Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Sử 11 bài 24

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn bài Trắc nghiệm môn Sử lớp 11 bài 24: Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918) được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học Lịch sử lớp 11.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 11. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 11 bài: Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918)

Câu 1. “Nhiệm vụ chủ yếu của Đông Dương là cung cấp cho chính quốc đến mức tối đa nhân lực, vật lực và tài lực …” là tuyên bố của

A. Chính phủ Pháp

B. Toàn quyền Đông Dương

C. Chính phủ tay sai ở Đông Dương

D. Chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 146 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 2. Để phục vụ cho cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp ở Đông Dương đã thực hiện chính sách gì?

A. Khuyến khích nhân dân ta tích cực sản xuất nông nghiệp để tăng nguồn lương thực

B. Tăng cường đầu tư sản xuất công nghiệp

C. Tăng thuế để tăng nguồn thu ngân sách

D. Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế, mua công trái, đưa lương thực, nông sản, kim loại sang Pháp

Đáp án: D

Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 146 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 3. Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động mạnh nhất đến lĩnh vực nào?

A. Kinh tế B. Văn hóa C. Kinh tế - xã hội D. Giáo dục

Đáp án: C

Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 146 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 4. Nền công nghiệp ở Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất có vai trò như thế nào?

A. Phải gánh đỡ những tổn thất, thiếu hụt của chính quốc

B. Có vai trò chính trong việc bù đắp những tổn thất, thiếu hụt do chiến tranh của chính quốc

C. Cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của chiến tranh

D. Tránh sự phụ thuộc vào nền công nghiệp chính quốc

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 146 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 5. Chiến tranh thế giới thứ nhất làm cho việc trao đổi hàng hóa giữa Pháp với Đông Dương thế nào?

A. Hàng hóa nhập khẩu từ Pháp sang Đông Dương giảm

B. Hàng hóa nhập khẩu từ Pháp sang Đông Dương tăng lên

C. Hàng hóa xuất khẩu từ Đông Dương sang Pháp giảm

D. Hàng hóa xuất khẩu từ Đông Dương sang Pháp tăng lên

Đáp án: A

Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 146 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 6. Để giải quyết khó khăn trong việc trao đổi hàng hóa giữa Đông Dương và Pháp trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư bản Pháp đã đưa ra giải pháp gì?

A. Liên kết đầu tư kinh doanh

B. Nới lỏng độc quyền, cho tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do

C. Khuyến khích đầu tư vốn vào các ngành sản xuất công nghiệp

D. Khuyến khích các nghề thủ công truyền thống phát triển

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 146 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 7. Nền nông nghiệp ở Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất có sự chuyển biến ra sao?

A. Chuyển từ độc canh cây lúa sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh

B. Chuyển hẳn sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh

C. Chuyển sang nền nông nghiệp chuyên canh hóa

D. Chuyển sang nền nông nghiệp hàng hóa

Đáp án: A

Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 147 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 8. Yếu tố nào tác động đến tình hình xã hội Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Chính sách về kinh tế, xã hội của Pháp ở Việt Nam

B. Những biến động về kinh tế ở Việt Nam

C. Chính sách của Pháp và những biến động về kinh tế ở Việt Nam

D. Pháp là một bên tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ nhất

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2 (phần I) Trang 147 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 9. Nguyên nhân nào dẫn đến đời sống của nông dân Việt Nam này càng bần cùng trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Pháp chuyển sang độc canh cây công nghiệp phục vụ chiến tranh

B. Không quan tâm phát triển nông nghiệp

C. Nạn bắt lính đưa sang chiến trường châu Âu, nạn chiếm đoạt ruộng đất, sưu cao thuế nặng

D. Hạn hán, lũ lụt diễn ra thường xuyên

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2 (phần I) Trang 147 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 10. Trong bối cảnh đó, tư sản Việt Nam làm gì để có địa vị chính trị nhất định?

A. Tăng cường đẩy mạnh sản xuất kinh doanh

B. Đẩy mạnh buôn bán với tư bản Pháp

C. Lập cơ quan ngôn luận, bênh vực quyền lợi về chính trị và kinh tế cho người trong nước

D. Cử người tham gia bộ máy chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2 (phần I) Trang 148 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 11. Lực lượng chủ chốt của phong trào dân tộc trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Tư sản dân tộc B. Tiểu tư sản C. Công nhân D. Công nhân và nông dân

Đáp án: D

Giải thích: Mục 2 (phần I) Trang 148 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 12. Hình thức đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Đấu tranh chính trị

B. Đấu tranh kinh tế

C. Đấu tranh kinh tế kết hợp với bạo động

D. Bạo động vũ trang

Đáp án: C

Giải thích: Mục 1 (phần III) Trang 152 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 13. Hình thức đấu tranh kinh tế của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Chống cúp phạt lương

B. Đòi tăng lương

C. Đòi giảm giờ làm

D. Chống làm việc quá 12 giờ trong ngày

Đáp án: A

Giải thích: Mục 1 (phần III) Trang 152 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 14. Phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất có ý nghĩa gì?

A. Đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân

B. Thể hiện tinh thần đoàn kết, ý thức kỉ luật của giai cấp công nhân

C. Tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc

D. Khẳng định vị trí, vai trò của công nhân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 (phần III) Trang 152 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 15. Đối với các nhà yêu nước tiền bối, Nguyễn Tất Thành có thái độ như thế nào?

A. Khâm phục tinh thần yêu nước của họ

B. Không tán thành con đường cứu nước của họ

C. Khâm phục tinh thần yêu nước, nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ

D. Tán thành con đường cứu nước của họ

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2 (phần III) Trang 152 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 16. Trước những hạn chế của khuynh hướng cứu nước của các chí sĩ yêu nước đi trước, Nguyễn Tất Thành đã có quyết định gì?

A. Quyết định ra nước ngoài tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc

B. Tích cực tham gia các hoạt động yêu nước để tìm hiểu thêm

C. Sang Trung Quốc tìm hiểu và nhờ sự giúp đỡ

D. Sang Nga học tập và nhờ sự giúp đỡ

Đáp án: A

Giải thích: Mục 2 (phần III) Trang 152 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 17. Bối cảnh lịch sử nào quyết định việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?

A. Thực dân Pháp đặt xong ách thống trị trên đất nước Việt Nam

B. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ

C. Các tư tưởng cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản ảnh hưởng sâu rộng đến nước ta

D. Con đường cứu nước giải phóng dân tộc ở Việt Nam đang bế tắc, chưa có lối thoát

Đáp án: D

Giải thích: Mục 2 (phần III) Trang 152 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 18. Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước?

A. Vì Pháp là kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta

B. Nơi đặt trụ sở của Quốc tế Cộng sản – tổ chức ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc

C. Để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào mình

D. Nơi diễn ra các cuộc cách mạng tư sản nổi tiếng

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2 (phần III) Trang 152 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 19. Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là quốc gia nào?

A. Pháp B. Trung Quốc C. Nhật Bản D. Liên Xô

Đáp án: A

Giải thích: Mục 2 (phần III) Trang 152 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 20. Trong hành trình tìm đường cứu nước, nhận thức đầu tiên của Nguyễn Tất Thành, khác với các nhà yêu nước đi trước là

A. Cần phải đoàn kết các lực lượng dân tộc để đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược

B. Ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức bóc lột dã man

C. Cần phải đoàn kết với các dân tộc bị áp bức để đấu tranh giành độc lập

D. Cần phải đoàn kết với nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh giành độc lập

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2 (phần III) Trang 152 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 21. Những hoạt động yêu nước đầu tiên của Nguyễn Tất Thành ở Pháp có tác dụng gì?

A. Là cơ sở tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga

B. Làm chuyển biến mạnh mẽ tư tưởng của Người

C. Tuyên truyền và khích lệ tinh thần yêu nước của Việt kiều ở Pháp

D. Là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam

Đáp án: D

Giải thích: Mục 2 (phần III) Trang 153 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 22. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp củng cố hệ thống quan lại ở nơi đâu trên đất nước Việt Nam?

A. Nam triều. B. Bắc Kì. C. Trung Kì. D. Nam triều.

Đáp án: B

Câu 23. Với chính sách cai trị theo kiểu thực dân cũ của Pháp thì mọi quyền hành ở Việt Nam tập trung trong tay

A. Thống sứ người Pháp.

B. Vua quan Nam triều.

C. Chính phủ Pháp.

D. Thống sứ người Pháp và chính quyền Nam triều.

Đáp án: A

Câu 24. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã mở rộng thương thuyết với chính phủ nước nào để phối hợp đàn áp cách mạng Việt Nam?

A. Chính phủ nước Anh.

B. Chính phủ nước Mĩ.

C. Chính phủ nước Trung Quốc.

D. Chính phủ nước Thái Lan.

Đáp án: C

Câu 25. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, Toàn quyền Đông Dương tuyên bố điều gì trên lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam?

A. Việt Nam phải có nghĩa vụ nộp hết ruộng đất cho địa chủ người Pháp.

B. Việt Nam phải có nghĩa vụ đóng góp sức người, sức của cho “nước mẹ tham chiến”.

C. Việt Nam phải chi phí cho chiến trường nước Pháp trong lúc có chiến tranh.

D. Tất cả các tuyên bố trên.

Đáp án: B

Câu 26. Chính quyền thực dân đã cố gắng khôi phục, duy trì và mở rộng cơ sở công nghiệp ở Việt Nam để

A. Thu được nhiều lợi nhuận phục vụ cho chiến tranh.

B. Bù đắp cho công nghiệp chính quốc.

C. Có cơ sở đầu tư ngày càng nhiều vào Việt Nam.

D. Khai thác tối đa tài nguyên, thiên nhiên ở Việt Nam.

Đáp án: B

Câu 27. Chính quyền thực dân đã chú trọng phục hồi các ngành công nghiệp nào ở Việt Nam?

