Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo bài 26
Với nội dung bài Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 bài 26: Lipid và chất béo sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 9.
Bài: Lipid và chất béo
Câu 26.1 trang 71 Sách bài tập KHTN 9: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Lipid là chất béo.
B. Lipid là tên gọi chung cho mỡ động vật, dầu thực vật.
C. Lipid là sản phẩm của phản ứng ester hoá giữa glycerol và các acid béo.
D. Lipid là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hoà tan trong nước nhưng tan tốt trong xăng, benzene, ...
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
A sai vì lipid bao gồm chất béo, sáp, phospholipid,…
B sai vì mỡ động vật, dầu thực vật là chất béo.
C sai vì sản phẩm của phản ứng ester hóa giữa glycerol và các acid béo là chất béo.
Câu 26.2 trang 71 Sách bài tập KHTN 9: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chất béo là hydrocarbon mạch hở, không phân nhánh.
B. Sáp ong là một loại chất béo tự nhiên.
C. Lipid ở dạng rắn là mỡ động vật.
D. Chất béo lỏng là một số dầu thực vật, dầu động vật.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
A sai vì chất béo là dẫn xuất của hydrocarbon chứa carbon, hydrogen, oxygen.
B sai vì sáp ong không phải là chất béo.
C sai vì lipid có thể không là chất béo, ví dụ như sáp.
Câu 26.3 trang 71 Sách bài tập KHTN 9: Mẫu chất nào sau đây không chứa chất béo?
A. Dầu dừa.
B. Mỡ gà.
C. Dầu hỏa
D. Mỡ lợn.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Dầu dừa, mỡ gà, mỡ lợn đều là chất béo (là dẫn xuất của hydrocarbon chứa carbon, hydrogen, oxygen).
Dầu hoả có thành phần chủ yếu là hydrocarbon, không phải là chất béo.
Câu 26.4 trang 71 Sách bài tập KHTN 9: Cho các nhận định sau:
(a) Các chất béo lỏng đều có nguồn gốc từ dầu thực vật.
(b) Chất béo rắn đều có nguồn gốc từ động vật.
(c) Có thể dùng xăng để làm sạch vết dầu ăn bám trên quần áo.
(d) Xà phòng có thể được sản xuất tại nhà từ dầu dừa.
(e) Chất béo là chất lỏng hoặc rắn, nhẹ hơn nước, không tan trong nước và phản ứng được với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.
Số nhận định đúng là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
(a) sai vì chất béo lỏng có thể có nguồn gốc từ động vật (dầu cá).
(b) sai vì chất béo rắn có thể có nguồn gốc từ thực vật (bơ thực vật).
(c) đúng vì chất béo tan được trong xăng.
(d) đúng vì xà phòng có thể được sản xuất tại nhà từ dầu dừa.
(e) đúng, tuy nhiên phản ứng của chất béo với NaOH ở điều kiện thường diễn ra tương đối chậm.
Câu 26.5 trang 72 Sách bài tập KHTN 9: Để làm sạch vết dầu ăn bám vào quần áo, ta có thể chọn các cách sau:
a) Tẩy bằng xăng.
b) Giặt bằng xà phòng.
c) Tẩy bằng cồn 96°.
d) Tẩy bằng giấm đậm đặc.
Hãy cho biết cách nào đúng, cách nào sai trong những cách nêu trên.
Lời giải:
Để tẩy sạch vết dầu ăn bám vào quần áo, ta phải dùng các chất có thể hòa tan được dầu ăn nhưng không phá hủy sợi vải may quần áo.
a) đúng vì dầu ăn tan được trong xăng.
b) đúng vì xà phòng hòa tan được dầu ăn.
c) đúng vì cồn 96° hòa tan được dầu ăn.
d) sai vì giấm đậm đặc làm sạch được vết dầu ăn nhưng sẽ làm hỏng vải sợi.
