Giáo án môn Vật lý lớp 11 bài 11

Giáo án môn Vật lý lớp 11

Giáo án môn Vật lý lớp 11 bài 11: Dòng điện không đổi - Nguồn điện được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Vật lý 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

1. Nhận thức:

  • Phát biểu được định nghĩa cường độ dòng điện và viết được công thức thể hiện định nghĩa này.
  • Nêu được điều kiện để có dòng điện.
  • Phát biểu được suất điện động của nguồn điện và viết được công thức thể hiện định nghĩa này.

2. Kĩ năng:

  • Giải được các bài toán có liên quan đến các hệ thức
  • Giải thích được sự tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của pin Vôn-ta.
  • Giải thích được vì sao acquy là một pin điện hoá nhưng lại có thể sử dụng được nhiều lần.

3. Tư duy, thái độ: Giáo dục cho học sinh về tính cách tự giác, tích cực và nỗ lực trong học tập.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

  • Một pin Lơ-clan-sê đã bóc sẵn để cho học sinh quan sát cấu tạo bên trong.
  • Một acquy;
  • Vẽ phóng to các hình từ 7.6 đến 7.10;
  • Các vôn kế cho các nhóm học sinh.

2. Học sinh:

  • Một nửa quả chanh hay quất đã được bóp nhũn.
  • Hai mảnh kim loại khác loại.

III. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, thuyết trình, phát vấn, gợi mở.

IV. TIẾN TRÌNH CỦA TIẾT DẠY

1. Ổn định tổ chức:

2. Giảng bài mới.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1:Tìm hiểu về dòng điện.

Đặt các câu hỏi về từng vấn đề để cho học sinh thực hiện. Nêu định nghĩa dòng điện.

- Nêu bản chất của dòng diện trong kim loại?

- Nêu qui ước chiều dòng điện?

- Cho biết trị số của đại lượng nào cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện? Dụng cụ nào đo nó? Đơn vị của đại lượng đó.

- Nêu các tác dụng của dòng điện?

I. Dòng điện

+ Dòng điện là dòng chuyển động có hướng của các điện tích.

+ Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển động có hướng của các electron tự do.

+ Qui ước chiều dòng điện là chiều chuyển động của các diện tích dương (ngược với chiều chuyển động của các điện tích âm).

+ Các tác dụng của dòng điện: Tác dụng từ, tác dụng nhiệt, tác dụng hoác học, tác dụng cơ học, sinh lí, …

+ Cường độ dòng điện cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện. Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế. Đơn vị cường độ dòng điện là ampe (A).

Hoạt động 2: Tìm hiểu cường độ dòng điện, dòng điện không đổi.

- Nêu định nghĩa cường độ dòng điện đã học ở lớp 9?

Yêu cầu học sinh thực hiện C1.

Yêu cầu học sinh thực hiện C2.

Giới thiệu đơn vị của cường độ dòng điện và của điện lượng.

Yêu cầu học sinh thực hiện C3.

Yêu cầu học sinh thực hiện C4.

II. Cường độ dòng điện. Dòng điện không đổi

1. Cường độ dòng điện

Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện. Nó được xác định bằng thương số của điện lượng Dq dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian Dt và khoảng thời gian đó.

I =

Thực hiện C1.

Thực hiện C2.

2. Dòng điện không đổi

Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không đổi theo thời gian.

Cường độ dòng điện của dòng điện không đổi: I = .

Ghi nhận đơn vị của cường độ dòng điện và của điện lượng.

3. Đơn vị của cường độ dòng điện và của điện lượng

Đơn vị của cường độ dòng điện trong hệ SI là ampe (A).

1A =

Đơn vị của điện lượng là culông (C).

1C = 1A.1s

Thực hiện C3.

Thực hiện C4.

Đánh giá bài viết
1 541
Sắp xếp theo

    Giáo án Vật lý lớp 11

    Xem thêm