Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Ôn thi Đại học môn Sinh học có đáp án - Đề số 13

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Ôn thi Đại học môn Sinh học có đáp án - Đề số 13. Nội dung tài liệu chắc chắn sẽ giúp các bạn đạt kết quả Sinh học 12 tốt hơn. Mời các bạn tham khảo.

1. Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi Đại học môn Sinh học

Câu 1: Trong quá trình điều hòa hoạt động gen, điều hòa số lượng mARN được tổng hợp trong tế bào là điều hòa ở mức độ

A. phiên mã.

B. trước phiên mã.

C. sau dịch mã.

D. dịch mã.

Câu 2: Nhận xét nào sau đây sai về các thể đột biến số lượng NST?

A. Thể đa bội được hình thành do hiện tượng tự đa bội hoặc lai xa kèm đa bội hoá.

B. Thể đa bội phổ biến ở thực vật hơn ở động vật.

C. Thể đa bội lẻ thường không có có khả năng sinh sản vì vậy không được áp dụng trong nông nghiệp tạo giống.

D. Các thể đa bội chẵn có khả năng sinh sản tương đương hoặc kém hơn thể lưỡng bội tạo ra nó.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đột biến gen?

A. Vì đột biến gen làm biến đổi chuỗi nuclêôtit của gen nên chắc chắn sẽ làm thay đổi trình tự axit amin của chuỗi pôlipeptit tương ứng.

B. Không phải tất cả các đột biến gen đều được di truyền qua sinh sản hữu tính.

C. Đột biến thành gen trội sẽ được biểu hiện ngay trên kiểu hình của cơ thể mang đột biến.

D. Những đột biến gen làm thay đổi chức năng của prôtêin thì thường có hại cho thể đột biến.

Câu 4: Giả sử quá trình giảm phân bình thường và không xảy ra hiện tượng trao đổi chéo, cơ thể lưỡng bội AB//abDdEe có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?

A. 2.

B. 4.

C. 8.

D. 16.

Câu 5: Alen B có 2100 liên kết hiđrô, số nuclêôtit loại A ít hơn số nuclêôtit loại G là 200 nuclêôtit. Alen B bị đột biến thành alen b có chiều dài 272 nm và có 2 101 liên kết hiđrô. Có bao nhiêu nhận xét dưới đây đúng?

(1) Alen đột biến b dài hơn alen B

(2) Là loại đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T

(3) Số nuclêôtit loại X của gen đột biến b là 500

(4) Ti lệ A/G của gen B là 5/3

A. 0.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Câu 6: Một nhóm tế bào sinh tinh của ruồi giấm giảm phân bình thường. Tại một thời điểm, người ta đếm được trong tất cả các tế bào có tổng cộng 320 NST ở trạng thái đơn và đang phân li về hai cực của tế bào. Nhận xét nào sau đây đúng

A. Các tế bào đang ở kì giữa giảm phân II.

B. Kết thúc quá trình giảm phân trên sẽ tạo ra 64 tế bào đơn bội.

C. Có 20 tế bào sinh tinh tham gia giảm phân.

D. Trong các giao tử tạo ra có tổng cộng 640 NST đơn.

Câu 7: Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Đột biến gen có thể làm cho sinh vật thích nghi với môi trường sống.

(2) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit trong gen luôn dẫn đến thay đổi một axit amin trên chuỗi pôlipeptit tương ứng.

(3) Đột biến thêm hoặc mất một cặp nuclêôtit ít gây hậu quả nghiêm trọng hơn so với đột biến thay thế một cặp nuclêôtit.

(4) Tần số đột biến gen được tính bằng số lượng cá thể có bất thường về kiểu hình trên tổng số cá thể trong một quần thể.

A. 0.

B. 1

C. 2.

D. 3.

Câu 8: Khi cho lai hai cây có kiểu gen AaBb với nhau, ở đời F1 thấy xuất hiện một cơ thể có kiểu gen AaaBbb. Lập luận nào sau đây có thể giải thích cho hiện tượng trên?

A. Trong quá trình giảm phân, một bên p giảm phân bất thường cho giao tử n + 1, giao từ này kết hợp với giao tử bình thường tạo thành cơ thể trên.