Câu 26.6 trang 72 Sách bài tập KHTN 9: Phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai trong các phát biểu sau đây?
a) Các chất béo đều là chất rắn không tan trong nước.
b) Chất béo không tan trong nước, nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
c) Dầu ăn và dầu bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
d) Chất béo là ester của glycerol với các acid.
Lời giải:
a) sai vì có chất béo lỏng (dầu thực vật, dầu cá).
b) đúng.
c) sai vì dầu ăn là chất béo, dầu bôi trơn là hydrocarbon.
d) sai vì chất béo là triester của glycerol với các acid béo.
Câu 26.7 trang 72 Sách bài tập KHTN 9: Hoàn thành các câu sau đây bằng cách điền những từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
a) Chất béo có thành phần nguyên tố gồm (1)..., nên chất béo thuộc loại (2)...
b) Chất béo (3) ... được trong nước nhưng (4) ... được trong xăng, dầu hoả.
c) Khi đun nóng chất béo với dung dịch sodium hydroxide sẽ thu được (5) ... và (6) ...
d) Lipid là những hợp chất hữu cơ phức tạp, gồm những chất: (7) ...
e) Lipid cung cấp và tích luỹ (8) ... cho cơ thể, lipid hoà tan được các vitamin (9) ...
g) Một số quốc gia (Hoa Kì, Úc, ...) tái chế dầu thực vật đã qua sử dụng để (10)...
Lời giải:
(1) | carbon, hydrogen, oxygen | (6) | glycerol |
(2) | dẫn xuất của hydrocarbon | (7) | chất béo, sáp,... |
(3) | không tan | (8) | năng lượng |
(4) | tan | (9) | A, D, E,... |
(5) | xà phòng hoặc muối sodium của acid béo | (10) | làm nhiên liệu cho động cơ diesel |
Câu 26.8 trang 72 Sách bài tập KHTN 9: Hãy giới thiệu một số chất béo có thể dùng để sản xuất xà phòng mà em biết. Để tạo ra 306 g xà phòng thì cần tối thiểu bao nhiêu gam tristearin và bao nhiêu gam NaOH? Biết hiệu suất của phản ứng đạt 95%.
Lời giải:
*Một số chất béo có thể dùng để sản xuất xà phòng là:
- Các loại dầu thực vật: dầu dừa, dầu đậu nành, dầu lạc,
- Các loại dầu từ động vật: dầu cá hồi, dầu cá ngừ, ...
Phương trình hoá học của phản ứng:
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH →t° 3C17H35COONa + C3H5(OH)3 (1)
Theo (1) và đề bài, ta có:
Vậy cần tối thiểu 311,5 g tristearin và 42 g NaOH để tạo ra 306 g xà phòng.
Câu 26.9 trang 72 Sách bài tập KHTN 9: X là chất béo đơn giản có khối lượng phân tử bằng 806 amu. Hãy viết công thức cấu tạo thu gọn của X và liệt kê một số loại chất béo trong tự nhiên có chứa X.
Lời giải:
Vì X là chất béo đơn giản nên X có dạng (R-COO)3C3H5.
Trong đó, R- có thể là C17H35-, C17H33-, C17H31-, C15H31-.
Ta có bảng giá trị sau:
R | C17H35 | C17H33 | C17H31 | C15H31 |
MR | 239 | 237 | 235 | 211 |
Theo đề, ta có MX = 806 amu.
⇒ (MR + 44) .3 + 41 = 806
⇒ M = 211 amu ⇒ R là C15H31-.
Vậy chất béo X là (C15H31-COO)3C3H5, tên gọi của X là tripalmitin, có nhiều trong mỡ động vật như mỡ gà, mỡ lợn, mỡ bò, ....
* Ghi nhớ:
Một số chất béo đơn giản thường gặp:
- Tristearin: (C17H35COO)3C3H5 là chất béo rắn.
- Tripalmitin: (C15H31COO)3C3H5 là chất béo rắn.
- Triolein: (C17H33COO)3C3H5 là chất béo lỏng.
- Trilinolein: (C17H31COO)3C3H5 là chất béo lỏng.
Câu 26.10 trang 72 Sách bài tập KHTN 9: Y là một loại chất béo ở thể rắn, dạng kết tinh, màu trắng, có khối lượng phân tử bằng 890 amu. Tìm hiểu qua tài liệu học tập, em hãy cho biết Y có thể điều chế từ acid béo nào và nêu một số ứng dụng quan trọng của Y.
Lời giải:
Vì X là chất béo đơn giản nên X có dạng (R-COO)3C3H5.
Trong đó, R- có thể là C17H35-, C17H33-, C17H31-, C15H31-.
Ta có bảng giá trị sau:
R | C17H35 | C17H33 | C17H31 | C15H31 |
MR | 239 | 237 | 235 | 211 |
Theo đề, ta có MX = 890 amu.
⇒ (MR + 44) .3 + 41 = 890
⇒ M = 239 amu ⇒ R là C17H35-
⇒ Y là tristearin: (C17H35COO)3C3H5, M = 890 amu.
Y được điều chế từ stearic acid (C17H35-COOH).
Một số ứng dụng quan trọng của tristearin: sản xuất nến, xà phòng, glycerol.
Glycerol là nguyên liệu sản xuất nước rửa tay khử khuẩn, chất dẻo, mĩ phẩm, thuốc nổ, ...
* Ghi nhớ:
Acid béo là các acid đơn chức, mạch hở, không phân nhánh và có số nguyên tử carbon chẵn (khoảng 12 - 24 nguyên tử carbon).
Một số acid béo thường gặp:
- Stearic acid: C17H35-COOH.
- Palmitic acid: C15H31-COOH.
- Oleic acid: C17H33-COOH.
- Linoleic acid: C17H31-COOH.
Câu 26.11 trang 72 Sách bài tập KHTN 9: Hãy trình bày một số biện pháp sử dụng chất béo trong chế độ ăn hằng ngày để giữ sức khoẻ tốt.
Lời giải:
Để có được sức khoẻ tốt nhất, ta phải sử dụng chất béo hợp lí trong chế độ ăn hằng ngày.
- Nên sử dụng các loại chất béo chưa bão hoà (dầu thực vật) như dầu olive, dầu hạt lanh hoặc dầu cải xanh, ... Hạn chế sử dụng chất béo no, chất béo bão hoà từ động vật (mỡ bò, mỡ lợn, ...).
- Ưu tiên sử dụng thực phẩm chứa ít chất béo như thịt gà không da, cá, hạt lanh, hạt óc chó, rau xanh, ...
- Hạn chế dùng thức ăn nướng, chiên (rán), ...; nên dùng thức ăn hấp hay luộc để giảm tối đa lượng chất béo bị chuyển hoá thành các chất độc hại.
- Tăng cường sử dụng chất béo tốt như omega-3 từ cá, hạt lanh, ....
Câu 26.12 trang 72 Sách bài tập KHTN 9: Potassium stearate được sử dụng chủ yếu trong mĩ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da, ... Một cơ sở sản xuất dùng 1,78 tấn chất béo thì sẽ sản xuất được bao nhiêu tấn potassium stearate? Biết hiệu suất của quá trình này đạt 60%.
Lời giải:
Theo đề bài, ta có:
n(C17H35COO)3C3H5= 178809= 0,2(mol)
Phương trình hoá học của phản ứng:
(C17H35COO)3C3H5 + 3KOH \(\overset{to}{\rightarrow}\) 3C17H35COOK + C3H5(OH)3 (1)
Theo (1) và đề bài, ta có:
nportassium stearate = nKOH = 3nchất béo = 3.0,2 = 0,6 (mol)
Vì hiệu suất phản ứng đạt 60%, nên:
mportassium stearate = mportassium stearate = 0,6.322.60100= 115,92(g)
Vậy khối lượng potassium stearate thu được là 115,92 g.
>>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo bài 27