Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Công nghệ nông nghiệp bám sát đề minh họa - Số 1 (có đáp án)
Bộ đề thi thử bám sát đề minh họa 2025 môn Công nghệ nông nghiệp -Số 1
Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025 môn Công nghệ nông nghiệp bám sát đề minh họa - Số 1 có đáp án được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có 7 mã đề thi. Mỗi đề gồm có 24 câu hỏi trắc nghiệm, 4 câu hỏi đúng sai. Thí sinh làm bài trong thời gian 50 phút. Đề có đáp án kèm theo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi kì thi THPT Quốc gia sắp tới nhé.
1. Đề thi thử môn Công nghệ - Đề 1
I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN ( 6 ĐIỂM)
Câu 1: Dựa vào nguồn gốc, cây trồng có thể được chia làm những nhóm nào?
A. Nhóm cây lấy gỗ và cây rau.
B. Nhóm cây hằng năm và cây lâu năm.
C. Nhóm cây ôn đới, nhiệt đới và á nhiệt đới.
D. Nhóm cây lương thực và cây ăn quả.
Câu 2: Giá thể hữu cơ dùng để trồng cây có nguồn gốc từ:
A. thực vật, cát, sỏi
B. động vật, sỏi
C. thực vật và động vật.
D. đá, cát, sỏi.
Câu 3. Loại phân nào làm đất bị chua và thoái hóa nếu sử dụng nhiều trong thời gian dài?
A.Phân đạm
B. Phân xanh
C. Phân cá
D. Phân hữu cơ
Câu 4. Đề xuất hệ thống trồng cây không dùng đất thích hợp cho các loại rau ăn quả.
A. Thủy canh tĩnh
B. Thủy canh NFT
C. Trồng cây trên giá thể tưới nhỏ giọt
D. Thủy canh thủy triều
Câu 5. Dựa vào căn cứ nào để phân loại vật nuôi?
A. Kích thước của vật nuôi
B. Nguồn gốc
C. Giới tính của vật nuôi
D. Khối lượng của vật nuôi
Câu 6. Hạn chế của phương thức chăn thả tự do là gì?
A. Mức đầu tư thấp.
B. Tận dụng được nguồn thức ăn ở địa phương.
C. Năng suất thấp, hiệu quả kinh tế thấp.
D. Ít gây ô nhiễm môi trường.
Câu 7. Bác An có 1 con bò sữa có năng suất sữa là 12000 kg sữa/chu kỳ. Bác An muốn khai thác triệt để tiềm năng di truyền của con bò này, em hãy đề xuất phương pháp thích hợp giúp bác An.
A.Lai xa
B. Nhân giống thuần chủng
C. Cấy truyền phôi
D. Lai cải tạo
Câu 8. Nguyên liệu thường sử dụng để chế biến thức ăn giàu tinh bột cho vật nuôi là nhóm nguyên liệu nào sau đây?
A. Bột ngô, khoai, sắn
C. Bột vỏ tôm, vỏ cua
B. Các loại bột tôm, cá
D. Các loại rau cỏ, lá cây
Câu 9: Chế biến lâm sản là:
A. hoạt động sử dụng sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ để tạo ra các sản phẩm hữu ích, phục vụ nhu cầu thiết yếu cho con người.
B. hoạt động sử dụng sản phẩm gỗ để tạo ra các sản phẩm hữu ích, phục vụ nhu cầu thiết yếu cho con người.
C. hoạt động chặt phá rừng để lấy các loại gỗ quý nằm tạo ra các sản phẩm, phục vụ nhu cầu thiết yếu cho con người.
D. hoạt động săn bắt động vật quý hiếm trong rừng tạo ra các sản phẩm, phục vụ nhu cầu cho con người.
Câu 10: Đặc trưng chu kì sinh trưởng kéo dài của cây rừng gây ra hạn chế gì cho sản xuất lâm nghiệp?
