Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Ôn thi Đại học môn Địa lý có đáp án - Đề số 4

Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi Đại học môn Địa lý có đáp án

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Ôn thi Đại học môn Địa lý có đáp án - Đề số 4. Nội dung tài liệu sẽ là nguồn thông tin hữu ích để giúp các bạn học sinh học tốt Địa lý 12 một cách đơn giản hơn. Mời các bạn tham khảo.

Câu 1. Tình trạng nhập siêu trong cán cân xuất nhập khấu của nước ta giai đoạn 1995 - 2010 chủ yếu là do

A. Nền kinh tế đang trong giai đoạn đầu tư, đổi mới, tăng năng lực sản xuất.

B. Nền kinh tế phát triển chậm, mặt hàng xuất khẩu ít và chất lượng kém, chủ yếu là hàng thô

C. Dân số đông, nhu cầu nhập khẩu hàng tiêu dùng rất lớn

D. Tài nguyên thiên nhiên hạn chế, thiếu nguồn nguyên nhiên liệu cho sản xuất

Câu 2. Các vùng trọng điểm sản xuất lương thực của nước ta hiện nay là

A. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

B. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

D. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 3. Thế mạnh nào dưới đây là của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Khai thác và chế biến lâm sản, trồng lúa.

B. Khai thác và chế biến dầu khí, thuỷ điện.

C. Khai thác và chế biến bô xít, thuỷ sản

D. Khai thác và chế biến khoáng sản, thuỷ điện.

Câu 4. Các nước xếp theo thứ tự giảm dần về độ dài đường biên giới trên đất liền với nước ta là

A. Trung Quốc, Lào, Campuchia

B. Trung Quốc, Campuchia, Lào.

C. Lào, Trung Quốc, Campuchia

D. Lào, Campuchia, Trung Quốc.

Câu 5. Trong số các vùng nông nghiệp sau đây, vùng nào có trình độ thâm canh cao hơn?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Đông Nam Bộ.

D. Tây Nguyên.

Câu 6. Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp này trong giai đoạn 2000 - 2007 của nước ta tăng gần

A. 1,7 lần.

B. 2,7 lần.

C. 3,7 lần.

D. 4,7 lần.

Câu 7. Ảnh hưởng lớn nhất của đô thị hoá tới sự phát triển kinh tế là

A. mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá.

B. táng tỉ lệ lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật.

C. tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

D. tăng cường thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

Câu 8. Một trong những đặc điểm của nền nông nghiệp hàng hoá ở nước ta là

A. gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp.

B. sản xuất nhỏ, công cụ thủ công.

C. Sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp.

D. phần lớn sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ.

Câu 9. Nhân tố nào dưới đây không phải là điều kiện thuận lợi để Đồng bằng sông Hồng thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế?

A. Nguồn lao động có trình độ.

B. Tập trung nhiều trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn.

C. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho công nghiệp và dịch vụ tốt.

D. Giàu tài nguyên khoáng sản và năng lượng.

Câu 10. Thung lũng sông Hồng là ranh giới của 2 vùng núi

A. Đông Bắc và Trường Sơn Bắc.

B. Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.

C. Đông Bắc và Tây Bắc.

D. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, về hiện trạng sử dụng, loại đất chiếm phần lớn diện tích ở vùng Bắc Trung Bộ là

A. Đất phi nông nghiệp.

B. đất lâm nghiệp có rừng.

C. đất trồng cây công nghiệp lâu năm

D. đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm.

Câu 12. Cần phải hình thành cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ không phải do

A. lãnh thổ kéo dài hẹp ngang.

B. đồng bằng nhỏ hẹp, một bên là núi, một bên là biển.

C. phát huy được thể mạnh của các khu vực và bảo vệ được tài nguyên.

D. hạn chế được sự phân hoá giữa các khu vực.

Câu 13. Biện pháp chủ yếu để giảm bớt ti lệ thiếu việc làm ở nông thôn nước ta là

A. đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ờ nông thôn.

B. phân bố lại lao động trong phạm vi cà nước.

C. xuất khẩu lao động.

D. chuyển một số nhà máy từ thành thị về nông thôn.

Câu 14. Nền kinh tế Việt Nam muốn tăng trưởng bền vững

A. chỉ cần có tốc độ tăng trưởng GDP cao.

B. chỉ cần có cơ cấu hợp lí giữa các ngành và các thành phần kinh tế.

C. chỉ cần có cơ cấu hợp lí giữa các vùng lãnh thổ.

D. cần có nhịp độ phát triển cao có cơ cấu hợp lí giữa các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ.

Câu 15. Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh/thành phố nào?

