{R_3}}} = {6 \over {30}} = 0,2A\)

Trắc nghiệm Vật lý 9 bài 6

.........................................

Ngoài Giải bài tập SGK Vật lý lớp 9 bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm, mời các bạn tham khảo thêm:

Bài tiếp theo: Giải bài tập SGK Vật lý lớp 9 bài 7: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn

Chia sẻ, đánh giá bài viết
27
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Vật Lí 9

    Xem thêm