Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học bám sát đề minh họa - Số 3 (có đáp án)

PHÁT TRIỂN TỪ ĐỀ MINH HỌA
ĐỀ 1
ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 2025
MÔN: SINH HỌC
Thời gian: 50 phút
PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Chất nào sau đây được xếp vào nhóm monosaccharide?
A. Tinh bột.
B. Glycogen.
C. Cellulose.
D. Glucose.
Câu 2: Trong quá trình nguyên phân, sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào?
A. Kì trung gian.
B. Kì đầu.
C. Kì giữa.
D. Kì sau.
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây là của sinh vật dị dưỡng?
A. Tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
B. Tổng hợp chất hữu cơ từ chất hữu cơ.
C. Sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ.
D. Sử dụng năng lượng hóa học để tổng hợp chất hữu cơ.
Câu 4: Đường đi của nước từ đất vào rễ theo con đường tế bào chất là
A. Tế bào vỏ rễ → Lông hút → Tế bào nội bì → Tế bào trụ bì → Mạch gỗ.
B. Lông hút → Tế bào vỏ rễ → Tế bào nội bì → Tế bào trụ bì → Mạch gỗ.
C. Tế bào vỏ rễ → Lông hút → Tế bào trụ bì → Tế bào nội bì → Mạch gỗ.
D. Lông hút → Tế bào vỏ rễ → Tế bào trụ bì → Tế bào nội bì → Mạch gỗ.
Câu 5: Một mạch đơn của phân tử DNA có trình tự các nucleotide như sau:
.... ATGCATGGCCGC ....
Trong quá trình tái bản DNA mới được hình thành từ đoạn mạch này sẽ có trình tự
A. ...UACGUACCGGCG.... B. ...TAGCGTACCGGCT.…
C. ...ATGCATGGCCGC.... D. ...TACGTACCGGCG.…
Câu 6. Quá trình tái bản DNA chủ yếu diễn ra ở
A. ti thể. B. ribosome. C. tế bào chất. D. nhân tế bào.
Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây về quần thể là sai?
A. Quần thể có thành phần kiểu gen đặc trưng và ổn định.
B. Quần thể là một cộng đồng lịch sử phát triển chung.
C. Quần thể là một tập hợp ngẫu nhiên và nhất thời các cá thể.
D. Quần thể là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên.
Câu 8: Tỉ lệ thể kiểu gene dị hợp ngày càng giảm, tỉ lệ thể kiểu gene đồng hợp ngày
càng tăng biểu hiện rõ nhất ở
A. quần thể giao phối có lựa chọn.
B. quần thể tự phối và ngẫu phối.
C. quần thể tự phối.
D. quần thể ngẫu phối.
Câu 9: Một phụ nữ bình thường (1) lấy chồng (2) bị bệnh máu khó đông, sinh được một con trai (3)
bị bệnh máu khó đông. Người con trai này lớn lên lấy vợ (4) bình thường sinh được một trai
(5) cũng bị bệnh như bố. Hãy xác định kiểu gen của 5 người trong gia đình trên.
A. (1) XX, (2) XY
A
, (3) XY
A
, (4) XX, (5) XY
A
.
B. (1) X
a
X
a
, (2) X
A
Y, (3) X
A
Y, (4) X
a
X
a
, (5) X
A
Y.
C. (1) X
A
X
a
, (2) X
a
Y, (3) X
a
Y, (4) X
A
X
a
, (5) X
a
Y.
D. (1) XX, (2) XY
a
, (3) XY
a
, (4) XX, (5) XY
a
.
Câu 10: Khi nói về bằng chứng giải phẫu so sánh, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. quan tương đồng những quan nguồn gốc khác nhau, nằm những vị trí tương ứng
trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
B. Trong tiến hóa, các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh nguồn gốc chung.
C. quan tương tự những quan nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức
phận giống nhau và có hình thái tương tự nhau.
D. Cơ quan thoái hóa là cơ quan thay đổi cấu tạo phù hợp với chức năng.
Câu 11: Đâu là đặc điểm của tiến hóa nhỏ?
A. Khó nghiên cứu bằng thực nghiệm.
B. Hình thành các đơn vị phân loại trên loài.
C. Diễn ra trong một phạm vi phân bố tương đối hẹp.
D. Diễn ra trong một thời gian dài.
Câu 12: Kết thúc quá trình tiến hoá nhỏ là
A. hình thành loài mới.
B. hình thành các kiểu gen thích nghi.
C. hình thành các nhóm phân loại.
D. hình thành các đặc điểm thích nghi.
Câu 13: Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai?
A. Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn một allele lặn gây chết ra khỏi quần thể.
B. Chọn lọc tự nhiên chống lại allele trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen.
D. Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các allele mới và các kiểu gen mới trong quần thể.
Câu 14: Theo quan niệm hiện đại , đơn vị cơ sở của tiến hóa là
A. cá thể.
B. quần thể.
C. phân tử.
D. loài.
Câu 15: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái trong khoảng đó sinh vật thể tồn
tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là
A. môi trường.
B. giới hạn sinh thái.
C. ổ sinh thái.
D. sinh cảnh.
Câu 16: Cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài không có vai trò nào sau đây?
A. Làm tăng số lượng các cá thể của quần thể, tăng kích thước quần thể.
B. Tạo động lực thúc đẩy sự hình thành các đặc điểm thích nghi mới.
C. Làm mở rộng ổ sinh thái của loài, tạo điều kiện để loài phân li thành các loài mới.
D. Duy trì số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp.

Bộ đề thi thử bám sát đề minh họa 2025 môn Sinh học

Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025 môn Sinh học bám sát đề minh họa - Số 3 (có đáp án) có đáp án là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể trau dồi nội dung kiến thức để chuẩn bị thật tốt cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới nhé. Bài viết được tổng hợp gồm có 28 mã đề thi. Mỗi đề gồm có 18 câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn, 4 câu hỏi trắc nghiệm đúng sai và 6 câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh làm bài trong thời gian 50 phút. Đề có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Thi THPT Quốc gia môn Sinh học

Xem thêm