Giáo án môn Vật lý lớp 11 bài 54

Giáo án môn Vật lý lớp 11

Giáo án môn Vật lý lớp 11 bài 54: Thấu kính mỏng được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Vật lý 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU

  • Nêu được cấu tạo và phân loại của thấu kính.
  • Trình bày được các khái niệm về: quang tâm, trục, tiêu điểm, tiêu cự, độ tụ của thấu kính mỏng.
  • Vẽ được ảnh tạo bởi thấu kính và nêu được đặc điểm của ảnh.

II. CHUẨN BỊ

Giáo viên:

  • Các loại thấu kính hay mô hình thấu kính để giới thiệu với học sinh.
  • Các sơ đồ, tranh ảnh về đường truyền tia sáng qua thấu kính và một số quang cụ có thấu kính.

Học sinh:

  • Ôn lại kiến thức về thấu kính đã học ở lớp 9.
  • Ôn lại các kết quả đã học về khúc xạ ánh sáng và lăng kính.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ: Có mấy loại thấu kính? Nêu sự khác nhau giữa chúng.

Hoạt động 2 (10 phút): Tìm hiểu thấu kính và phân loại thấu kính.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Giới thiệu định nghĩa thấu kính.

Nêu cách phân loại thấu kính.

Yêu cầu học sinh thực hiện C1.

Ghi nhận khái niệm.

Ghi nhận cách phân loại thấu kính.

Thực hiện C1.

I. Thấu kính. Phân loại thấu kính

+ Thấu kính là một khối chất trong suốt giới hạn bởi hai mặt cong hoặc bởi một mặt cong và một mặt phẳng.

+ Phân loại:

- Thấu kính lồi (rìa mỏng) là thấu kính hội tụ.

- Thấu kính lỏm (rìa dày) là thấu kính phân kì.

Hoạt động 3 (15 phút) : Tìm hiểu thấu kính hội tụ.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Vẽ hình 29.3.

Giới thiệu quang tâm, trục chính, trục phụ của thấu kính.

Yêu cầu học sinh cho biết có bao nhiêu trục chính và bao nhiêu trục phụ.

Vẽ hình 29.4.

Giới thiệu các tiêu điểm chính của thấu kính.

Yêu cầu học sinh thực hiện C2.

Vẽ hình 29.5.

Giới thiệu các tiêu điểm phụ.

Giới thiệu khái niệm tiêu diện của thấu kính.

Vẽ hình 29.6.

Giới thiệu các khái niệm tiêu cự và độ tụ của thấu kính.

Giới thiêu đơn vị của độ tụ.

Nêu qui ước dấu cho f và D.

Vẽ hình.

Ghi nhận các khái niệm.

Cho biết có bao nhiêu trục chính và bao nhiêu trục phụ.

Vẽ hình.

Ghi nhận các khái niệm.

Thực hiện C2.

Vẽ hình.

Ghi nhận khái niệm.

Ghi nhận khái niệm.

Vẽ hình.

Ghi nhận các khái niệm.

Ghi nhận đơn vị của độ tụ.

Ghi nhận qui ước dấu.

II. Khảo sát thấu kính hội tụ

1. Quang tâm. Tiêu điểm. Tiêu diện

a) Quang tâm

+ Điểm O chính giữa của thấu kính mà mọi tia sáng tới truyền qua O đều truyền thẳng gọi là quang tâm của thấu kính.

+ Đường thẳng đi qua quang tâm O và vuông góc với mặt thấu kính là trục chính của thấu kính.

+ Các đường thẳng qua quang tâm O là trục phụ của thấu kính.

b) Tiêu điểm. Tiêu diện

+ Chùm tia sáng song song với trục chính sau khi qua thấu kính sẽ hội tụ tại một điểm trên trục chính. Điểm đó là tiêu điểm chính của thấu kính.

Mỗi thấu kính có hai tiêu điểm chính F (tiêu điểm vật) và F’ (tiêu điểm ảnh) đối xứng với nhau qua quang tâm.

+ Chùm tia sáng song song với một trục phụ sau khi qua thấu kính sẽ hội tụ tại một điểm trên trục phụ đó. Điểm đó là tiêu điểm phụ của thấu kính.

Mỗi thấu kính có vô số các tiêu điểm phụ vật Fn và các tiêu điểm phụ ảnh Fn’.

+ Tập hợp tất cả các tiêu điểm tạo thành tiêu diện. Mỗi thấu kính có hai tiêu diện: tiêu diện vật và tiêu diện ảnh.

Có thể coi tiêu diện là mặt phẳng vuông góc với trục chính qua tiêu điểm chính.

2. Tiêu cự. Độ tụ

Tiêu cự:

Đơn vị của độ tụ là điôp (dp): 1dp =

Qui ước: Thấu kính hội tụ: f > 0; D > 0.

Đánh giá bài viết
1 149
Sắp xếp theo

    Giáo án Vật lý lớp 11

    Xem thêm