Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập trang 144, 145 SGK Vật lý lớp 9: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu

Giải bài tập Vật lý lớp 9: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu

Để củng cố lại kiến thức và định hướng được cách giải bài tập hiệu quả, mời các bạn học sinh cùng tham khảo tài liệu do VnDoc.com sưu tầm và tổng hợp. Trong đó, tài liệu giải bài tập vật lí 9 bài 55 này bao gồm 2 phần: tóm tắt lý thuyết màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu và hướng dẫn giải bài tập trang 144, 145 SGK Vật lý 9. Hi vọng các bạn sẽ nhanh chóng hoàn thành tốt bài tập và đạt kết quả học tập như mong muốn.

Giải bài tập trang 133, 134 SGK Vật lý lớp 9: Kính lúp

Giải bài tập trang 137, 138 SGK Vật lý lớp 9: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu

Giải bài tập trang 139, 140, 141 SGK Vật lý lớp 9: Sự phân tích ánh sáng trắng

Giải bài tập trang 143 SGK Vật lý lớp 9: Sự trộn các ánh sáng màu

Tóm tắt kiến thức cơ bản: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu

  • Khi nhìn thấy vật màu nào thì có ánh sáng màu đó đi từ vật đến mắt ta.
  • Vật màu trắng có khả năng tán xạ tất cả các ánh sáng màu.
  • Vật màu nào thì tán xạ mạnh ánh sáng màu đó, nhưng tán xạ kém ánh sáng các màu khác.
  • Vật màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào.

Giải bài tập trang 144, 145 SGK Vật lý lớp 9

Câu 1. Đặt các vật dưới ánh sáng trắng.

  • Nếu thấy vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh lục thì đã có ánh sáng màu nào truyền từ vật vào mắt ta?
  • Nếu thấy vật màu đen thì sao?

Hướng dẫn giải: Đặt các vật dưới ánh sáng trắng.

  • Khi nhìn thấy vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh lục thì đã có ánh sáng trắng, ánh sáng đỏ, ánh sáng xanh lục truyền từ các vật đó đến mắt ta.
  • Khi nhìn thấy vật màu đen thì không có ánh sáng màu nào truyền từ vật đến mắt ta. Ta thấy được vật vì có ánh sáng từ các vật bên cạnh đến mắt ta.

Câu 2. Nhận xét về màu của các vật màu đỏ, màu xanh lục, màu đen và màu trắng khi chiếu chúng bằng ánh sáng màu đỏ.

Hướng dẫn giải:

  • Dưới ánh sáng đỏ, vật màu đỏ vẫn có màu đỏ. Vậy vật màu đỏ tán xạ tốt ánh sáng đỏ.
  • Dưới ánh sáng đỏ, vật màu xanh lục có màu gần như đen. Vậy vật màu xanh lục tán xạ rất kém ánh sáng đỏ.
  • Dưới ánh sáng đỏ, vật màu đen vẫn có màu đen. Vậy vật màu đen không tán xạ ánh sáng đỏ.
  • Dưới ánh sáng đỏ, vật màu trắng có màu đỏ. Vậy vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng đỏ.

Câu 3. Nhận xét về màu của các vật màu đỏ, màu xanh lục, màu đen và màu trắng khi chiếu chúng bằng ánh sáng xanh lục.

Hướng dẫn giải:

  • Dưới ánh sang xanh lục, vật màu đỏ có màu đen. Vậy vật màu đỏ tán xạ kém ánh sáng xanh lục.
  • Dưới ánh sáng xanh lục, vật màu xanh lục vẫn có màu xanh lục. Vậy vật màu xanh lục tán xạ tốt ánh sáng màu xanh lục.
  • Dưới ánh sáng xanh lục, vật màu đen vẫn có màu đen. Vậy vật màu đen không tán xạ ánh sáng màu xanh lục.
  • Dưới ánh sáng xanh lục, vật màu trắng có màu xanh. Vậy vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng xanh lục.

Câu 4. Ban ngày, lá cây ngoài đường thường có màu gì? Trong đêm tối ta thấy nó có màu gì? Tại sao?

Hướng dẫn giải: Ban ngày, lá cây ngoài đường thường có màu xanh vì chúng tán xạ tốt ánh sáng xanh trong chùm sáng trắng của Mặt Trời. Trong đêm tối ta thấy chúng có màu đen vì không có ánh sáng chiếu đến chúng và chúng chẳng có gì để tán xạ.

Câu 5. Đặt một tấm kính đỏ (hay một mẩu giấy bóng kính đỏ) trên một tờ giấy trắng rồi chiếu ánh sáng trắng vào tấm kính. Nhìn tờ giấy qua tấm kính ta sẽ thấy nó có màu gì? Tại sao?

Hướng dẫn giải:

  • Đặt một tấm kính đỏ trên một tờ giấy trắng rồi chiếu ánh sáng trắng vào tấm kính thì ta sẽ thấy tờ giấy có màu đỏ.
  • Giải thích: Ánh sáng đỏ trong chùm sáng trắng truyền qua được tấm kính đỏ rồi chiếu vào tờ giấy trắng. Tờ giấy trắng tán xạ tốt ánh sáng đỏ, ánh sáng đỏ này lại truyền qua tấm kính đỏ theo chiều ngược lại vào mắt ta, vì thế ta thấy tờ giấy màu đỏ. (Chú ý là không nhìn tấm kính theo phương phản xạ ánh sáng).
  • Nếu thay tờ giấy trắng bằng tờ giấy xanh thì ta sẽ thấy tờ giấy màu đen. Vì tờ giấy xanh tán xạ kém ánh sáng đỏ.

Câu 6. Tại sao khi đặt một vật màu đỏ dưới ánh sáng trắng ta thấy nó có màu đỏ, khi đặt một vật màu xanh dưới ánh sáng trắng ta thấy nó có màu xanh?

Hướng dẫn giải: Trong chùm sáng trắng có đủ các ánh sáng màu. Khi đặt một vật màu đỏ dưới ánh sáng trắng ta thấy nó có màu đỏ vì nó tán xạ tốt ánh sáng đỏ trong chùm sáng trắng. Tương tự như vậy, đặt một vật màu xanh dưới ánh sáng trắng ta thấy nó có màu xanh....

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Vật Lí 9

    Xem thêm