A. Thời gian thu hoạch rừng lâu và kéo dài, sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp khó khăn.
B. Tốc độ quay vòng vốn chậm, thời gian thu hồi vốn lâu ảnh hưởng đến tình hình tổ chức sản xuất, quản lí, sử dụng các nguồn lực trong lâm nghiệp.
C. Thời gian thu hoạch rừng kéo dài dẫn đến thu hồi vốn lâu, hiệu quả kinh tế thấp.
D. Quản lí, sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp khó khăn, hiệu quả kinh tế thấp.
Câu 11. Trồng rừng có vai trò nào sau đây?
A. Cung cấp lương thực cho con người.
B. Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.
C. Giảm sự phát triển của cỏ dại.
D. Cung cấp thức ăn để phát triển chăn nuôi.
Câu 12. Trong hoạt động chăm sóc rừng, các công việc “tỉa cành, tỉa thưa” nhằm mục đích nào sau đây?
A. Hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng của cây dại với cây rừng.
B. Hạn chế sự sinh trưởng, phát triển của cây dại.
C. Tạo không gian thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của cây rừng.
D. Giúp cây rừng nâng cao sức đề kháng, tăng sức khả năng chống chịu sâu, bệnh hại.
Câu 13. Cây rừng ở giai đoạn thành thục có đặc điểm nào sau đây?
A. Sinh trưởng chậm lại, tán cây đã định hình.
B. Khả năng ra hoa, đậu quả giảm.
C. Cây chuẩn bị bước vào giai đoạn hình thành quả.
D. Tính chống chịu của cây kém, mẫn cảm với các điều kiện bất lợi của môi trường.
Câu 14. Phân loại thủy sản theo nguồn gốc gồm có các nhóm:
(1) nhóm bản địa
(2) nhóm ngoại nhập
(3) nhóm nước ngọt
(4) nhóm nước mặn
(5) nhóm nước lợ
Số nhận định đúng là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 15: Loài thủy sản nước ngọt thuộc nhóm ăn thịt là:
A. cá bống tượng.
B. cá trê.
C. cá chép.
D. cá trôi.
Câu 16: Một số phương thức nuôi thủy sản ở Việt Nam là:
A. quảng canh, thâm canh, bán thâm canh.
B. chăn thả tự do, công nghiệp, bán công nghiệp.
C. chăn thả tự do, thâm canh, bán thâm canh.
D. quảng canh, công nghiệp, bán công nghiệp.
Câu 17. Trong các phương thức nuôi thủy sản ở Việt Nam hiện nay, phương thức nào thu được năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất?
A. Nuôi trồng thủy sản bán thâm canh
B. Nuôi trồng thủy sản quảng canh
C. Nuôi trồng thủy sản quảng canh cải tiến
D. Nuôi trồng thủy sản thâm canh
Câu 18. Em hãy đề xuất phương thức nuôi trồng thủy sản giúp tăng năng suất trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam.
A. Quảng canh
B. Thâm canh.
C. Bán thâm canh
D. Quảng canh cải tiến
Câu 19. Em hãy cho biết vì sao ao nuôi thủy sản thâm canh thường có hàm lượng ammonia cao?
A. Sử dụng nhiều thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao.
B. Sử dụng nhiều thức ăn tự nhiên
C. Oxygen hòa tan thấp và độ pH thấp
D. Độ mặn trong nước cao và độ pH thấp
Câu 20. Phương thức sinh sản của hầu hết các loài cá là
A. cá đẻ con, thụ tinh ngoài.
B. cá đẻ trứng, thụ tinh trong.
C. cá đẻ trứng, thụ tinh ngoài.
D. cá đẻ con, thụ tinh trong.
Câu 21. Thành phần dinh dưỡng của hầu hết các nhóm thức ăn thủy sản là:
A. nước, protein, lipid, carbohydrate, vitamin và khoáng chất.
B. nước, protein, lipid, khoáng vi lượng, tảo xanh, sinh vật phù du.
C. khô dầu đậu tương, ngũ cốc, nước, lipid, khoáng đa lượng, .
D. nước, carbohydrate, chất kết dính, chất tạo màu, lipid, vitamin.
Câu 22. Cũng giống như nhiều động vật thuỷ sản khác, tôm thẻ chân trắng sử dụng protein là nguồn năg lượng chính và cần ít nhất 1,8 – 3,8g protein/kg tôm/ngày để duy trì hoạt động. Tôm lớn nhanh nếu được cung cấp đủ protein ở giai đoạn nhỏ và giai đoạn nhỡ. Thực nghiệm nuôi tại Indonexia cho thấy hàm lượng protein của thức ăn từ 35-40% có thể duy trì tốc độ tăng trưởng của tôm. Vậy loại thức ăn phù hợp nhất với tôm thẻ chân trắng gia đoạn nhỏ và nhỡ là:
A. Thức ăn công nghiệp
B. Sinh vật phù du
C. Các loại tảo
D. Các loại ngũ cốc
Câu 23: Bệnh nào sau đây thường xuất hiện trên cá rô phi?
A. Lồi mắt.
B. Gan thận mủ.
C. Hoại tử thần kinh.
D. Đốm trắng
Câu 24: Áp dụng biện pháp nào để duy trì đặc tính tươi sống của sản phẩm thủy sản?
A. Ướp muối
B. Làm khô
C. Làm lạnh
D. Xông khói
II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI (4 ĐIỂM)
Câu 1: Cây đước là loài cây rất phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là vùng ngập mặn. Cây phân bố dọc bờ biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Không chỉ được trồng làm rừng phòng hộ mà rừng đước có rất nhiều vai trò khác. Khi nói về vai trò và việc khai thác rừng đước, mỗi nhận định dưới đây là đúng hay sai?
a) Rừng đước là hàng rào bảo vệ bờ biển tránh khỏi sự xâm thực mặn, chắn cát, chắn sóng, chắn gió bão.
b) Rừng đước là nơi cư trú của nhiều loài thủy sản như: cua, cá, tôm, chim, lưỡng cư, bò sát
c) Việc trồng lại rừng đước sau khai thác không quan trọng bằng việc khai thác hợp lý ngay từ đầu.
d) Người dân ven biển có thể tự do khai thác rừng đước để làm củi hoặc đồ gia dụng.
Câu 2. Được mệnh danh là Kỳ lân châu Á, Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) là một trong những loài thú quý hiếm nhất trên thế giới chỉ sinh sống tại vùng rừng núi hẻo lánh thuộc Trung Trường Sơn Việt Nam và Nam Lào. Nạn phá rừng và các bẫy thú là những mối đe dọa nghiêm trọng đối với sao la.
“Sao la tượng trưng cho tất cả những điều quan trọng hiện đang bị đe doạ. Nếu chúng ta có thể cứu Sao la, chúng ta sẽ cứu được cảnh quan rừng, đa dạng sinh học và những lợi ích hệ sinh thái mang lại, ví dụ như nguồn nước ngọt mà chúng ta đang phải phụ thuộc vào chẳng hạn. Do đó, đây không chỉ đơn thuần là bảo vệ một loài động vật trong tình trạng nguy cấp. Đây là cuộc chiến nhằm cứu lấy thiên nhiên, các lợi ích sinh thái, sinh kế cộng đồng và tất cả những gì mà loài Sao la đại diện.” (TS. Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc Quốc gia WWF-Việt Nam)
Hình Sao la bị người săn bắt
Mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai về bảo vệ tài nguyên rừng?
a) Loài Sao La đại diện cho sự đa dạng sinh thái và tài nguyên rừng ở nước ta.
b) Loài Sao La không nằm trong Sách Đỏ của Việt Nam.
c) Nguyên nhân chính khiến Sao La đứng trên bờ vực tuyệt chủng là do tác động của con người tới môi trường sống của chúng.
d) Biện pháp để bảo vệ loài Sao La là mở rộng diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và nghiêm cấm các hoạt động săn bắn, vận chuyển, mua bán, sử dụng động, thực vật hoang dã, quý hiếm.
