Lập dàn ý chi tiết bài ''Bàn về đức tính khiêm nhường''
Văn mẫu lớp 9: Lập dàn ý chi tiết bài ''Bàn về đức tính khiêm nhường'' gồm các mẫu dàn ý hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
Dàn ý nghị luận về đức tính khiêm nhường
Dàn ý chi tiết bài ''Bàn về đức tính khiêm nhường'' mẫu 1
I. Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu về đức tính khiêm nhường.
- Nêu nhận định, đánh giá của bản thân về vấn đề này (là một phẩm chất đáng quý, quan trọng,...).
II. Thân bài
1. Giải thích ý kiến
- Khiêm nhường là khiêm tốn trong quan hệ ứng xử, biết đánh giá cái hay của mình một cách vừa phải và dè dặt, không tự đề cao cá nhân; là biết nhường nhịn, không dành cái hay, cái lợi về mình.
- Khiêm nhường là một đức tính tốt của con người.
2. Bàn luận
* Biểu hiện của khiêm nhường trong đời sống
- Người có đức tính khiêm nhường là người luôn hiểu mình, biết người, do vậy thường có thái độ nhã nhặn, hay lắng nghe ý kiến của người khác.
- Luôn khiêm tốn học hỏi, có tinh thần cầu tiến, tự nỗ lực để tiến bộ.
- Không tự đề cao mình, không khoe khoang bản thân mình với những người xung quanh.
- Dẫn chứng: Khiêm tốn trong ứng xử, trong hành động, trong lời nói… trong các mối quan hệ:
+ Trong gia đình: Thể hiện quan hệ giữa anh chị em trong nhà, giữa con cái với cha mẹ... Nếu không có tính khiêm nhường thì những người trong nhà tranh giành nhau mà đấu đá nhau, sẽ không thể có một gia đình thuận hòa, yên ấm.
+ Ngoài xã hội: Thể hiện quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên cấp dưới, học trò với thầy cô giáo... Khiêm nhường giúp cho ta giữ lại những cái tình trong nhau. Khiêm nhường đúng lúc sẽ giúp ta nhìn thấy những khiếm khuyết của bản thân cũng như học tập được nhiều ưu điểm từ người khác.
* Vì sao cần phải khiêm nhường?
- Khiêm nhường sẽ giúp mỗi cá nhân tiến bộ hơn trong cách cư xử, lối sống, trong việc rèn luyện, tu dưỡng. Sự khiêm tốn, thái độ cầu tiến, ham học hỏi sẽ giúp ta tiến bộ, thành công trên đường đời. Đó là cơ sở để mỗi người tự hoàn thiện nhân cách.
- Khiêm nhường sẽ giúp cho việc giao tiếp, đối xử giữa người với người trong xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
- Khiêm nhường là phẩm chất cần có của mỗi con người trong tập thể, trong xã hội. Người có đức tính khiêm nhường được mọi người yêu quý, nể phục.
* Mở rộng, phản đề
- Phê phán những người có tính tự kiêu, tự mãn, coi thường người khác; có lối sống tham lam, ích kỉ, hay khoe khoang, thích tranh giành hơn kém với người khác.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức được đức tính khiêm nhường là một đức tính tốt mà bản thân mỗi người cần xây dựng và gìn giữ.
- Là học sinh, chúng ta cần tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức; chăm lo học tập trau dồi kiến thức để nâng cao tri thức và có cách ứng xử phù hợp trong cuộc sống.
III. Kết bài
- Khái quát lại nhận định của bản thân về đức tính khiêm nhường.
- Đúc kết kinh nghiệm cho bản thân.
Dàn ý nghị luận về đức tính khiêm nhường mẫu 2
1. Mở bài
Một bông hoa sẽ trở nên đẹp đẽ trước mắt người xem khi nó tỏa ngát hương thơm với những màu sắc và vẻ đẹp tượng trưng của mình, và một con người thật sự trở nên là đẹp trước mắt người khác khi con người đó tồn tại nhiều đức tính tốt hơn là xấu. Một trong những đức tính tốt làm nên vẻ đẹp tâm hồn của con người đó chính là đức tính khiêm nhường.
2. Thân bài
a) Giải thích ý kiến
- Khiêm nhường là khiêm tốn trong quan hệ ứng xử, biết đánh giá cái hay của mình một cách vừa phải và dè dặt, không tự đề cao cá nhân; là biết nhường nhịn, không dành cái hay, cái lợi về mình.
- Khiêm nhường là một đức tính tốt của con người.
b) Bàn luận
(1) Biểu hiện của khiêm nhường trong đời sống
- Người có đức tính khiêm nhường là người luôn hiểu mình, biết người, do vậy thường có thái độ nhã nhặn, hay lắng nghe ý kiến của người khác.
- Luôn khiêm tốn học hỏi, có tinh thần cầu tiến, tự nỗ lực để tiến bộ.
- Không tự đề cao mình, không khoe khoang bản thân mình với những người xung quanh.
- Dẫn chứng: Khiêm tốn trong ứng xử, trong hành động, trong lời nói… trong các mối quan hệ:
+ Trong gia đình: Thể hiện quan hệ giữa anh chị em trong nhà, giữa con cái với cha mẹ... Nếu không có tính khiêm nhường thì những người trong nhà tranh giành nhau mà đấu đá nhau, sẽ không thể có một gia đình thuận hòa, yên ấm.
