Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hóa 12 bài 21: Điều chế kim loại

Hóa 12 bài 21: Điều chế kim loại được VnDoc tổng hợp biên soạn là tài liệu hóa 12, nội dung tài liệu tóm tắt trọng tâm bài học, bên cạnh đó mở rộng củng cố thêm bằng các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao. Mời các bạn tham khảo

A. Tóm tắt hóa 12 bài 21

1. Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử.

Mn+ + ne → M

2. Các phương pháp điều chế kim loại

a. Phương pháp nhiệt luyện

* Đối tượng kim loại: dùng để điều chế những kim loại đứng sau Al.

* Cơ sở: khử ion kim loại trong hợp chất ở nhiệt độ cao bằng các chất khử thông thường như C, CO, H2, Al.

VD: Fe2O3 + 3CO \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2Fe + 3CO2

ZnO + C \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Zn + CO

Phản ứng nhiệt nhôm: dùng kim loại kém hoạt động như Hg, Ag thì chỉ cần đốt cháy quặng

Cr2O3 + 2Al \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2Cr + Al2O3

Với những kim loại kém hoạt động như Hg, Ag thì chỉ cân đốt cháy quặng

HgS + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Hg + SO2

b. Phương pháp thủy luyện

* Đối tượng kim loại: Kim loại có mức độ hoạt động trung bình và yếu

* Phương thức điều chế: Khử những in kim loại cần điều chế bằng những kim loại có tính khử mạnh như Fe, Zn, ....

VD: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

c. Phương pháp điện phân

Điện phân nóng chảy:

Đối tượng kim loại: dùng didieuf chế các kim loại mạnh như Na, K, Mg, Ca, Ba,....

Phương thức điều chế: Dùng dòng điện một chiều khử ion kim loại trong chất điện li nóng chảy (muối halogenua, oxit, hidroxit).

Ví dụ:

2NaCl \overset{đpnc}{\rightarrow}\(\overset{đpnc}{\rightarrow}\) 2Na + Cl2

Điện phân dung dịch:

* Đối tượng kim loại: Dùng điều chế các kim loại trung bình yếu

Phương thức điều chế: Dùng dòng điện một chiều khử ion kim loại yếu trong dung dịch muối của nó.

Ví dụ:

CuCl2 \overset{đpdd}{\rightarrow}\(\overset{đpdd}{\rightarrow}\) Cu + Cl2

B. Bài tập điều chế kim loại 

Câu 1. Để điều chế Ca từ CaCO3 cần thực hiện ít nhất mấy phản ứng?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Xem đáp án
Đáp án A

phản ứng (1): CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

Phản ứng (2): CaCl2 → Ca + Cl2

Câu 2. Những kim loại nào sau đây có thể được điều chế từ oxít bằng phương pháp nhiệt luyện nhờ chất khử CO?

A, Zn, Mg, Fe

B, Ni, Cu, Ca

C. Fe, Ni Zn

D. Fe, Al, Cu

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 3. Khẳng định nào sau đây không đúng

A. Khí điện phân dung dịch Zn(NO3)3 sẽ thu được Zn ở catot.

B. Có thể điều chế Ag bằng cách nhiệt phân AgNO3 khan.

C. Cho một luồng H2 dư qua bột Al2O3 nung nóng sẽ thu được Al.

D. Có thể điều chế đồng bằng cách dùng kẽm để khử ion Cu2+ trong dung dịch muối.

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 4. Một học sinh đã đưa ra các phương án để điều chế đồng như sau :

(1) Điện phân dung dịch CuSO4.

(2) Dùng kali cho vào dung dịch CuSO4.

(3) Dùng cacbon khử CuO ở nhiệt độ cao.

(4) Dùng nhôm khử CuO ở nhiệt độ cao.

Trong các phương án điều chế trên, có bao nhiêu phương án có thể áp dụng đề điều chế đồng ?

A, 1

B. 2

C. 3

D. 4

Xem đáp án
Đáp án C

(1) Điện phân dung dịch CuSO4.

Phương trình điện phân dung dịch CuSO4:

2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + 2H2SO4 + O2

(3) Dùng cacbon khử CuO ở nhiệt độ cao.

Hỗn hợp CuO + C đun nóng và có sự chuyển đổi từ màu đen → màu đỏ.

Dung dịch nước vôi trong vẩn đỏ.

2CuO + C → 2Cu + CO2

(4) Dùng nhôm khử CuO ở nhiệt độ cao.

2Al + 3CuO → Al2O3 + 3Cu

Câu 5. Trộn 0,54 gam bột Al với hỗn hợp bột Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan X trong dung dịch HNO3 thu được 0,896 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO2 và NO. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tỉ khối của Y so với H2

A. 21

B. 23

C. 20

D. 22

Xem đáp án
Đáp án A

Coi X tác dụng HNO3 là hỗn hợp Al, Fe2O3, CuO. Vậy chỉ có sự trao đổi e của Al và N+5 trong HNO3

Gọi n(NO2) = a và n(NO) = b → a + b = 0,04

Al0 → Al+3 + 3e             N+5 + 1e → N+4

0,02→ 0,06                         a← a

N+5 + 3e → N+2

3b ← b

BT e: a + 3b = 0,06

→ a = 0,03 và b = 0,01 → M(Y) = (0,03. 46 + 0,01. 30) : 0,04 = 42 → d(X/H2) = 21

C. Giải bài tập Hóa 12 bài 21

Để giúp các bạn học sinh có thể hoàn thành tốt, các dạng câu hỏi bài tập sách giáo khoa HÓa 12 bài 21: Điều chế kim loại. Hy vọng giúp ích cho các bạn trong các dạng câu hỏi liên quan. VnDoc đã hướng dẫn giải chi tiết các dạng bài tập sách giáo khoa Hóa 12 bài 21 tại: Giải Hóa 12 Bài 21: Điều chế kim loại

................

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Hóa 12 bài 21: Điều chế kim loại. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Hóa học lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để thuận tiện cho quá trình trao đổi xũng như cập nhật các tài liệu mới nhất của trang VnDoc. Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 12 - Giải Hoá 12

    Xem thêm