Câu 3. Hãy xác định các phát biểu sau đây là đúng hay sai khi nói về môi trường nước nuôi thủy sản.
a) Màu nước nuôi phù hợp nhất cho các loài thuỷ sản nước ngọt là màu xanh nhạt (xanh nõn chuối) do sự phát triển của tảo lục.
b) Giá trị pH của thủy vực thay đổi theo chu kỳ ngày và đêm, vào ban ngày pH giảm xuống còn ban đêm pH tăng lên.
c) Để tạo điều kiện cho cá con phát triển tốt, trước khi thả cá giống cần phải bón phân cho thủy vực để thực vật phù du phát triển.
d) Một số ao nuôi cá vào buổi sáng sớm, cá có hiện tượng nổi đầu trên mặt nước, nguyên nhân là do ao thiếu oxygen hòa tan. Để khắc phục tình trạng này cần phải bổ sung thực vật phù du cho ao.
Câu 4. Khi nói về ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản và chế biến thức ăn thuỷ sản, các phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a) Các loại thức ăn chăn nuôi thuỷ sản như: thức ăn hỗn hợp dạng viên, khô đậu nành lên men là các sản phẩm ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất.
b) Quy trình lên men khô đậu nành làm thức ăn cho thủy sản theo thứ tự các bước như sau:
Bước 1: Nhân sinh khối vi sinh vật có lợi
Bước 2: Phối trộn
Bước 3: Lên men
Bước 4: Đánh giá chế phẩm
Bước 5: Làm khô và đóng gói.
c) Để làm tăng hàm lượng protein trong cám gạo người ta dùng nấm men Saccharomyces cerevisiae để lên men cám gạo.
d) Các phụ phẩm của cá tra, cỏ khô, rơm rạ, bã đậu nành …có thể sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất thức ăn thuỷ sản khi ứng dụng công nghệ sinh học.
2. Đề thi thử môn Công nghệ - Đề 2
PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng nhất.
Câu 1: Trong hình dưới đây đang mô tả công nghệ
A. khí canh.
B. thuỷ canh.
C. tưới nước nhỏ giọt.
D. tưới nước phun mưa.
Câu 2: Nhà kính trồng cây thường có vách và mái làm bằng loại vật liệu nào sau đây?
A. Kính hoặc vật liệu tương tự
B. Lưới đen hoặc lưới trắng
C. Mái lợp tôn, cạnh làm bằng kính
D. Mái làm bằng kính, cạnh làm bằng lưới
Câu 3: Nội dung nào sau đây không đúng về yêu cầu cơ bản đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt?
A. Có sức khoẻ tốt, chăm chỉ, chịu khó và có trách nhiệm trong công việc.
B. Có khả năng sử dụng, vận hành các thiết bị, máy móc trong trồng trọt.
C. Tuân thủ an toàn lao động, có ý thức bảo vệ môi trường trong trồng trọt.
D. Yêu thích các môn học như Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Kinh tế pháp luật.
Câu 4: Sử dụng máy cấy lúa, máy sạ lúa tự động là việc ứng dụng cơ giới hóa trong khâu
A. làm đất.
B. chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại.
C. thu hoạch.
D. gieo trồng.
Câu 5: Trong một mô hình chăn nuôi lợn, lợn nái được gắn chip điện tử ở tai, chip này có khả năng ghi nhận các thông tin cơ bản của lợn. Nội dung vừa nêu nói về
A. ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi.
B. ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi.
C. phương thức chăn thả tự do.
D. chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.
Câu 6: Sản phẩm nào sau đây được chế biến từ thịt gia súc?
