Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Tin học lớp 12 bài 4

Giáo án môn Tin học 12

Giáo án môn Tin học lớp 12 bài 4: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu được biên soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT. Đây sẽ là tài liệu giáo án điện tử lớp 12 hay giúp quý thầy cô soạn giáo án điện tử môn Tin học 12 nhanh chóng và hiệu quả. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.

I. Mục tiêu

Kiến thức

  • Biết khái niệm hệ QTCSDL;
  • Biết các chức năng của hệ QTCSDL: Tạo lập CSDL, cập nhật dữ liệu, tìm kiếm, kết xuất thông tin;
  • Biết được hoạt động tương tác của các thành phần trong một hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

II. Chuẩn bị

  • Giáo viên: Giáo án, Sách GK Tin 12, Sách GV Tin 12, bảng phụ;
  • Học sinh: Sách GK tin 12, vở ghi.

III. Tổ chức các hoạt động học tập

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Không.

3. Tiến trình bài học

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu các chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu (25 phút)

GV: Nhắc lại khái niệm hệ QTCSDL?

HS: Trả lời.

GV: Một hệ QTCSDL có các chức năng cơ bản nào?

HS: Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi.

Có 3 chức năng:

a) Cung cấp cách tạo lập cơ sở dữ liệu

b) Cung cấp cách cập nhật và khai thác dữ liệu

c) Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển việc truy cập vào dữ liệu

GV: Trong Pascal để khai báo biến i, j là kiểu số nguyên, k là kiểu số thực để dùng trong chương trình em làm thế nào?

HS: Var i, j: integer; k: real;

GV: Cũng trong Pascal để khai báo cấu trúc bản ghi Học sinh có 9 trường: hoten, ngaysinh, gioitinh, doanvien, toan, ly, hoa, van, tin:

HS: Type Hocsinh = record;

Hoten:string[30];

Ngaysinh:string[10];

Gioitinh:Boolean;

Doanvien:Boolean;

Toan,ly,hoa,van,tin:real;

End;

GV: Thế nào là ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu?

HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi:

• Do hệ quản trị CSDL cung cấp cho người dùng.

• Là hệ thống các kí hiệu để mô tả CSDL.

GV: Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu cho phép ta làm những gì?

HS:Khai báo kiểu dữ liệu và cấu trúc dữ liệu.

- Khai báo các ràng buộc trên dữ liệu.

GV: Thế nào là ngôn ngữ thao tác dữ liệu?

HS: Là ngôn ngữ để người dùng diễn tả yêu cầu cập nhật hay khai thác thông tin.

GV: Các thao tác dữ liệu?

HS: - Xem Nội dung dữ liệu.

- Cập nhật dữ liệu (nhập, sửa, xóa dl).

- Khai thác dữ liệu (sắp xếp, tìm kiếm, kết xuất báo cáo, ...)

GV: Chỉ có những người thiết kế và quản lí CSDL mới được quyền sử dụng các công cụ này. Người dùng chỉ nhìn thấy và thực hiện được các công cụ ở a, b.

1. Các chức năng của hệ QTCSDL.

Một hệ QTCSDL có các chức năng cơ bản sau:

a) Cung cấp môi trường tạo lập CSDL

Một hệ QTCSDL phải cung cấp một môi trường cho người dùng dễ dàng khai báo kiểu dữ liệu, các cấu trúc dữ liệu thể hiện thông tin và các ràng buộc trên dữ liệu. Để thực hiện được chức năng này, mỗi hệ QTCSDL cung cấp cho người dùng một ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu.

b) Cung cấp cách cập nhật và khai thác dữ liệu

Ngôn ngữ để người dùng diễn tả yêu cầu cập nhật hay tìm kiếm, kết xuất thông tin được gọi là ngôn ngữ thao tác dữ liệu.

Thao tác dữ liệu gồm:

· Cập nhật (nhập, sửa, xoá dữ liệu);

· Khai thác (tìm kiếm, kết xuất dl).

c) Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển việc truy cập vào dữ liệu

Để góp phần đảm bảo được các yêu cầu đặt ra cho một hệ CSDL, hệ QTCSDL phải có các bộ chương trình thực hiện những nhiệm vụ sau:

· Đảm bảo an ninh, phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không được phép.

· Duy trì tính nhất quán của dữ liệu;

· Tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời để bảo vệ các ràng buộc toàn vẹn và tính nhất quán;

· Khôi phục CSDL khi có sự cố ở phần cứng hay phần mềm;

· Quản lí các mô tả dữ liệu.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Tin học lớp 12

    Xem thêm