Giáo án Ngữ văn 6 bài Câu trần thuật đơn không có từ là
Giáo án Ngữ văn lớp 6
Giáo án Ngữ văn 6 bài Câu trần thuật đơn không có từ là giúp các em học nắm chắc nội dung bài học một nhanh chóng hơn, biết được các kiểu câu trần thuật đơn không có từ "là", nắm được tác dụng của các kiểu câu này để vận dụng vào bài viết có hiệu quả.
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG CÓ TỪ LÀ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm ngữ pháp của câu trần thuật đơn không có từ là.
- Các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện và phân tích đúng cấu tạo của kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.
- Đặt được các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.
3. Thái độ: Thấy được sự đa dạng của kiểu câu trần thuật đơn và sử dụng kiểu câu trần thuật đơn không có từ là vào văn nói, viết.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Bảng phụ (VD Phần I, II).
2. HS: Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là câu trần thuật đơn có từ là? Cho VD minh hoạ.
2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung kiến thức |
HĐ 1: HD học sinh tìm hiểu đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là
→ Nhóm khác nhận xét - GV nhận xét. VN của các câu trên có từ là không? Các vị ngữ đó do những từ hoặc cụm từ loại nào tạo thành? Chọn từ hoặc cụm từ phủ định thích hợp điền vào trước vị ngữ các câu trên: Không, không phải, chưa, chưa phải? - HS: Phú ông không mừng lắm Chúng tôi không tụ họp ở góc sân Qua ví dụ em thấy, câu trần thuật đơn không có từ là có đặc điểm gì? - HS đọc ghi nhớ | I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG CÓ TỪ LÀ: 1. Ví dụ: SGK. 2. Nhận xét: a. Phú ông mừng lắm. b. Chúng tôi tụ họp ở góc sân. - VN của các câu trên không được kết hợp với từ là. - VN do tính từ và cụm động từ tạo thành - Có thể điền vào VN các từ: Không, chưa. * Ghi nhớ (SGK) |