B. Quá trình giảm phân, thụ tinh bình thường tạo ra cơ thể 2n, tuy nhiên hợp tử bị đột biến đa bội tạo thành cơ thể trên.

C. Trong quá trình giảm phân, các NST của một bên p không phân li tạo thành giao tử 2n, giao tử này kết hợp với giao tử bình thường tạo thành cơ thể trên.

D. Đây là hiện tượng đột biến gen.

Câu 9: Ở sinh vật nhân thực, các gen ở tế bào chất không có đặc điểm nào sau đây?

A. Thường di truyền từ mẹ cho con.

B. Phân chia đồng đều cho các tế bào con trong quá trình phân bào.

C. Có thể bị đột biến dưới tác động của một số tác nhân từ môi trường.

D. Di truyền không tuân theo quy luật phân li của Menđen.

Câu 10: Khi nghiên cứu biến dị ở ruồi giấm, người ta thấy rằng những con ruồi có cánh cụt thì đồng thời có các đặc điểm khác như thân ngắn, đẻ ít, tuổi thọ ngắn,... Các con ruồi cánh dài thì không thấy xuất hiện các đặc điểm trên. Giải thích nào sau đây phù hợp nhất với quan sát trên?

A. Hiện tượng này là do môi trường làm biến đổi các kiểu hình của ruồi giấm theo hướng thích hợp với môi trường (thường biến).

B. Các tính trạng trên được quy định bởi các gen di truyền theo quy luật phân li độc lập.

C. Các tính trạng trên do tác động của gen đa hiệu.

D. Các gen quy định các tính trạng trên cùng nằm trên một NST và liên kết không hoàn toàn với nhau.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về các quy luật di truyền?

A. Nếu kết quả phép lai thuận và nghịch khác nhau thì kết luận được rằng tính trạng do gen nằm trên NST giới tính quy định

B. Bản chất của quy luật phân li là hiện tượng các cặp NST tương đồng phân li độc lập với nhau dẫn đên sự phân li đồng đều của các alen trong một cặp alen.

C. Tương tác gen thực chất là sự tương tác giữa các sản phẩm do gen tổng hợp.

D. Hiện tượng tương tác gen chỉ xảy ra giữa các gen không alen với nhau.

Câu 12: Ở một loài động vật có vú, biết một gen quy định một tính trạng và không xảy ra đột biến, khi cho lai cơ thể có kiểu gen AB//ab XDXd với cơ thể Ab//ab XdY sẽ tạo ra số kiểu gen và kiểu hình tối đa lần lượt là

A. 40 và 16.

B. 40 và 8.

C. 28 và 16.

D. 28 và 8.

Câu 13: Ở một loài thực vật lưỡng bội, thực hiện phép lai p : AaBb X AaBb thu được F1, cho F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thu được F2. Biết mỗi gen quy định một tính trạng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Các cá thể F1 mang 2 tính trạng trội có tỉ lệ kiểu gen là 3 : 3 : 1 : 1.

(2) Số cá the F1 mang ít nhất 2 alen trội chiếm tỉ lệ 9/16.

(3) Số cây F1 chỉ chứa 1 alen lặn chiếm tỉ lệ 1/4.

(4) F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ : 9 : 3 : 3 : 1

A. 0.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Câu 14: Ở các loài thú, xét một gen quy định một tính trạng. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tính trạng do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X quy định biểu hiện ở giới cái nhiều hơn so với ở giới đực.

B. Nếu kết quả của phép lai thuận và lai nghịch khác nhau thì suy ra gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính.

C. Gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính luôn có hiện tượng di truyền chéo.

D. Một số gen nằm trên NST giới tính có thể tồn tại ở dạng đơn độc (một alen)

Câu 15: Khi cho ruồi giấm cái thân đen, mắt trắng thuần chủng giao phối với ruồi giấm đực thân xám, mắt đỏ, thu được F1 gồm 50% con cái thân xám, mắt đỏ ; 50% con đực thân xám, mắt trắng. Tiếp tục cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F2. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ở F2, tỉ lệ kiểu hình ở giới đực giống giới cái.

