Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Vật lý lớp 11 bài 9

Giáo án môn Vật lý lớp 11

Giáo án môn Vật lý lớp 11 bài 9: Tụ điện được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Vật lý 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

1. Nhận thức:

  • Trình bày được cấu tạo của tụ điện, cách tích điện cho tụ.
  • Nêu rõ ý nghĩa, biểu thức, đơn vị của điện dung.
  • Viết được biểu thức tính năng lượng điện trường của tụ điện và giải thích được ý nghĩa các đại lượng trong biểu thức.

2. Kĩ năng:

  • Nhận ra một số loại tụ điện trong thực tế.
  • Giải bài tập tụ điện.

3. Tư duy, thái độ: Giáo dục cho học sinh về tính cách tự giác, tích cực và nỗ lực trong học tập.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên

  • Một số loại tụ điện thực tế, đặc biệt là tụ xoay trong máy thu thanh.
  • Dụng cụ: Thước kẻ, phấn màu.

2. Học sinh:

  • Chuẩn bị bài mới.
  • Sưu tầm các linh kiện điện tử.

III. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, thuyết trình, phát vấn.

IV. TIẾN TRÌNH CỦA TIẾT DẠY

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Nêu định nghĩa hiệu điện thế và mối liên hệ giữa hiệu điện thế với cường độ điện trường.

3. Giảng bài mới:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Tìm hiểu tụ điện.

Giới thiệu mạch có chứa tụ điện từ đó giới thiệu tụ điện.

Giới thiệu tụ điện phẳng.

Giới thiệu kí hiệu tụ điện trên các mạch điện.

Yêu cầu học sinh nêu cách tích điện cho tụ điện.

Yêu cầu học sinh thực hiện C1.

I. Tụ điện

1. Tụ điện là gì?

Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. Mỗi vật dẫn đó gọi là một bản của tụ điện.

Tụ điện dùng để chứa điện tích.

Tụ điện phẳng gồm hai bản kim loại phẵng đặt song song với nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp điện môi.

Kí hiệu tụ điện

2. Cách tích điện cho tụ điện

Nối hai bản của tụ điện với hai cực của nguồn điện.

Độ lớn điện tích trên mỗi bản của tụ điện khi đã tích điện gọi là điện tích của tụ điện.

Hoạt động 2: Tìm hiểu điện dung của tụ điện, các loại tụ và năng lượng điện trường trong tụ điện.

Giới thiệu điện dung của tụ điện.

Giới thiệu đơn vị điện dung và các ước của nó.

Giới thiệu công thức tính điện dung của tụ điện phẳng.

Giới thiệu các loại tụ.

Giới thiệu hiệu điện thế giới hạn của tụ điện.

Giới thiệu tụ xoay.

Giới thiệu năng lượng điện trường của tụ điện đã tích điện.

II. Điện dung của tụ điện

1. Định nghĩa

Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định. Nó được xác định bằng thương số của điện tích của tụ điện và hiệu điện thế giữa hai bản của nó.

Đơn vị điện dung là fara (F).

Điện dung của tụ điện phẳng:

2. Các loại tụ điện

Thường lấy tên của lớp điện môi để đặt tên cho tụ điện: tụ không khí, tụ giấy, tụ mi ca, tụ sứ, tụ gốm, …

Trên vỏ tụ thường ghi cặp số liệu là điện dung và hiệu điện thế giới hạn của tụ điện.

Người ta còn chế tạo tụ điện có điện dung thay đổi được gọi là tụ xoay.

3. Năng lượng của điện trường trong tụ điện

Năng lượng điện trường của tụ điện đã được tích điện

W = QU = CU2

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Vật lý lớp 11

    Xem thêm