A. Khánh Hoà.

B. Đà Nẵng.

C. Bình Định.

D. Quảng Nam.

Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, nếu chỉ xét số lượng đô thị loại hai (năm 2007) thì vùng có ít nhất là

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Tây Nguyên.

Câu 17. Dải đồng bằng miền Trung không liên tục mà bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ do

A. thềm lục địa ở khu vực này thu hẹp.

B. sông ở đây có lượng phù sa nhỏ.

C. có nhiều dãy núi ăn lan ra sát biển.

D. có nhiều cồn cát, đàm phá.

Câu 18. Nạn chặt phá và cháy rừng những năm qua diễn ra nhiều nhất ở

A. Đồng bằng sông Hong.

B. Bắc Trung Bộ.

Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Tây Nguyên

Câu 19. Vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta là

A. Đông Bắc.

B. Tây Bắc

C. Bắc Trung Bộ

D. Tây Nguyên

Câu 20. Loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất ở Tây Nguyên là

A. Than bùn

B. Boxit

C. Đá quý

D. Sắt

Câu 21. Tây Nguyên có diện tích trồng cà phê và cao su lớn hơn vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là do

A. Đất badan tập trung thành vùng lớn, khí hậu cận xích đạo.

B. nhiệt độ ở Tây Nguyên luôn thấp.

C. lượng mưa nhiều.

D. có nguồn lao động dồi dào hơn.

Câu 22. Vấn đề cần giải quyết khi khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là

A. thuỷ lợi.

B. thị trường,

C. lao động.

D. vốn.

Câu 23. Ở nước ta, Tín phong hoạt động mạnh nhất vào thời gian

A. giữa mùa gió Đông Bắc.

B. giữa mùa gió Tây Nam.

C. giữa mùa gió Đông Bắc và giữa mùa gió Tây Nam.

D. chuyển tiếp giữa 2 mùa gió.

Câu 24. Trở ngại lớn nhất cho việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A. độ cao địa hình thấp nên thường xuyên chịu tác động xâm nhập mặn của thuỷ triều.

B. đất thiếu dinh dưỡng hoặc quá chặt, khó thoát nước.

C. phần lớn diện tích là đất phèn, đất mặn lại có mùa khô sâu sắc.

D. mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chàng chịt gây trở ngại cho việc tiến hành cơ giới hoá.

Câu 25. Ở vùng đồi núi nước ta, sự phân hoá thiên nhiên theo Đông - Tây chủ yếu do

A. độ cao phân thành các bậc địa hình khác nhau.

B. tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.

C. độ dốc của địa hình theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

D. tác động mạnh mẽ của con người.

Câu 26. Trong hoạt động khai thác dầu khí, vấn đề quan trọng đang đặt ra là

A. hạn chế việc khai thác lãng phí các mỏ đã thăm dò được

B. nguy cơ ảnh hưởng của các thiên tai (động đất, sóng thần, bão...) từ Biển Đông.

C. tránh những tranh chấp với các nước có chung nguồn lợi dầu khí ở Biển Đông.

D. tránh để xảy ra các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến

Câu 27. Một trong những điểm nổi bật của địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là

A. các thung lũng sông lớn có hướng vòng cung.

B. cấu trúc địa chất - địa hình phức tạp.

C. nơi duy nhất có địa hình núi cao với đủ 3 đai cao.

D. có đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta.

Câu 28. Điểm khác biệt giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các vùng kinh tế trọng điểm khác là

A. tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ kinh tế cao nhất.

B. có số lượng các tỉnh/ thành phố nhiều nhất.

C. có khả năng hỗ trợ các vùng kinh tế khác.

D. Ranh giới thay đổi theo thời gian

Câu 29. Cho bảng số liệu:

Ôn thi Đại học môn Địa lý có đáp án - Đề số 4

Nhận xét nào sau đây không đúng từ bảng số liệu trên?

A. Dân số nước ta liên tục tăng qua các năm.

B. Giai đoạn 1960-1989, gia tăng dân số tự nhiên của nước ta rất cao.

C. Từ năm 1999 trở lại đây mức gia tăng dân số tự nhiên đã giảm rất mạnh chỉ còn trên 1%.

D. Từ năm 1954 đến năm 2014, dân số nước ta tăng được 71 triệu người.

Câu 30. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về vận tải hàng không nước ta hiện nay?

A. Chủ yếu là sử dụng các máy bay dân dụng do Liên Xô cung cấp.

B. Đã có nhiều hãng hàng không của Việt Nam được tham gia khai thác các chuyến bay trong nước và quốc tế.

C. Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) giữ độc quyền khai thác các chuyến bay trong nước và quốc tế.