B. Ở phép lai này, gen quy định màu thân và màu mắt cùng nằm trên NST giới tính.

C. Số lượng cá thể đực thân xám, mắt trắng ở F2 chiếm tỉ lệ 3/8.

D. Số lượng cá thể cái thân đen, mắt đỏ ở F2 chiếm tỉ lệ 1/8.

Câu 16: Ở một loài thực vật, kiểu gen A-B- quy định hoa đỏ, A-bb và aaB- quy định hoa màu hồng, aabb quy định hoa trắng ; alen D quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen d quy định thân thấp. Cho cây (P) AD//ad Bb tự thụ phấn, thu được F1 có tỉ lệ cây hoa đỏ, thân cao thuần chủng là 2,89%. Dự đoán nào sau đây chính xác?

A. Tần số hoán vị gen là 36%.

B. Số lượng cây hoa hồng chiếm 3/16 tổng sổ.

C. Trong các cây hoa hồng, số cây mang 1 alen trội chiếm 5,44%.

D. Số cây hoa trắng mang 1 alen trội chiếm 2,72%.

Câu 17: Cho các phép lai:

(1) AD/ad Bb x Ad/aD Bb

(2) AD/aD Bb x Ad/aD Bb

(3) Ad/ad Bb x Ad/aD Bb

(4) Ad/ad Bb x aD/ad Bb

(5) AD/ad Bb x Ad/aD Bb

Biết các gen trên một NST liên kết hoàn toàn với nhau, kiểu gen A-B- quy định quả tròn, A-bb và aaB- quy định quả dài, aabb quy định quả bầu dục ; alen D quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Có 2 phép lai tạo ra đời con có 9 loại kiểu gen.

B. Có 1 phép lai tạo ra đời con có cây quả dài, hoa trắng chiếm tỉ lệ 1/8.

C. Kiểu hình cây quả dài, hoa tím xuất hiện trong 5 phép lai.

D. Có 3 phép lai cho tỉ lệ kiểu hình giống hệt nhau.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về một quần thể ngẫu phối?

A. Trong qụần thể ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền luôn tồn tại các cá thể thuần chủng.

B. Quần thể ngẫu phối luôn duy trì tần số các kiểu gen khác nhau trong quần thể một cách không đổi.

C. Trong quần thể ngẫu phối, các alen lặn chỉ tồn tại ở trạng thái dị hợp.

D. Quần thể ngẫu phối đa dạng về kiểu gen nhưng không đa dạng về kiểu hình.

Câu 19: Ở một loài động vật, gen quy định màu lông nằm trên NST thường, alen quy định lông nâu trội hoàn toàn so với alen quy định lông đen. Cơ thể có kiểu gen đồng hợp trội bị rối loạn chuyển hoá sớm và chết trước khi sinh ra. Nếu cho hai con lông nâu giao phối với nhau thu được F1, cho các cá thể F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F2. Theo lí thuyết, F2 có tỉ lệ kiểu hình là:

A. 1 lông nâu : 1 lông đen.

B. 100% lông nâu.

C. 2 lông nâu : 1 lông đen.

D. 2 lông nâu : 3 lông đen.

Câu 20: Ở một quần thể tự thụ phấn, thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen là : 0,4 Aabb : 0,5 AaBb : 0,1 aaBb. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Dự đoán nào sau đây là đúng?

A. F1 có tối đa 10 loại kiểu gen.

B. Tỉ lệ cá thể dị hợp về 2 cặp gen ở F1 là 1/4.

C. Tỉ lệ cá thể dị hợp về 1 cặp gen ở F1 là 50%.

D. Cá thể đồng hợp lặn ở F1 là 37,5 %

Câu 21: Phương pháp nào sau đây có thể áp dụng để tạo ra các cơ thể có k hợp tử về tất cả các gen?

A. Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ.

B. Đa bội hoá thành thể tứ bội.

C. Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hoá các dòng đơn bội.

D. Lai tế bào xôma của các loài khác nhau

Câu 22: Khi nói về công nghệ tế bào, phát biểu nào sau đây đúng nhất?

A. Sử dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào sẽ tạo ra một số lượng lớn các mô mang biến dị tổ hợp từ một cây ban đầu.

