Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 5: Kể chuyện - Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Giáo án Tiếng việt lớp 4
Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 5: Kể chuyện - Kể chuyện đã nghe, đã đọc giúp học sinh hiểu được cách kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực. Đồng thời, hiểu được nội dung truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. Mời các thầy cô tham khảo giảng dạy.
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu:
- Kể lại được một câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung nói về tính trung thực.
- Hiểu được ý nghĩa nội dung câu chuyện.
- Kể bằng lời của mình một cách hấp dẫn, sinh động kèm theo cử chỉ.
- Biết đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV và HS mang đến lớp những truyện đã sưu tần về tính trung thực.
- Đề bài viết sẵn trên bảng lớp.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy | Hoạt động của trò |
1. KTBC: - Gọi 2 HS tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện: "Một nhà thơ chân chính". - 1 HS kể toàn chuyện. -Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Kiểm tra việc chuẩn bị truyện của HS . - Các em đang học chủ điểm nói về những con người trung thực, tự trong. Hôm nay chúng ta sẽ được nghe nhiều câu truyện kể hấp dẫn, mới lạ của các bạn nói về lòng trung thực. b. Hướng dẫn kể chuyện: * Tìm hiểu đề bài: - Gọi HS đọc đề bài,GV phân tích đề, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: được nghe, được đọc, tính trung thực. - Gọi HS tiếp nối nhau đọc phần gợi ý. - Hỏi: +Tính trung thực biểu hiện như thế nào? + Em đọc được những câu chuyện ở đâu? - Ham đọc sách là rất tốt, ngoài những kiến thức về tự nhiên, xã hội mà chúng ta học được, những câu chuyện trong sách báo, trên ti vi còn cho những bài học quý về cuộc sống. - Yêu cầu HS đọc kĩ phần 3. -GV ghi nhanh các tiêu chí đánh giá lên bảng. + Nội dung câu chuyện đúng chủ đề: 4 điểm. + Câu chuyện ngoài SGK (1 điểm). + Cách kể: hay, hấp dẫn, phối hợp điệu bộ, cử chỉ: 3 điểm. + Nêu đúng ý nghĩa của chuyện: 1 điểm. +Trả lời được câu hỏi của bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn: 1 điểm. * Kể chuyện trong nhóm: - Chia nhóm 4 HS. - GV đi giúp đỡ từng nhóm, yêu cầu HS kể lại truyện theo đúng trình tự ở mục 3. - Gợi ý cho HS các câu hỏi: HS kể hỏi: + Trong câu chuyện tớ kể, bạn thích nhân vật nào? Vì sao? + Chi tiết nào trong truyện bạn cho là hay nhất? + Bạn thích nhân vật nào trong truyện? + Bạn học tập nhân vật chính trong truyện đức tính gì? HS nghe kể hỏi: + Qua câu chuyện, bạn muốn nói với mọi người điều gì? + Bạn sẽ làm gì để học tập đức tính tốt của nhân vật đó? + Nếu nhân vật đó xuất hiện ngoài đời bạn sẽ nói gì? * Thi kể và nói ý nghĩa câu chuyện: - Tổ chức cho HS thi kể. Lưu ý: GV nên dành nhiều thời gian cho phần này. Khi HS kể, GV ghi hoặc cử 1 HS ghi tên chuyện, xuất xứ của truyện, ý nghĩa, giọng kể, trả lời, đặt câu hỏi cho từng HS, ở cột trên bảng. - Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu. - Cho điểm HS . - Bình chọn: + Bạn có câu truyện hay nhất. + Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất. Tuyên dương, cho HS vừa đoạt giải. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Khuyến khích HS nên tìm chuyện đọc. - Dặn HS về nhà kể lại những câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe và chuẩn bị tiết sau. | -2 HS thực hiện theo yêu cầu. - Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các bạn. - Lắng nghe. -2 HS đọc đề bài. - 4 HS tiếp nối nhau đọc. - Trả lới tiếp nối (mỗi HS chỉ nói 1 ý) biểu hiện của tính trung thực. + Không vì của cải hay tình cảm riêng tư mà làm trái lẽ công bằng: Ông Tô Hiến Thành trong truyện Một người chính trực. + Dám nói ra sự thật, dám nhận lỗi: cậu bé Chôm trong truyện Những hạt thóc giống, người bạn thứ ba trong truyện Ba cậu bé. + Không làm những việc gian dối: Nói dối cô giáo, nhìn bài của bạn, hai chị em trong truyện Chị em tôi…. + Không tham của người khác, anh chàng tiều phu trong truyện Ba chiếc rìu, cô bé nhà nghèo trong truyện Cô bé và bà tiên,… - Em đọc trên báo, trong sách đạo đức, trong truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, xem ti vi, em nghe bà kể… - Lắng nghe. - 2 HS đọc lại. - 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới cùng kể tryện, nhận xét, bổ sung cho nhau. - HS thi kể, HS khác lắng nghe để hỏi lại bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn tạo không khí sôi nổi, hào hứng. - Nhận xét bạn kể. |