D. Đã có nhiều sân bay, nhưng mới có 4 sân bay quốc tế.

Câu 31. Cho bảng số liệu:

Ôn thi Đại học môn Địa lý có đáp án - Đề số 4

Nhận xét nào sau đây là đúng từ bảng số liệu trên?

A. Thành phần kinh tế Nhà nước có tỉ trọng giảm liên tục.

B. Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước có ti trọng giảm liên tục.

C. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài có ti trọng giảm.

D. Thành phần kinh tế cá thể chiếm tỉ trọng thấp.

Câu 32. Một trong những đặc điểm của khu công nghiệp ở nước ta là

A. gắn liền với đô thị vừa và lớn.

B. bao gồm nhiều tỉnh và thành phố.

C. không có dân cư sinh sống.

D. có nhiều ngành chuyên môn hoá.

Câu 33. Cho bảng số liệu:

Ôn thi Đại học môn Địa lý có đáp án - Đề số 4

Biểu đồ thể hiện rõ nhất diện tích các loại cây công nghiệp ở nước ta là

A. biểu đồ cột ghép.

B. biểu đồ tròn.

C. biểu đồ kết hợp (cột và đường).

D. biểu đồ miền.

Câu 34. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, thảm thực vật rừng ôn đới núi cao chỉ xuất hiện ở khu vực nào của nước ta?

A. vùng cao nguyên Lâm Viên.

B. vùng núi Phong Nha - Kẻ Bàng.

C. vùng núi Ngọc Linh.

D. vùng núi Hoàng Liên Sơn.

Câu 35. Cơ cấu ngành công nghiệp (theo ba nhóm) ờ nước ta đang chuyển dịch theo hướng

A. tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến và giảm tỉ trọng các nhóm ngành khác.

B. tăng tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước và giảm ti trọng các 1 nhóm ngành khác.

C. tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác và giảm ti trọng các nhóm ngành khác.

D. giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác và tăng tỉ trọng của các nhóm ngành khác.

Câu 36. Cho biểu đồ sau:

Ôn thi Đại học môn Địa lý có đáp án - Đề số 4

A. Dịch vụ nông nghiệp đã thực sự phát triển mạnh ở các vùng nông thôn nước ta.

B. Năm 2014, ti trọng ngành chăn nuôi đã tương ứng với ngành trồng trọt.

C. Trong ngành nông nghiệp, trồng trọt vẫn là ngành chủ đạo.

D. Tỉ trọng đóng góp của các ngành nông nghiệp chênh lệch nhau không đáng kể.

Câu 37. Hai bể trầm tích có triển vọng về trữ lượng và khả năng khai thác dầu khí lớn nhất của nước ta là

A. bể Hoàng Sa và bể Trường Sa.

B. bể Cừu Long và bể Nam Côn Sơn.

C. bể sông Hồng và bể Phú Khánh.

D. bể Malai Thổ Chu và bể Vũng Mây - Tư Chính

Câu 38. Cho biểu đồ sau

Ôn thi Đại học môn Địa lý có đáp án - Đề số 4

Biểu đồ sàn lượng than, dầu mỏ và điện của nước ta qua các năm

A. Nhu cầu dùng điện của nước ta ngày càng lớn

B. Từ năm 2000-2014, sản lượng than của nước ta liên tục tăng

C. Từ năm 2000-2014, sản lượng dầu thô của nước ta giảm

D. Từ năm 1995-2014, sản lượng điện của nước ta giảm

Câu 39. Lũ quét xảy ra ở những nơi có các điều kiện nào dưới đây

A. Sườn các cao nguyên, nơi đổ dốc xuống các bề mặt thấp hơn

B. Những lưu vực sông suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, đất dễ bị bóc mòn

C. Ở những đồng bằng thấp, nước sông dâng cao vào mùa lũ

D. Tất cả các nơi trên

Câu 40. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 30, tỉnh duy nhất thuộc vùng núi Trung du và miền núi Bắc bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc (năm 2007) là:

A. Vĩnh Phúc

B. Phú thọ

C. Bắc Ninh

D. Quảng Ninh

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm ôn thi Đại học môn Địa lý

Câu12345678910
Đáp ánADDCCBCADC
Câu11121314151617181920
Đáp ánBDADBBCDBC
Câu21222324252627282930
Đáp ánAADCBDCADB
Câu31323334353637383940
Đáp ánACADACBABD

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Ôn thi Đại học môn Địa lý có đáp án - Đề số 4. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm GDCD 12

    Xem thêm