Giáo án môn Vật lý lớp 11 bài 66

Giáo án môn Vật lý lớp 11

Giáo án môn Vật lý lớp 11 bài 66: Thực hành xác định tiêu cự thấu kính phân kì được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Vật lý 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức: Học sinh hiểu:

  • Xác định được tiêu cự của thấu kính phân kì bằng thí nghiệm.
  • Biết cách tiến hành thí nghiệm để đo các đại lượng cần thiết ghi vào báo cáo thực hành

1.2. Kĩ năng:

  • Biết xử lí: tính toán các số liệu thu được từ thí nghiệm để đưa ra kết quả.
  • Biết rút ra nhận xét và trình bày kết quả thực hành

1.3. Thái độ:

  • Hứng thú học Vật lí, yêu thích tìm tòi khoa học.
  • Có ý thức vận dụng những hiểu biết Vật lí vào đời sống
  • Có thái độ khách quan, trung thực, cẩn thận và có tinh thần hợp tác trong học tập

2. TRỌNG TÂM:

  • Xác định được tiêu cự của thấu kính phân kì bằng thí nghiệm.
  • Biết cách tiến hành thí nghiệm để đo các đại lượng cần thiết ghi vào báo cáo thực hành
  • Biết xử lí: tính toán các số liệu thu được từ thí nghiệm để đưa ra kết quả.
  • Biết rút ra nhận xét và trình bày kết quả thực hành

3. CHUẨN BỊ:

3.1 . Giáo viên:

  • Phổ biến trước những nội dung cần chuẩn bị trước buổi thực hành.
  • Kiểm tra hoạt động của các dụng cụ thí nghiệm cần thiết cho bài thực hành. Thực hiện phép đo tiêu cự của thấu kính phân kì theo nội dung bài thực hành, đồng thời tính các giá trị của phép đo theo mẫu báo cáo thí nghiệm.
  • Rút kinh nghiệm về phương pháp và kĩ thuật đo để có thể hướng dẫn HS thực hiện tốt nội dung của bài thực hành

3.2. Học sinh:

Đọc kĩ nội dung bài thực hành để hiểu được:

  • Cơ sở lí thuyết của phương pháp đo tiêu cự của thấu kính phân kì
  • Cấu tạo và cách sử dụng giá (băng) quang học.
  • Cách tiến hành thí nghiệm đo tiêu cự của thấu kính phân kì.

Mẫu báo cáo thí nghiệm.

4. TIẾN TRÌNH:

4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:

4.2. Kiểm tra miệng: Một vật đặt trước thấu kính hội tụ cách thấu kính một khoảng lớn hơn tiêu cự của thấu kính, thì ảnh tạo bởi thấu kính có tính chất như thế nào?

4.3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: vào bài- Đặt vấn đề: Thấu kính phân kì chỉ tạo ra ảnh ảo của vật với mọi khoảng cách d từ vật đến thấu kính. Vì vậy không thể hứng được ảnh trên màn, nên không biết chính xác vị trí của ảnh ảo và do đó không đo được khoảng cách từ ảnh ảo đến thấu kính. Vậy có cách nào xác định tiêu cự của thấu kính phân kì hay không

- GV: giới thiệu nội dung bài mới, trọng tâm của bài.

- HS: Học sinh tiếp nhận thông tin, nhận thức vấn đề cần nghiên cứu.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về mục đích thí nghiệm

- GV: Mục đích Biết phương pháp xác định tiêu cự của thấu kính phân kì

HS: Rèn luyện kĩ năng sử dụng giá quang của bài thực hành là để làm gì?

- HS: Lắng nghe và trả lời câu hỏi, tiếp nhận thông tin.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về các dụng cụ dùng cho thí nghiệm

GV: Giới thiệu cho học sinh các dụng cụ cần cho bài thực hành

HS:Quan sát, ghi nhận

- HS: Lắng nghe và trả lời câu hỏi, tiếp nhận thông tin.

Hoạt động 4: Tìm hiểu về cơ sở lí thuyết của bài thực hành

GV: Yêu cầu HS nhắc lại sự tạo ảnh của thấu kính cảu vật thật trước thấu kính ở ngoài tiêu điểm

HS: Nhắc lại

GV: Từ trên kết hợp với phần kiểm tra bài cũ ta có thể tính được tiêu cự của thấu kính phân kì

- HS: Lắng nghe và trả lời câu hỏi, tiếp nhận thông tin.

Hoạt động 5: Tìm hiểu về cách sử dụng các dụng cụ đo

GV: Giới thiệu cho HS cách sử dụng các dụng cụ

HS: Quan sát, ghi nhận

- GV: Tiến hành làm thí nghiệm và mô tả từng bước làm cho HS biết

HS:Quan sát

GV: Chia HS ra thành 4 nhóm và yêu cầu HS tiến hành làm thí nghiệm lấy các số liệu để báo cáo

- HS: Lắng nghe và trả lời câu hỏi, tiếp nhận thông tin.

Hoạt động 6: Giáo viên tiến hành thí nghiệm mẫu, HS quan sát

I/ MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM

- Biết được phương pháp xác định tiêu cự của thấu kính phân kì bằng cách ghép nó đồng trục với một thấu kính hội tụ để tạo ra ảnh thật của vật thật qua hệ hai thấu kính.

- Rèn luyện kỹ năng sử dụng giá quang học để xác định tiêu cự của thấu kính phân kì.

II/ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM

- Bộ thí nghiệm “Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì”

III/ CƠ SỞ LÍ THUYẾT

- Ta có thể tính tiêu cự của thấu kính bằng công thức:

- Vật thật đặt trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, nên ta không xác định được vị trí ảnh. Do đó không xác định được tiêu cự của thấu kính

- Để khắc phục, ta ghép đồng trục thấu kính phân kì với thấu kính hội tụ thành một hệ thấu kính theo các bước như sau:

+ B1: Đặt vật AB trước thấu kính hội tụ sao cho thấu kính tạo được ảnh thật A’B’ lớn vật hiện rõ trên một màn ảnh

+ B2: Cố định vị trí thấu kính và màn ảnh

+ B3: Đo khoảng cách từ vật AB đến thấu kính hội tụ

+ B4: Ghép đồng trục thấu kính phân kì tại vị trí giữa vật AB và thấu kính hội tụ

+ B5:Di chuyển vật AB đến vị trí sao cho trên màn ảnh hiện lên ảnh rõ nét

+ B5:Đo khoảng cách từ vật AB đến thấu kính phân kì ta được d. Đo khoảng cách giữa hai thấu kính

+ B6:Tính d’ bằng cách lấy khoảng cách từ vật AB đến thấu kính hội tụ cho khoảng cách giữa hai thấu kính

V. Tiến hành thí nghiệm

Đánh giá bài viết
1 252
Sắp xếp theo

    Giáo án Vật lý lớp 11

    Xem thêm