A. Xúc xích.
B. Cá hộp.
C. Mứt trái cây.
D.Xirô từ quả.
Câu 7: Phương pháp ủ thường áp dụng để xử lí loại chất thải chăn nuôi nào?
A. Phân của vật nuôi.
B. Nước tiểu của vật nuôi.
C. Nước tắm cho vật nuôi.
D. Nước rửa vệ sinh chuồng.
Câu 8: Sửdụng đệm lót vi sinh trong chăn nuôi có tác dụng
A. giúp phân hủy phânvànướctiểu, giảmmùihôithối, giảmruồimuỗi.
B. tăng cường sức khỏe cho vật nuôi mà không cần thay đổi chế độ ăn uống.
C. tăng tốc độ phát triển của vật nuôi nhưng không ảnh hưởng đến môi trường.
D. giảm chi phí chăn nuôi nhưng không có tác dụng bảo vệ môi trường.
Câu 9: Việc bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn có vai trò nào sau đây?
A. Bảo tồn các loài động vật quý hiếm.
B. Chống cát bay, chống sự xâm nhập của nước mặn.
C. Chắn sóng, chắn gió bảo vệ dân cư ven biển.
D. Điều hoà dòng chảy, chống xói mòn rửa trôi.
Câu 10: Sản phẩm nào sau đây có nguồn gốc từ lâm nghiệp?
A. Sữa chua lên men.
B. Giấy vở học sinh.
C. Thịt trâu gác bếp.
D. Phân bón vi sinh.
Câu 11: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về giai đoạn gần thành thục của cây rừng?
A. Sức đề kháng của cây yếu, ra hoa, đậu quả yếu.
B. Chất lượng lâm sản ổn định, năng suất cao.
C. Quá trình sinh trưởng của cây diễn ra mạnh.
D. Cây chuẩn bị bước vào thời kì ra hoa, kết quả.
Câu 12. Hoạt động nào sau đây có tác dụng ngăn chặn các hành vi làm suy thoái tài nguyên rừng?
A. Tổ chức tuyên truyền về vai trò của rừng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
B. Trồng cây xanh trên vỉa hè, vườn hoa, quảng trường.
C. Lắp đặt các biển báo ở khu vực có nguy cơ cao cháy rừng.
D.Tuần tra, giám sát để ngăn chặn hoạt động săn bắt thú rừng trái phép.
Câu 13. Trong các phương thức khai thác tài nguyên rừng, khai thác dần là
A. chặt toàn bộ cây rừng ở một khu vực nhất định trong nhiều mùa khai thác.
B. chặt toàn bộ cây rừng ở một khu vực nhất định trong một mùa khai thác.
C. chọn chặt những cây đã thành thục.
D. chọn chặt những cây già cỗi, cây bị sâu bệnh.
Câu 14. Thống kê diện tích ba loại rừng: đặc dụng, phòng hộ, sản xuất ở nước ta giai đoạn 2007–2022, kết quả thu được như hình 6.2 dưới đây. Em hãy lựa chọn biện pháp phát triển rừng bền vững?
A. Cần chú trọng tăng diện tích rừng đặc dụng và rừng phòng hộ.
B. Không cần tăng cường trồng rừng đặc dụng vì diện tích trồng rừng đã hợp lý.
C. Tiếp tục duy trì diện tích rừng phòng hộ giống như số liệu thể hiện ở biểu đồ trên.
D. Chỉ cần chú trọng trồng rừng sản xuất để phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ.
Câu 15. Hoạt động nào sau đây phù hợp nhất khi nói về vai trò của thủy sản đối với bảo vệ chủ quyền biển đảo và đảm bảo an ninh quốc phòng?
A. Khai thác thủy sản làm nguyên liệu sản xuất dược, mĩ phẩm.
B. Khai thác thủy sản phục vụ chế biến và xuất khẩu.
C. Nuôi trồng thủy sản đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí cho con người.
D. Tàu cá treo cờ Tổ quốc khi khai thác thủy sản xa bờ.
Câu 16. Loài thủy sản nào sau đây thuộc nhóm động vật giáp xác?
