Giáo án môn Vật lý lớp 11 bài 27

Giáo án môn Vật lý lớp 11

Giáo án môn Vật lý lớp 11 bài 27: Dòng điện trong chất điện phân được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Vật lý 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

  • Phát biểu được định luật Faraday về điện phân.
  • Vận dụng được kiến thức để giải thích các ứng dụng cơ bản của hiện tượng điện phân và giải được các bài tập có vận dụng định luật Faraday.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

  • Chuẩn bị thí nghiệm biểu diễn cho học sinh về dẫn điện của nước tinh khiết (nước cất hoặc nước mưa), nước pha muối; về điện phân.
  • Chuẩn bị một bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học để tiện dụng khi làm bài tập.

2. Học sinh:

  • Các kiến thức về dòng điện trong kim loại.
  • Kiến thức về hoá học, cấu tạo các axit, bazơ, và liên kết ion. Khái niệm về hoá trị.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

Kiểm tra bài cũ: Thế nào là hiện tượng điện phân, nêu được bản chất dòng điện trong chất điện phân và trình bày được thuyết điện li.

Hoạt động 1 (25 phút): Tìm hiểu các định luật Fa-ra-đây.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Lập luận để đưa ra nội dung các định luật.

Yêu cầu học sinh thực hiện C2.

Giới thiệu định luật Fa-ra-đây thứ nhất.

Giới thiệu định luật Fa-ra-đây thứ hai.

Giới thiệu số Fa-ra-đây.

Yêu cầu học sinh thực hiện C3.

Yêu cầu học sinh kết hợp hai định luật để đưa ra công thức Fa-ra-đây.

Giới thiệu đơn vị của m khi tính theo công thức trên.

Nghe, kết hợp với xem sgk để hiểu.

Thực hiện C2.

Ghi nhận định luật.

Ghi nhận định luật.

Ghi nhận số liệu.

Thực hiện C3.

Kết hợp hai định luật để đưa ra công thức Fa-ra-đây.

Ghi nhận đơn vị của m để sử dụng khi giải các bài tập.

IV. Các định luật Fa-ra-đây

* Định luật Fa-ra-đây thứ nhất

Khối lượng vật chất được giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ thuận với điện lượng chạy qua bình đó.

M = kq

k gọi là đương lượng hoá học của chất được giải phóng ở điện cực.

* Định luật Fa-ra-đây thứ hai

Đương lượng điện hoá k của một nguyên tố tỉ lệ với đương lượng gam của nguyên tố đó. Hệ số tỉ lệ , trong đó F gọi là số Fa-ra-đây.

k =

Thường lấy F = 96500 C/mol.

* Kết hợp hai định luật Fa-ra-đây, ta được công thức Fa-ra-đây :

m = It

m là chất được giải phóng ở điện cực, tính bằng gam.

Hoạt động 2 (15 phút): Tìm hiểu các ứng dụng của hiện tượng điện phân.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Giới thiệu các ứng dụng của các hiện tượng điện phân.

Giới thiệu cách luyện nhôm.

Yêu cầu học sinh nêu cách lấy bạc (Ag) ra khỏi một chiếc cốc mạ bạc bị hỏng.

Giới thiệu cách mạ điện.

Yêu cầu học sinh nêu cách mạ vàng một chiếc nhẫn đồng.

Ghi nhận các ứng dụng của hiện tượng điện phân.

Ghi nhận cách luyện nhôm.

Nêu cách lấy bạc (Ag) ra khỏi một chiếc cốc mạ bạc bị hỏng.

Nêu cách mạ vàng một chiếc nhẫn đồng.

V. Ứng dụng của hiện tượng điện phân

Hiện tượng điện phân có nhiều ứng dụng trong thực tế sản xuất và đời sống như luyện nhôm, tinh luyện đồng, điều chế clo, xút, mạ điện, đúc điện, …

1. Luyện nhôm

Dựa vào hiện tượng điện phân quặng nhôm nóng chảy.

Bể điện phân có cực dương là quặng nhôm nóng chảy, cực âm bằng than, chất điện phân là muối nhôm nóng chảy, dòng điện chạy qua khoảng 104A.

2. Mạ điện

Bể điện phân có anôt là một tấm kim loại để mạ, catôt là vật cần mạ. Chất điện phân thường là dung dịch muối kim loại để mạ. Dòng điện qua bể mạ được chọn một cách thích hợp để đảm bảo chất lượng của lớp mạ.

Đánh giá bài viết
1 266
Sắp xếp theo

    Giáo án Vật lý lớp 11

    Xem thêm