Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Vật lý lớp 11 bài 29

Giáo án môn Vật lý lớp 11

Giáo án môn Vật lý lớp 11 bài 29: Dòng điện trong chất khí được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Vật lý 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

  • Phân biệt được sự dẫn điện không tự lực và sự dẫn điện tự lực trong chất khí.
  • Phân biệt được hai quá trình dẫn điện tự lực quan trọng trong không khí
  • Phân biệt được hai quá trình dẫn điện tự lực quan trọng trong không khí là hồ quang điện và tia lửa điện.
  • Trình bày được các ứng dụng chính của quá trình phóng điện trong chất khí.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Chuẩn bị các thiết bị thí nghiệm để làm các thí nghiệm.

2. Học sinh:

  • Ôn lại khái niệm dòng điện trong các môi trường, là dòng các điện tích chuyển động có hướng.
  • Ôn lại khái niệm dòng điện trong các môi trường, là dòng các điện tích chuyển động có hướng.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

Tiết 1

Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ: Nêu loại hạt tải điện trong chất điện phân, nguyên nhân tạo ra chúng và bản chất của dòng điện trong chất điện phân.

Hoạt động 2 (8 phút): Tìm hiểu tính cách điện của chất khí.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Yêu cầu học sinh nêu cơ sở để khẳng định chất khí là môi trường cách điện.

Yêu cầu học sinh thực hiện C1.

Giải thích tại sao chất khí là môi trường cách điện.

Thực hiện C1.

I. Chất khí là môi trường cách điện

Chất khí không dẫn điện vì các phân tử khí đều ở trạng thái trung hoà điện, do đó trong chất khí không có các hạt tải điện.

Hoạt động 3 (12 phút): Tìm hiểu sự dẫn điện trong chất khí trong điều kiện thường.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Vẽ hình 15.2.

Trình bày thí nghiệm.

Yêu cầu học sinh thực hiện C2.

Yêu cầu học sinh cho biết khi nào thì chất khí dẫn điện.

Vẽ hình.

Ghi nhận các kết quả thí nghiệm.

Thực hiện C2.

Cho biết khi nào thì chất khí dẫn điện.

II. Sự dẫn điện trong chất khí trong điều kiện thường

Thí nghiệm cho thấy:

+ Trong chất khí cũng có nhưng rất ít các hạt tải điện.

+ Khi dùng ngọn đèn ga để đốt nóng chất khí hoặc chiếu vào chất khí chùm bức xạ tử ngoại thì trong chất khí xuất hiện các hạt tải điện. Khi đó chất khí có khả năng dẫn điện.

Hoạt động 4 (20 phút): Tìm hiểu bản chất dòng điện trong chất khí.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Giới thiệu tác nhân ion hoá và sự ion hoá chất khí.

Yêu cầu học sinh nêu hiện tượng xảy ra đối với khối khí đã bị ion hoá khi chưa có và khi có điện trường.

Yêu cầu học sinh nêu bản chất dòng điện trong chất khí.

Yêu cầu học sinh nêu hiện tượng xảy ra trong khối khí khi mất tác nhân ion hoá.

Giới thiệu đường đặc trưng V – A của dòng điện trong chất khí.

Yêu cầu học sinh thực hiện C3.

Yêu cầu học sinh nêu khái niệm sự dẫn điện không tự lực.

Yêu cầu học sinh giải thích tại sao dòng điện trong chất khí không tuân theo định luật Ôm.

Giới thiệu hiện tượng nhân số hạt tải điện trong chất khí.

Ghi nhận khái niệm.

Nêu hiện tượng xảy ra đối với khối khí đã bị ion hoá khi chưa có và khi có điện trường.

Nêu bản chất dòng điện trong chất khí.

Nêu hiện tượng xảy ra trong khối khí khi mất tác nhân ion hoá.

Ghi nhận khái niệm.

Thực hiện C3.

Nêu khái niệm sự dẫn điện không tự lực.

Giải thích tại sao dòng điện trong chất khí không tuân theo định luật Ôm.

Ghi nhận hiện tượng

III. Bản chất dòng điện trong chất khí

1. Sự ion hoá chất khí và tác nhân ion hoá

Ngọn lửa ga, tia tử ngoại của đèn thuỷ ngân trong thí nghiệm trên được gọi là tác nhân ion hoá. Tác nhân ion hoá đã ion hoá các phân tử khí thành các ion dương, ion âm và các electron tự do.

Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường.

Khi mất tác nhân ion hóa, các ion dương, ion âm, và electron trao đổi điện tích với nhau hoặc với điện cực để trở thành các phân tử khí trung hoà, nên chất khí trở thành không dẫn điện,

2. Quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí

Quá trình dẫn điện của chất khí nhờ có tác nhân ion hoá gọi là quá trình dẫn điện không tự lực. Nó chỉ tồn tại khi ta tạo ra hạt tải điện trong khối khí giữa hai bản cực và biến mất khi ta ngừng việc tạo ra hạt tải điện.

Quá trình dẫn diện không tự lực không tuân theo định luật Ôm.

3. Hiện tượng nhân số hạt tải điện trong chất khí trong quá trình dẫn điện không tự lực

Đọc thêm

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Vật lý lớp 11

    Xem thêm