B. Việc chuyển thể truyền mang gen của sinh vật cho vào tế bào nhận giúp biến đổi tế bào nhận thành vectơ chuyển gen.

C. Nuôi cấy hạt phấn sau đó gây đa bội thành thể lưỡng bội sẽ tạo ra giống cây bất thụ.

D. Dung hợp tế bào trần có thể tạo ra thể song nhị bội.

Câu 23: Ở người, có bao nhiêu bệnh hoặc hội chứng sau đây do gen liên kết với giới tính quy định?

(1) Bệnh bạch tạng.

(2) Bệnh hòng cầu hình liềm.

(3) Hội chứng Đao.

(4) Bệnh mù màu đỏ - xanh lục.

(5) Hội chứng tiếng mèo kêu.

A. 0.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Câu 24: Theo lí thuyết, trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm đúng khi nói về sự di truyền của gen lặn gây bệnh nằm trên NST X?

(1) Nếu bố bị bệnh thì con gái luôn bị bệnh.

(2) Nêu mẹ bình thường nhưng mang gen gây bệnh sinh được một người con trai thì xác suất người con trai này mắc bệnh là 50%.

(3) Nếu bố bình thường thì chắc chắn các con gái không mắc bệnh.

(4) Bệnh thường gặp ở nam nhiều hơn ở nữ.

A. 0.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Câu 25: Những trường hợp nào dưới đây làm thay đổi cả tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể 7

(1) Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ.

(2) Giao phối có chọn lọc.

(3) Di nhập - gen.

(4) Cách li địa lí.

A. (2).

B. (3).

C. (1), (2).

D. (3), (4).

Câu 26: Khi so sánh chi trước của chó với cánh của côn trùng, nhận xét nào sau đây phù hợp?

A. Là các cấu trúc tương đồng, bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở loài tổ tiên, qua quá trình biến đổi-dẫn đến hiện tượng tiến hoá phẫn li.

B. Là hiện tượng tiến hoá hội tụ.

C. Cánh côn trùng và chi trước của chó tiến hoá từ hai nhánh khác nhau, không có chung nguồn gốc.

D. Là bằng chứng trực tiếp cho thấy chúng được tiến hoá từ một tổ tiên chung

Câu 27: Yếu tố nào sau đây làm chậm quá trình tiến hoá hình thành loài mới?

A. Di - nhập gen.

B. Cách li địa lí.

C. Đột biến.

D. CLTN với áp lực cao.

Câu 28: Theo thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại, trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) CLTN là nhân tố tiến hoá có hướng.

(2) Di - nhập gen có khả năng làm xuất hiện một số alen mới trong quần thể, các alen này có thể được phát tán rộng rãi trong quần thể.

(3) Giao phối ngẫu nhiên làm tăng lượng biến dị tổ hợp, tạo ra nguyên liệu sơ cấp chb quá trinh tiến hoá.

(4) Yếu tố ngẫu nhiên có khả năng làm một alen nào đó trở nên phổ biến trong quần thể, dù alen đó có lợi hay có hại.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 29: Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên?

(1) Làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số alen theo hướng không xác định.

(2) Có thể loại trừ hoàn toàn một alen ra khỏi quần thể.

(3) Làm giảm biến dị di truyền của quần thể, do đó làm chậm quá trình tiến hoá hình thành loài.

(4) Tác động lên quần thể nhỏ mạnh hơn quần thể lớn.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 30: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về quá trình phát sinh sự sống?

A. Quá trình tiến hoá hoá học xảy ra trước quá trình tiến hoá sinh học.

B. Trong khí quyển của Trái Đất nguyên thuỷ có chứa CH4, NH3, H2 và hơi nước.

C. Trong giai đoạn tiến hoá tiền sinh học, các hợp chất hữu cơ bắt đầu hình thành, có sự tương tác với nhau tạo nên tế bào sơ khai.

D. Giai đoạn tiến hoá sinh học tiếp diễn từ khi xuất hiện tế bào sơ khai cho đến hiện nay.

Câu 31: Trong các đặc điểm sau, kiểu phân bố cá thể ngẫu nhiên có mấy đặc điểm?

(1) Thường gặp khi nguồn sống phân bố đồng đều trong môi trường.

(2) Thường gặp khi các cá thể trong quần thể cạnh tranh gay gắt với nhau.

(3) Làm tăng cường sự hợp tác giữa các cá thể trong quần thể.

