Soạn bài Các phương châm hội thoại (Tiếp theo) ngắn gọn
Soạn bài Các phương châm hội thoại tiếp theo
VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh bài Soạn bài Các phương châm hội thoại (Tiếp theo). Hy vọng với tài liệu này các bạn sẽ hiểu rõ hơn về phương châm dùng trong hội thoại, các loại phương châm thường được dùng trong văn bản, hội thoại thường diễn ra. Chúc các bạn học tốt, mời các bạn tải về tham khảo
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 9. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
- Soạn bài lớp 9: Các phương châm hội thoại
- Luyện tập bài Các phương châm hội thoại (Tiếp theo)
- Phân tích một cách ngắn gọn bài Phong cách Hồ Chí Minh
- Soạn bài lớp 9: Hoàng Lê nhất thống chí
I. Phương châm quan hệ
Khái niệm Phương châm quan hệ
Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
Người tham gia giao tiếp khi đến lượt lời của mình cần chú ý nói đúng vào trọng tâm của đề tài giao tiếp, không nói lạc đề, cần xác định được bản thân mình sẽ nói những gì và lời nói đó có đúng trọng tâm giao tiếp hay không.
Ví dụ về Phương châm quan hệ
Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:
- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tối lửa tắt đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…
Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:
- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!
(Trong trường hợp này, Dế Mèn đã hiểu lời đề nghị của Dế Choắt và trả lời đúng lời đề nghị với giọng điệu mỉa mai, coi thường.)
Câu hỏi SGK
Thành ngữ Ông nói gà, bà nói vịt dùng để chỉ tình huống hội thoại đó mỗi người nói một đằng, không khớp với nhau, không hiểu nhau.
Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài mà hội thoại đang đề cập, tránh nói lạc đề.
II. Phương châm cách thức
Khái niệm Phương châm cách thức
Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ (Phương châm cách thức).
Trong hội thoại, khi đến lượt lời của mình, mỗi chúng ta hãy chú ý nói đúng trọng tâm vấn đề chính của hội thoại, không nên nói lan man, dài dòng. Mỗi người cần lựa chọn ngôn ngữ, sắp xếp các ý cho thật ngắn gọn, xúc tích.
Ví dụ về Phương châm cách thức
Tuần trước, cô giáo có giao cho lớp 9A một bài tập làm văn và hạn nộp là thứ hai tuần này. Cuối tiết học, cô hỏi:
- Cả lớp đã làm xong bài văn cô giao chưa?
- Rồi ạ! Cả lớp đồng thanh đáp.
(Trong trường hợp này, các bạn học sinh đã trả lời đúng trọng tâm câu hỏi của cô giáo vô cùng ngắn gọn, xúc tích).
Câu hỏi SGK
1. Thành ngữ Dây cà ra dây muống, Lúng búng như ngậm hột thị dùng để chỉ những cách nói dài dòng, rườm rà; cách nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch.
- Những cách nói đó làm cho người nghe khó tiếp nhận hoặc tiếp nhận không đúng nội dung truyền đạt. Vì vậy, khi giao tiếp, cần chú ý đến cách nói ngắn gọn, rành mạch.
Xác định những cách hiểu khác nhau đối với câu: Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy.
Câu trên có thể được hiểu theo hai cách tùy thuộc vào việc xác định cụm từ của ông ấy bổ nghĩa cho nhận định hay cho truyện ngắn. Nếu của ông ấy bổ nghĩa cho nhận định thì câu trên có thể hiểu là: Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn.
Nếu của ông ấy bổ nghĩa cho truyện ngấn thì câu trên có thể hiểu là: Tôi đồng ý với những nhận định của một (những) người nào đó về truyện ngắn của ông ấy (truyện ngắn do ông ấy sáng tác).
Như vậy trong giao tiếp, cần tuân thủ phương châm cách thức, tránh cách nói mơ hồ.
III. Phương chân lịch sự
Khái niệm Phương châm lịch sự
Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác.
Mỗi người trong hội thoại đều có mối quan hệ với nhau hoặc chênh lệch nhau về tuổi tác, chức vụ, địa vị. Chính vì thế, chúng ta cần giao tiếp lịch sự, tế nhị, tôn trọng mọi người trong cuộc hội thoại. Cách nói chuyện lịch sự không chỉ mang đến cho ta hiệu quả giao tiếp mà nó còn đánh giá, phản ánh con người của ta. lịch sự
Ví dụ về Phương châm lịch sự
Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:
- Bác trai đã khá rồi chứ?
- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.
(Trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố)
(Trong đoạn hội thoại trên, chị Dậu đã trả lời bà lão hàng xóm vô cùng lịch sự trước sự quan tâm của bà.)
Câu hỏi SGK
Văn bản Người ăn xin
- Vì sao ông lão ăn xin và cậu bé trong câu chuyện đều cảm thấy như mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?
Tuy cả hai người đều không có của cải, tiền bạc gì nhưng cả hai đều cảm nhận được tình cảm mà người kia đã dành cho mình, đặc biệt là tình cảm của cậu bé đối với ông lão ăn xin. Đối với một người ở vào hoàn cảnh bần cùng (đã già, đôi mắt đỏ hoe, nước mắt giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi) cậu bé không hề tỏ ra khinh miệt, xa lánh mà vẫn có thái độ và lời nói hết sức chân tình, thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến người khác.
- Có thể rút ra được bài học.
Trong giao tiếp, dù địa vị xã hội và hoàn cảnh của người đối thoại như thế nào đi nữa thì người nói cũng phải chú ý đến cách nói tôn trọng đối với người đó. Không phải vì cảm thấy người đối thoại thấp kém hơn mình mà dùng những lời lẽ thiếu lịch sự.
Soạn bài Các phương châm hội thoại (Tiếp theo) được VnDoc sưu tầm và đăng tải, hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học tốt môn Ngữ văn lớp 9, hoàn thành tốt bài tập mà giáo viên giao cho. Mời các bạn cùng tham khảo
.......................................................................
Ngoài Soạn bài Các phương châm hội thoại (Tiếp theo). Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 9, soạn bài 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt