Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Vật lý lớp 9 bài 9: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn

Bài 9: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn

Giải bài tập SGK Vật lý lớp 9 bài 9: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Vật lý của các bạn học sinh lớp 9 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

1. Bài C1 trang 25 sgk Vật lí 9

C1. Để xác định sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn thì phải tiến hành thí nghiệm với các dây dẫn có đặc điểm gì?

Hướng dẫn:

Để xác định sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn thì phải tiến hành thí nghiệm đo điện trở với các dây dẫn có cùng chiều dài và cùng tiết diện nhưng làm bảng các vật kiệu khác nhau.

2. Bài C2 trang 26 sgk Vật lí 9

C2. Dựa vào bảng 1, hãy tính điện trở của đoạn dây dẫn constantan dài l = 1m và có tiết diện là S = 1mm2.

Hướng dẫn:

Dựa vào bảng 1sgk, điện trở của đoạn dây dẫn constantan dài 1m và có tiết diện 1m2 là 0,50.10-6 Ω, vậy điện trở với các dây dẫn constantan dài 1m và có tiết diện 1mm2 sẽ tăng thêm 10-6 lần, (vì tiết diện giảm đi 106 lần), tức là 0,50.10-6.106 = 0,5Ω.

3. Bài C3 trang 26 sgk Vật lí 9

C3. Để xây dựng công thức tính điện trở R của một đoạn dây dẫn có chiều dài l, có tiết diện S và làm bằng vật liệu có điện trở suất p, hãy tính theo các bước như bảng 2.

Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn

Hướng dẫn:

R_1=p\(R_1=p\)

R_2=p.l\(R_2=p.l\)

R_3=p.\frac{l}{s}\(R_3=p.\frac{l}{s}\)

4. Bài C4 trang 27 sgk Vật lí 9

C4. Tính điện trở của đoạn dây đồng dài l = 4m có tiết diện tròn, đường kính d = 1mm (lấy π = 3,14).

Hướng dẫn:

R=p.\frac{l}{s}=,7.10^{-8}=\frac{4}{3,14\left(0,5.10^{^{-3}}\right)^2}=\frac{1,7.4.10^{-8}}{3,14.0,5.0,5.10^{-6}}=0,087\Omega\(R=p.\frac{l}{s}=,7.10^{-8}=\frac{4}{3,14\left(0,5.10^{^{-3}}\right)^2}=\frac{1,7.4.10^{-8}}{3,14.0,5.0,5.10^{-6}}=0,087\Omega\)

5. Bài C5 trang 27 sgk Vật lí 9

C5. Từ bảng 1 hãy tính:

a) Điện trở của sợi dây nhôm dài 2m và có tiết diện 1 mm2.

b) Điện trở của sợi dây nikêlin dài 8m, có tiết diện tròn và đường kính là 0,4 mm (lấy π = 3,14).

c) Điện trở của một dây ống đồng dài 400m và có tiết diện 2mm2.

Hướng dẫn:

Ta có thể tính được từ bảng 1sgk:

a) Điện trở của sợi dây nhôm:

R=\rho .\frac{l}{s}=2,8.10^{-8}.\frac{2}{1.10^{-6}}=\frac{2,8.2.10^{-8}}{10^{-6}}=0,56\Omega\(R=\rho .\frac{l}{s}=2,8.10^{-8}.\frac{2}{1.10^{-6}}=\frac{2,8.2.10^{-8}}{10^{-6}}=0,56\Omega\)

b) Điện trở của sợi dây nikêlin:

R=\rho \frac{l}{s}=0,4.10^{-6}\(R=\rho \frac{l}{s}=0,4.10^{-6}\)

c) Điện trở của một dây ống đồng:

R=\rho \frac{l}{s}=1,7.10^{-6}.\frac{400}{\left(1.10-3^2\right)}=\frac{1,7.400.10^{-8}}{10^{-6}}=3,4 \Omega\(R=\rho \frac{l}{s}=1,7.10^{-6}.\frac{400}{\left(1.10-3^2\right)}=\frac{1,7.400.10^{-8}}{10^{-6}}=3,4 \Omega\)

6. Bài C6 trang 27 sgk Vật lí 9

C6. Một sợi dây tóc bóng đèn làm bằng vonfram ở 200C có điện trở 25Ω, có tiện diện tròn bán kính 0,01 mm. Hãy tính chiều dài của dây tóc này (lấy π = 3,14).

Hướng dẫn:

Ta có: R=\rho .\frac{l}{s}\Rightarrow I=\frac{RS}{\rho }=\frac{25.3,14.\left(0,01.10^{-3}\right)^2}{5,5.10^{-8}}=0,1428\approx14,3\ cm\(R=\rho .\frac{l}{s}\Rightarrow I=\frac{RS}{\rho }=\frac{25.3,14.\left(0,01.10^{-3}\right)^2}{5,5.10^{-8}}=0,1428\approx14,3\ cm\)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
14
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Vật Lí 9

    Xem thêm