Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Vật lý lớp 11 bài 32

Giáo án môn Vật lý lớp 11

Giáo án môn Vật lý lớp 11 bài 32: Bài tập được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Vật lý 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Nắm được bản chất dòng điện trong chất khí, sự dẫn điện không tự lực và tự lực, các hiện tượng phóng điện trong chất khí.
  • Nắm được bản chất của dòng điện trong chất bán dẫn, hai loại bán dẫn n và p, công dụng của điôt bán dẫn và trandio.

2. Kỹ năng: Giải được các câu hỏi trắc nghiệm và bài tập liên quan đến dòng điện trong chất khí, trong chân không và trong chất bán dẫn.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

  • Xem, giải các bài tập sgk và sách bài tập.
  • Chuẩn bị thêm nột số câu hỏi trắc nghiệm và bài tập khác.

2. Học sinh:

  • Giải các câu hỏi trắc nghiệm và bài tập thầy cô đã ra về nhà.
  • Chuẩn bị sẵn các vấn đề mà mình còn vướng mắc cần phải hỏi thầy cô.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

Hoạt động 1 (15 phút): Kiểm tra bài cũ: Lập bảng so sánh dòng điện trong các môi trường về: hạt tải điện, nguyên nhân tạo ra hạt tải điện, bản chất dòng điện.

Hoạt động 2 (15 phút): Giải các câu hỏi trắc nghiệm.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Yêu cầu hs giải thích tại sao chọn D.

Yêu cầu hs giải thích tại sao chọn B.

Yêu cầu hs giải thích tại sao chọn D.

Yêu cầu hs giải thích tại sao chọn D.

Giải thích lựa chọn.

Giải thích lựa chọn.

Giải thích lựa chọn.

Giải thích lựa chọn.

Giải thích lựa chọn.

Giải thích lựa chọn.

Câu 6 trang 93 : D

Câu 7 trang 93 : B

Câu 6 trang 106 : D

Câu 7 trang 106 : D

Hoạt động 3 (15 phút): Giải các bài tập tự luận.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Bài 8 sgk trang 93

a) Khoảng cách giữa 2 cực này la bao nhiêu?

Ngọn cây được coi là mũi nhọn hay phẳng?

Đám mây được coi là cực phẳng hay mũi nhọn?

Trong trường hợp hiệu điện thế giữ một cực phẳng và một cực nhọn trong bảng không có vậy hđt sẽ nằm trong khoảng giữa 2 cục nhọn và 2 cực phẳng với khoảng cách là 190 m

Với 2 mũi nhọn thì hiệu điện thế là bao nhiêu, khoảng cách là bao nhiêu? (tra bảng )

Tính điện trường tại đó ?

Với d=190m => U =?

Với 2 cực phẳng thì U và d là bao nhiêu ?

Tính E khi đó?

d=190m => U =?

b)khoảng cách giữa 2 cực của bugi là d1< 1 mm. và phẳng

yêu cầu hs tra bảng lấy giá trị của d và U

tính E=?

mà d1<1mm=> U=?

(điều kiện để phóng tia lửa điện là?)

c)Đường dây tải điện cao thế của ta thường là dương truyền 3 pha nên hiệu điện thế có thể lên tới

120√2 = 170 kV

Vì đây là têu chuẩn an toàn nên ta lấy trường hợp 2 cực là mũi nhọn

Yêu cầu hs tra bảng để lấy giá trị của d và U

d1=200 -10= 190 m

Ngọn cây: mũi nhọn

Đám mây: cực phẳng

2 cực nhọn

U =300000V, d= 600 mm

E = U ∕d = 300000/0.6=500000V/m

Cực phẳng

U =300000V, d= 114 mm

E= U/d=

300000/0.114=2.63x 10^6 V/m

Học sinh ghi nhận

có d= 6,1mm, U= 20 000V

E= U/d= 20 000/0.006=3,33x10^6 V/m

(E≥ 3.10^6 V/m )

Học sinh ghi nhận

Hs ghi nhận

U = 200000 V, d=410 mm

Bài 8

a)

Khoảng cách giữa đám mây và ngọn cây là

d1= 200 -10= 190 m

ta có: 2 cực nhọn

U=300000 V d=0,6m

U1= ? d1 =190m

Suy ra U1=0.95x10^8 V

Với 2 cực phẳng:

U=300000 V d=0,114m

U2= ? d2 =190m

Suy ra U1= 5x10^8 V

Vậy U sét sinh ra vào khoảng 0.95x10^8 V tới 5x10^8V

b, khi d= 6,1mm, U= 20 000V

E= U/d= 20 000/0.006==3,33x10^6 V/m`

Mà khoảng cách giữa 2 cực bugi

d1≤ 1 mm => U/E ≤ 1mm = 0.001m =>

U≤ 0,001x 3,33x 10^6= 3330V

U < 10^4 V

c) Khoảng cách từ đường dây điện 170kV tới chỗ đứng có nguy cơ bị điện giật là:

ta có

U = 200000 V, d=410 mm

U1=170000V d1= ?

d1=170000x 0,41 : 200000 =0,35 m

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Vật lý lớp 11

    Xem thêm