(4) Các cá thể thường tập hợp thành nhóm.

A. 0.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Câu 32: Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Xảy ra khi các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở hoặc các nguồn sống khác

B. Quan hệ cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của của quần thể.

C. Cạnh tranh là một trong những yếu tố giúp điều chỉnh mật độ của quần thể phù hợp với sức chứa của môi trường.

D. Hậu quả của cạnh tranh là luôn làm chết bớt một số cá thể để giảm kích thước quần thể, do đó nguồn sổng đù cung cấp cho số cá thể còn lại.

Câu 33: Khi nói về ổ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ổ sinh thái là một địa điểm mà ở đó có các nhân tố sinh thái phù hợp cho sinh vật phát triển bền vững, lâu dài.

B. Các loài có ổ sinh thái trùng nhau thì chung sống hoà hoà bình với nhau, không có sự cạnh tranh với nhau.

C. Trong tự nhiên, các loài gần nhau về nguồn gốc, cùng sống trong một sinh cảnh và sử dụng nguồn sống giống nhau thì có xu hướng phân li ổ sinh thái.

D. Các loài sống trong cùng một nơi ở nghĩa là chúng có ổ sinh thái trùng khít lên nhau, dẫn đến cạnh tranh.

Câu 34: Khi kích thước quần thể giảm xuống mức tối thiểu thì có thể xảy ra bao nhiêu hệ quả trong số các hệ quả sau?

(1) Làm giảm sự cạnh tranh.

(2) Sự hỗ trợ giữa các cá thể giảm.

(3) Giao phối cận huyết tăng lên.

(4) Cơ hội gặp gỡ và giao phối giữa các cá thể giảm.

(5) Quần thể dễ bị tuyệt chủng.

A. 2.

B 3.

C.4.

D. 5.

Câu 35: Trong một chuỗi thức ăn gồm 5 mắt xích, sinh vật tiêu thụ bậc 2

A. là mắt xích thứ hai trong chuỗi thức ăn.

B. sử dụng nguồn thức ăn là sinh vật sản xuất.

C. là thức ăn của bậc dinh dưỡng cấp 4.

D. có số lượng cá thể nhiều hơn hơn bậc dinh dưỡng trước nó.

Câu 36: Mối quan hệ cạnh tranh khác loài và mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi cùng có đặc điểm chung là

A. một loài được lợi và một loài bị hại.

B. hai loài đều tác động xấu đến nhau.

C. có ít nhất một loài bị hại.

D. loài có kích thước lớn luôn giành ưu thế.

Câu 37: Sản lượng sơ cấp của hệ sinh thái được tạo ra từ nhóm sinh vật nào sau đây?

A. Sinh vật sản xuất.

B. Sinh vật tiêu thụ.

C. Sinh vật phân giải.

D. Sinh vật sản xuất và sinh vật phân giải.

Câu 38: Mối quan hệ nào sau đây không thuộc nhóm quan hệ hỗ trợ?

A. Hội sinh

B. ức chế - cảm nhiễm

C. Hợp tác

D. Cộng sinh

Câu 39: Khi nói về thành phần loài trong quần xã, phát biểu nào sau đây không chính xác?

A. Thành phần loài được thể hiện qua số lượng các loài trong quần xã, số lượng cá thể của mồi loài; loài ưu thế và loài đặc trưng

B. Quần xã ổn định thường có số lượng loài cao.

C. Loài ưu thế là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã, có số lượng và sinh khối lớn.

D. Nếu số lượng loài trong quần xã A lớn hơn quần xã B thì chứng tỏ rằng độ đa dạng của quần xã A cao hơn so với quần xã B

Câu 40: Nguyên nhân chính làm hạn chế số lượng mắt xích trong chuỗi thức ăn là

A. Các mắt xích càng nhiều thì sự cạnh tranh càng tăng lên khiến cho mắt xích yếu không tồn tại được

B. Do dòng năng lượng bị thất thoát rất lớn qua mỗi mắt xích nên năng lượng tích lũy ở mắt xích càng về sau càng ít

C. Do biến động môi trường làm cho chuỗi thức ăn dài kém ổn định vì thế không tồn tại được

D. Do sự tiến hóa chậm chạp nên chưa hình thành các mắt xích mới trong chuỗi thức ăn.

2. Đáp án câu hỏi trắc nghiệm ôn thi Đại học môn Sinh học

Câu12345678910
Đáp ánACACACBCBC
Câu11121314151617181920
Đáp ánCCCDADCAAC
Câu21222324252627282930
Đáp ánCDBDBCACCC
Câu31323334353637383940
Đáp ánBDCDCCABDB