A. Cá rô phi.
B. Ba ba.
C. Tôm sú.
D. Nghêu trắng Bến Tre.
Câu 17. Anh Kha có ao nuôi thủy sản và dự định sẽ nuôi cá trắm cỏ. Tuy nhiên, anh cần sự tư vấn về yếu tố độ mặn ảnh hưởng đến môi trường nuôi cá. Theo em, khi tư vấn cho anh Kha về yếu tố độ mặn thì nội dung nào sau đây không đúng?
A. Mỗi nhóm động vật thủy sản có yêu cầu khác nhau về độ mặn của nước.
B. Độ mặn không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cá.
C. Độ mặn phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá là trên 6 ‰.
D. Quản lí độ mặn thuộc về việc quản lí các yếu tố thủy hóa trong môi trường nuôi thủy sản.
Câu 18. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của thực vật thủy sinh trong ao nuôi thủy sản?
A. Cung cấp oxygen hoà tan cho nước nhờ quá trình quang hợp.
B. Cung cấp nơi trú ngụ cho động vật thuỷ sản.
C. Giúp độ pH của nước được ổn định tốt hơn.
D. Hấp thụ một số kim loại nặng trong nước.
Câu 19. Nước ao nuôi thủy sản ở trường hợp nào sau đây sẽ có hàm lượng khí NH3 cao nhất?
A. Nước ao lấy từ suối tự nhiên có màu sắc nước trong và chất lượng nước sạch.
B. Ao đã xử lí nước để đảm bảo đạt chất lượng nước trước khi thả giống nuôi thủy sản.
C. Ao nước ngọt có màu sắc xanh nhạt hoặc ao nước lợ, nước mặn có màu vàng nâu.
D. Nước có nhiều thức ăn dư thừa và chất thải của các đối tượng thủy sản để tồn động.
Câu 20. Bạn An là sinh viên mới tốt nghiệp chuyên ngành thủy sản. An muốn về quê xây dựng sự nghiệp liên quan đến chuyên ngành mình được học. Ở quê, gia đình An không sở hữu diện tích đất liền. Tuy nhiên, nhà An ở ven sông có diện tích mặt nước rộng, nước sông không bị ô nhiễm. Theo em, An nên chọn mô hình công nghệ nuôi thủy sản nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Nuôi trong lồng, bè.
B. Nuôi trong bể xi măng nhân tạo.
C. Nuôi thủy sản trong ao.
D. Nuôi thủy sản trong hồ chứa lớn.
Câu 21. Nhược điểm của công nghệ biofloc trong nuôi trồng thuỷ sản
A. ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh từ nguồn nước vào hệ thống.
B. chi phí đầu tư ban đầu lớn.
C. cải thiện an toàn sinh học, nâng cao hiệu quả sử dụng nước.
D. cải thiện hệ số chuyển đổi thức ăn, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.
Câu 22. Ý nào sau đây không đúng khi nói về kĩ thuật ương nuôi cá giống giai đoạn cá bột lên cá hương?
A.Cỡ cá thả có chiều dài dao động 1 mm đến 10 mm.
B. Mật độ ương nuôi cá dao động 100-250 con/m2.
C. Thời vụ thả cá ở miền Nam có thể ương nuôi quanh năm, tập trung vào mùa khô.
D. Nên thu hoạch cá vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Câu 23. Nội dung nào sau đây không phải của ứng dụng CNSH trong bảo quản thức ăn thủy sản nhằm ức chế sự phát triển vi sinh vật gây hại trong quá trình bảo quản thức ăn?
