Giáo án môn Tin học lớp 12 bài 23

Giáo án môn Tin học 12

Giáo án môn Tin học lớp 12 bài 23: Truy vấn dữ liệu được biên soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT. Đây sẽ là tài liệu giáo án điện tử lớp 12 hay giúp quý thầy cô soạn giáo án điện tử môn Tin học 12 nhanh chóng và hiệu quả. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

  • Hiểu khái niệm mẫu hỏi.
  • Biết vận dụng một số hàm và phép toán tạo ra các biểu thức số học, biểu thức điều kiện và biểu thức lôgic để xây dựng mẫu hỏi.

2. Kỹ năng

  • Biết các bước chính để tạo một mẫu hỏi.
  • Biết sử dụng hai chế độ: chế độ thiết kế và chế độ trang dữ liệu. Nắm vững cách tạo mẫu hỏi mới trong chế độ thiết kế.

II. Chuẩn bị

  • Giáo viên: Giáo án, SGK Tin 12, SGV Tin 12, bảng phụ.
  • Học sinh: SGK tin 12, đồ dùng học tập.

III. Tổ chức các hoạt động tập

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Không.

3. Tiến trình bài học:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Hoạt động 1: Các khái niệm (10p)

GV: Trên thực tế khi quản lý HS ta thường có những yêu cầu khai thác thông tin bằng cách đặt câu hỏi (truy vấn):

Tìm kiếm HS theo mã HS?

Tìm kiếm những HS có điểm TB cao nhất lớp.

GV: Để thực hiện các tính toán và kiểm tra các điều kiện, trong Access có công cụ để viết các biểu thức (biểu thức số học, biểu thức điều kiện và biểu thức lôgic).

GV: Trong tính toán chúng ta có những loại phép toán nào?

HS: Trả lời câu hỏi.

GV: Chúng ta dùng các phép toán trên để tính toán trên các toán hạng vậy trong Access các toán hạng là những đối tượng nào?

HS: Trả lời câu hỏi.

GV: Bên cạnh việc sử dụng các biểu thức số học thì Access cũng cho phép chúng ta sử dụng các biểu thức điều kiện và biểu thức logic.

Ví dụ 1:

MAT_DO: [SO_DAN] / [DIENTICH]

TIEN_THUONG: [LUONG] * 0.1

- Biểu thức điều kiện và biểu thức lôgic được sử dụng trong các trường hợp sau:

+ Thiết lập điều kiện kiểm tra dữ liệu.

+ Thiết lập bộ lọc cho bảng.

+ Thiết lập điều kiện lọc để tạo mẫu hỏi.

Ví dụ 2: Trong CSDL quản lí lương cán bộ có thể tìm các cán bộ là Nam, có lương cao hơn 1.000.000 bằng biểu thức lọc: [GIOITINH] = “NAM” AND [LUONG]>1000000.

GV: Có thể tiến hành gộp nhóm các bản ghi theo những điều kiện nào đó rồi thực hiện các phép tính trên từng nhóm này. Access cung cấp các hàm.

GV: Trong đó bốn hàm (SUM, AVG, MIN, MAX) chỉ thực hiện trên các trường kiểu số. Ta sẽ xem xét các bước tiến hành gộp nhóm tính tổng trong mục.

Hoạt động 2: Tạo mẫu hỏi (20p)

GV: hướng dẫn học sinh cách tạo mẫu hỏi.

Hình 37. Mẫu hỏi Query_xem_diem_Ktra_Heso1 ở thiết kế Cửa sổ gồm hai phần: Phần trên (nguồn dữ liệu) hiển thị cấu trúc các bảng (và các mẫu hỏi khác) có chứa các trường được chọn để dùng trong mẫu hỏi này (muốn chọn trường nào thì nháy đúp vào trường đó, tên trường và tên bảng sẽ xuất hiện ở phần dưới). Phần dưới là lưới QBE (Query By Example – mẫu hỏi theo ví dụ), nơi mô tả mẫu hỏi. Mỗi cột thể hiển một trường sẽ được sử dụng trong mẫu hỏi. Dưới đây ta xét Nội dung của từng hàng.