+ Ngoài xã hội: Thể hiện quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên cấp dưới, học trò với thầy cô giáo... Khiêm nhường giúp cho ta giữ lại những cái tình trong nhau. Khiêm nhường đúng lúc sẽ giúp ta nhìn thấy những khiếm khuyết của bản thân cũng như học tập được nhiều ưu điểm từ người khác.
(2) Vì sao cần phải khiêm nhường?
- Khiêm nhường sẽ giúp mỗi cá nhân tiến bộ hơn trong cách cư xử, lối sống, trong việc rèn luyện, tu dưỡng. Sự khiêm tốn, thái độ cầu tiến, ham học hỏi sẽ giúp ta tiến bộ, thành công trên đường đời. Đó là cơ sở để mỗi người tự hoàn thiện nhân cách.
- Khiêm nhường sẽ giúp cho việc giao tiếp, đối xử giữa người với người trong xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
- Khiêm nhường là phẩm chất cần có của mỗi con người trong tập thể, trong xã hội. Người có đức tính khiêm nhường được mọi người yêu quý, nể phục.
(3) Mở rộng, phản đề
- Phê phán những người có tính tự kiêu, tự mãn,coi thường người khác; có lối sống tham lam, ích kỉ, hay khoe khoang, thích tranh giành hơn kém với người khác.
- Cũng cần phải thấy rằng: khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình. Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người.
c) Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức được đức tính khiêm nhường là một đức tính tốt mà bản thân mỗi người cần xây dựng và gìn giữ.
- Là học sinh, chúng ta cần tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức; chăm lo học tập trau dồi kiến thức để nâng cao tri thức và có cách ứng xử phù hợp trong cuộc sống.
3. Kết bài
Sứ đồ Phao-lô từng nói “Tình yêu hay nhẫn nại, nhân từ; tình yêu chẳng ghen tị, khoe mình hay kiêu căng”. Chẳng phải khiêm nhường cũng là nhẫn nại, nhân từ, không ghen tị, khoe mình hay kiêu căng đấy sao? Vậy hãy khiêm nhường để đem tình yêu ấy không phủ khắp thế gian cũng phủ khắp cuộc sống của chính mình.
Dàn ý nghị luận về đức tính khiêm nhường mẫu 3
I/ Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lòng khiêm tốn của con người trong xã hội hiện nay.
Ví dụ: Từ xưa đến nay, trên khắp đất nước Việt Nam ta bất kể thời đại nào thì nhân dân ta vẫn luôn đặt đạo đức là chuẩn mực hàng đầu đối với con người. Điều đó lại càng đặc biệt cần thiết trong xã hội hiện đại ngày nay. Chính vì thế mà đạo đức luôn là thước đo để đánh giá một con người. Một trong những đức tính được quan tâm và đánh giá nhất là lòng khiêm tốn, lòng khiêm tốn là đức tính đầu tiên con người cần phải có. Để hiểu rõ hơn về đức tính này ta cùng đi tìm hiểu về lòng khiêm tốn.
II/ Thân bài
1/ Giải thích
- Khiêm tốn là luôn có thái độ đánh giá đúng năng lực và khả năng của mình trong công việc và học tập
- Không cho rằng bản thân giỏi, không tự kiêu, tự mãn cho rằng mình hơn người
2/ Biểu hiện của lòng khiêm tốn
- Người khiêm tốn luôn nhã nhặn, nhún nhường, tiếp thu ý kiến của người khác, không cho rằng mình giỏi
- Đối với thành công của mình thì người khiêm tốn luôn cho rằng đó là điều nhỏ nhoi, kém cỏ
- Ý thức rèn luyện bản thân ngày càng hoàn thiện luôn được thể hiện ở người khiêm tốn.
3/ Bình luận về lòng khiêm tốn
a/ Tại sao con người lại cần lòng khiêm tốn?
- Cuộc đời như một cuộc đua, con người không thể không ngừng học hỏi và rèn luyện để hoàn thiện bản thân hơn. Sự hiểu biết của mình vẫn còn ít ỏi, chính vì thế mà mình không nên cho rằng mình giỏi
- Đây là một đức tính quý giá ở con người, những người có đức tính khiêm tốn thường được mọi người yêu mến hơn là những người kiêu ngạo
b/ Bên cạnh những con người khiêm tốn thì cũng có một số người tự kiêu, tự nhận mình giỏi
- Luôn khoe khoang bản thân, cho rằng mình giỏi
Ví dụ: như chú dế mèn trong truyện “Dế mèn phiêu lưu kí“ của nhà văn Tô Hoài
4/ Rèn luyện đức tính khiêm tốn
- Mỗi chúng ta cần phải thực hiện tính khiêm tốn từ những công việc, hành động nhỏ nhất
- Học đức tính hòa nhã, không tham vọng, không cho thành công của mình là lớn lao, là vĩ đại
III/ Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của em về đức tính khiêm tốn
- Rút kinh nghiệm học tập cho bản thân
Ngoài tài liệu Lập dàn ý chi tiết bài ''Bàn về đức tính khiêm nhường'' cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài, các bạn có thể tham khảo thêm Soạn Văn 9 để biết cách soạn bài các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.