A. Sử dụng chế phẩm vi sinh có lợi trong bảo quản thức ăn.
B. Bổ sung các enzyme có khả năng ức chế VSV gây hại .
C. Bổ sung các chủng nấm đối kháng với nấm mốc gây hại.
D. Bổ sung chất phụ gia (chất kháng khuẩn hóa tổng hợp).
Câu 24. Nếu người dân nuôi thủy sản muốn sử dụng đậu nành cho đối tượng thủy sản. Đồng thời muốn loại thức ăn này mang lại hiệu quả tốt nhất cho đối tượng nuôi thì người dân nên chọn
A. cho ăn hạt đậu nành tươi.
B. cho ăn hạt đậu nành khô.
C. sử dụng khô đậu nành nguyên chất.
D. lên men khô đậu nành làm thức ăn.
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn Đúng hoặc Sai.
Câu 1. Ở các khu vực miền núi của nước ta, một số người dân vào rừng đốt lửa để khai thác mật ong. Sau đây là một số nhận định:
a. Mật ong rừng là một loại tài nguyên rừng vì vậy cần được bảo vệ, nghiêm cấm mọi hành vi khai thác mật ong của người dân.
b. Việc người dân đốt lửa để khai thác mật ong cần được khuyến khích nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế từ khai thác tài nguyên rừng.
c.Đốt lửa để khai thác mật ong có thể dẫn đến suy thoái tài nguyên rừng nên cần phải nghiêm cấm.
d.Người dân được phép khai thác mật ong rừng nhưng phải sử dụng biện pháp hợp lí để không ảnh hưởng đến đàn ong và các tài nguyên rừng khác.
Câu 2: Một nhóm học sinh được giao nhiệm vụ tìm hiểu và thuyết trình về các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Sau đây là một số ý kiến của học sinh trong nhóm
a) Khai thác thủy sản với ngư cụ phù hợp, đúng qui định.
b) Thiết lập các khu bảo tồn biển để bảo vệ sự đa dạng sinh học các loài thủy sản.
c) Cấm thả giống các loài thủy sản bản địa, đặc hữu vào nguồn nước tự nhiên.
d) Tái tạo nơi trú ngụ của nhiều loài thủy sản thông qua việc trồng rừng ngập mặn, nuôi cấy san hô, thả chà nhân tạo.
Câu 3: Các bạn Phúc, An và Lộc đều có chung sở thích về nghiên cứu môi trường nuôi thủy sản. Nhân dịp nghỉ hè, các bạn đã cùng nhau tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nuôi thủy sản tại một số địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long. Sau đây là những nhận định của nhóm:
a) Nguồn nước khác nhau sẽ mang những đặc điểm thủy lí, thủy hóa, thủy sinh khác nhau.
b) Việc lưu động của nước giúp hệ sinh thái nuôi thủy sản được duy trì ở trạng thái mở với môi trường bên ngoài, tuy nhiên do nước lưu động nên thủy sản nuôi sẽ chậm lớn.
c) Thổ nhưỡng tại các địa phương được quan sát có ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên tới môi trường nuôi thủy sản.
d) Trong quá trình nuôi thủy sản, việc quản lí thức ăn và xử lí các chất thải trong ao nuôi là việc làm không cần thiết.
Câu 4. Phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản có ý nghĩa quan trọng, giảm thiểu được thiệt hại cho người nuôi. Trong các giải pháp để hạn chế các bệnh thủy sản thì việc phòng bệnh quan trọng hơn chữa bệnh.
Qua thông tin trên, các nhận định sau đây đúng hay sai về phòng, trị bệnh thủy sản?
A. Cần cho cá ăn thức ăn đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng.
B. Cần sử dụng hóa chất để khử trùng ao nuôi thủy sản trước khi thả giống.
C. Sử dụng kháng sinh để phòng, trị bệnh cho cá là biện pháp hiệu quả và nhanh chóng.
D. Dùng thuốc phòng ngừa cho thủy sản trước khi dịch bệnh phát triển.
Mời các bạn cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ bộ đề nhé