3. Hướng dẫn giải câu hỏi trắc nghiệm ôn thi Đại học môn Sinh học

Câu 5:

Ta có: 2A + 3G = 2100, G – A = 200 => A = T = 300, G = X = 500

Gen đột biến có N = 1 600 => gen đột biến dài bằng gen bình thường, đột biến dạng thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X → (1), (2) sai

Gen đột biến có A = T = 299, G = X = 501 → (3), (4) sai

Câu 6:

NST ở trạng thái đơn đang phân li về hai cực là hiện tượng quan sát được ở kì sau giảm phân II, khi đó mỗi tế bào chứ 2n NST đơn.

Số tế bào tham gia giảm phân II là 320 : 8 = 40 tế bào

Số tế bào trong nhóm bắt đầu giảm phân là 40 : 2 = 20 tế bào

Câu 8:

Trong quá trình giảm phân ở một bên P không có sự phân li NST trong giảm phân I hoặc giảm phân II tạo ra giao tử 2n (ví dụ không phân li trong giảm phân I tạo giao tử AaBb), giao tử này kết hợp với giao tử bình thường (ví dụ trường hợp này là ab) sẽ tạo thành thể tam bội AaaBbb.

Câu 12:

AB//ab x Ab//ab cho đời con có tối đa 7 kiểu gen và 4 kiểu hình

XDXd x XdY cho đời con có tối đa 4 kiểu gen và 4 kiểu hình

→ Phép lai cho đời con có tối đa 28 kiểu gen với 16 kiểu hình khác nhau.

Câu 13:

(1), (2) sai

Số cây F1 chỉ chứa một alen lặn (AABb + AaBB) = 2/16 + 2/16 → (3) đúng

Tỉ lệ giao tử của F1 : 1AB : 1Ab : 1aB : 1ab → (4) đúng

Câu 16:

Cây hoa đỏ, thân cao thuần chủng (AABBĐ) chiếm tỉ lệ 2,89% → Kiểu gen AADD chiếm tỉ lệ 0,1156

→ Tần số AD = 0,34 → Ad = aD = 0,16 → tần số f = 32%

Số lượng cây hoa hồng (A-bb + aaB-) = 2.3/16 = 3/8 (quy luật phân li độc lập). Trong số các cây hoa trắng (aabb), số cây mang 1 alen trội aD//ad bb chiếm tỉ lệ 2.0,34.0,16.1/4 = 2,72%

Câu 20:

F1 có tối đa 3.3 = 9 kiểu gen

Tỉ lệ cây dị hợp về 2 kiểu gen ở F1 là 0,5.1/4 = 1/8

Tỉ lệ cây dị hợp về 1 cặp gen ở F1 là 0,4.1/2 + 0,5.1/2 + 0,1.1/2 = 0,5

Tỉ lệ cây đồng hợp lặn ở F1 là 0,4.1/4 + 0,5.1/4 + 0,1.1/4 = 15,625%

Câu 32:

Cạnh tranh có thể làm chết bớt một số cá thể của quần thể, nhưng cũng có thể dẫn đến sự di cư hoặc phân li ổ sinh thái

Câu 37:

Sinh vật sản xuất chuyền năng lượng từ ánh sáng mặt trời thành dạng hóa năng tích trữ trong các hợp chất hữu cơ, cung cấp cho hệ sinh thái, đây được gọi là sản lượng sơ cấp.

Câu 40:

Trên 90% năng lượng bị thất thoát qua mỗi mắt xích, vì vậy năng lượng tích lũy được mắt xích càng về sau càng ít. Đến một mức nào nó năng lượng không đủ duy trì một mắt xích mới → thường chuỗi thức ăn có không quá 6 mắt xích.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Ôn thi Đại học môn Sinh học có đáp án - Đề số 13. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12, Tài liệu học tập lớp 12VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Sinh học 12

    Xem thêm