Hình 38. Bảng HK1 và Mẫu hỏi Query_xem_diem_Ktra_Heso1 dạng trang dữ liệu

Hoạt động 3: Ví dụ (10p)

GV: Ở trong phần VD này Giáo viên: nên thực hiện trên máy chiếu thực hiện từng bước để giúp học sinh nắm bắt bài học tốt hơn. Nếu có điều kiện các phần này chúng ta nên thực hiện bài giảng trên phòng thực hành vi tính.

1. Các khái niệm

a. Mẫu hỏi

+Mẫu hỏi là một trong những đối tượng quan trọng nhất của CSDL đê tổng hợp, sắp xếp và tìm kiếm dữ liệu khi dữ liệu được lưu trữ trên nhiều bảng.

Một số khả năng của mẫu hỏi là:

- Sắp xếp các bản ghi.

- Chọn các bản ghi thoả mãn những điều kiện cho trước.

- Chọn một số trường cần thiết để hiển thị.

- Thực hiện tính toán.

- Tổng hợp và hiển thị thông tin từ một hoặc nhiều bảng hoặc mẫu hỏi khác.

b.Biểu thức

- Các kí hiệu phép toán thường dùng bao gồm:

+ , – , * , / (phép toán số học)

<, >, <=, >=, =, <> (phép so sánh)

AND, OR, NOT (phép toán logic)

- Các toán hạng trong tất cả các biểu thức có thể là:

+ Tên các trường (đóng vai trò các biến) được ghi trong dấu ngoặc vuông, ví dụ: [GIOI_TINH], [LUONG], …

+ Các hằng số, ví dụ: 0.1; 1000000

+ Các hằng văn bản, được viết trong dấu nháy kép, ví dụ: “NAM”, “HANOI”

+ Các hàm số (SUM, AVG, MAX, MIN, COUNT, …).

- Biểu thức số học:

<Tên trường>:<Biểu thức sốhọc>

c. Các hàm

SUM Tính tổng các giá trị.

AVG Tính giá trị trung bình.

MIN Tìm giá trị nhỏ nhất.

MAX Tìm giá trị lớn nhất

COUNT Đếm số giá trị khác trống (Null).

2. Tạo mẫu hỏi

a. Các bước để tạo mẫu hỏi: SGK

b. Để thiết kế mẫu hỏi mới:

- Nháy đúp vào Create Query by using Wizard.

- Nháy đúp vào Create Query in Design View.

Để xem hay sửa đổi mẫu hỏi đã có:

1.Chọn mẫu hỏi cần xem hoặc sửa.

2. Nháy nút.

Trong đó:

+ Field: Khai báo tên các trường được chọn. Đó là các trường sẽ có mặt trong bộ bản ghi cần tạo ra, các trường dùng để lọc, xắp xếp, kiểm tra giá trị

Table: Tên các bảng chứa trường tương ứng.

+ Sort: Các ô chỉ ra có cần sắp xếp theo trường tương ứng không.

+ Show: Cho biết trường tương ứng có xuất hiện trong mẫu hỏi không.

+ Criteria: Mô tả điều kiện để chọn các bản ghi đưa vào mẫu hỏi. Các điều kiện được viết dưới dạng các biểu thức.

- Để thực hiện gộp nhóm: cần làm xuất hiện hàng Total trong lưới QBE bằng cách nháy vào nút (Total).

Trên trang mẫu hỏi, để chuyển mẫu hỏi sang chế độ trang dữ liệu nháy nút Open ().

Khi đang ở chế độ thiết kế mẫu hỏi chuyển sang chế độ trang dữ liệu bằng cách nháy nút hoặc chọn lệnh Datasheet View trong bảng View.

3.Ví dụ áp dụng:

(Thực hiện các ví dụ trong bài thực hành tới).

Đánh giá bài viết
1 271
Sắp xếp theo

    Giáo án Tin học lớp 12

    Xem thêm