A. Công nghiệp nặng.

B. Công nghiệp nhẹ.

C. Công nghiệp phục vụ chiến tranh.

D. Công nghiệp khai khoáng.

Đáp án: C

Câu 28. Do đâu các cơ sở sản xuất, buôn bán, giao thông vận tải của người Việt Nam được củng cố, mở rộng và xuất hiện nhiều cơ sở mới?

A. Do Chiến tranh thế giới thứ nhất làm cho hàng hóa từ Pháp chở sang Việt Nam giảm sút.

B. Do Việt Nam có điều kiện phát triển các ngành nghề trên.

C. Do thực dân Pháp không vận chuyển hàng hóa từ chính quốc sang Việt Nam.

D. Do Việt Nam có thị trường rộng lớn.

Đáp án: A

Câu 29. Vì sao trong Chiến tranh thế giới thứ nhất sức sản xuất của nông dân ở nông thôn Việt Nam bị giảm sút?

A. Do thực dân Pháp bóc lột nặng nề, nạn đói thường xuyên xảy ra.

B. Do nông dân bị đói khổ, không còn sức sản xuất.

C. Do nông dân bị tước đoạt ruộng đất nên không có đất để sản xuất.

D. Do thực dân Pháp bắt nông dân đi lính đánh thuê cho chúng.

Đáp án: D

Câu 30. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào ở Việt Nam tăng nhanh về số lượng?

A. Giai cấp công nhân.

B. Giai cấp nông dân.

C. Giai cấp tư sản dân tộc.

D. Tầng lớp tiểu tư sản.

Đáp án: A

Câu 31. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam như thế nào?

A. Bị thực dân chèn ép nên không phát triển nổi.

B. Có điều kiện phát triển cả về số lượng và thế lực kinh tế.

C. Bị phá sản vì không cạnh tranh nổi với tư sản mại bản.

D. Bị thực dân Pháp và phong kiến kìm hãm nên không phát triển.

Đáp án: B

Câu 32. Các tầng lớp tiểu tư sản thành thị ở Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm những thành phần

A. Tiểu chủ, tiểu thương, tiểu nông.

B. Học sinh, sinh viên, dân nghèo.

C. Tiểu chủ, tiểu thương, công chức, học sinh, sinh viên.

D. Trí thức, tiểu thương, tiểu công, tiểu nông, thợ thủ công.

Đáp án: C

Câu 33. Tên tuổi của Bạch Thái Bưởi gắn liền với giai tầng trong xã hội Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Giai cấp nông dân.

B. Giai cấp công nhân.

C. Tầng lớp tư sản dân tộc.

D. Tầng lớp tiểu tư sản thành thị.

Đáp án: C

Câu 34. Tổ chức Việt Nam Quang phục hội mở hoạt động trở lại khi

A. Phan Bội Châu bị bắt.

B. Phan Bội Châu bị giam lỏng ở Huế.

C. ChIến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

D. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

Đáp án: C

Câu 35. Trong kế hoạch hành động của mình, Việt Nam Quang phục hội liên kết với thành phần nào để đánh úp thành Hà Nội?

A. Với công nhân ở Hà Nội.

B. Với nông dân ở Hà Nội, Thái Nguyên.

C. Với binh lính người Việt ở Hà Nội.

D. Với đông học sinh, sinh viên ở Hà Nội.

Đáp án: C

Câu 36. Khởi nghĩa Thái Nguyên tan rã vào thời gian

A. Ngày 31-8-1917.

B. Ngày 11-1-1918.

C. Ngày 31-1-1918.

D. Ngày 13-1-1918.

Đáp án: B

Câu 37. Năm 1915, Việt Nam Quang phục hội phối hợp với tù nhân ở đâu tiến hành khởi nghĩa?

A. Tù nhân ở Phú Thọ.

B. Tù nhân ở Lục Giang (Bắc Giang).

C. Tù nhân ở Hà Nội.

D. Tù nhân ở Lao Bảo (Quảng Trị).

Đáp án: D

Câu 38. Lợi dụng sự phản ứng của binh lính người Việt và nhân dân ở các địa phương nào mà Thái Phiên và Trần Cao Vân đã vận động họ tiến hành khởi nghĩa?

A. Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên.

B. Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế.

C. Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

D. Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.

Đáp án: B

Câu 39. Lực lượng chủ yếu của Việt Nam Quang phục hội trong những năm đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất là lực lượng

A. Công nhân, nông dân, thợ thủ công.

B. Công nhân và viên chức hỏa xa trên tuyến đường sắt Hà Nội - Vân Nam.

C. Công nhân và binh lính người Việt trong quân đội Pháp.

D. Tất cả các lực lượng trên.

Đáp án: B

Câu 40. Việt Nam Quang phục hội chuyển hướng về hoạt động trong nước khi nào?

A. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

B. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bước vào giai đoạn quyết liệt.

C. Khi Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

D. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

Đáp án: A

Câu 41. Vì sao khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân không thành?

A. Vì bị thực dân Pháp đàn áp ngay từ lúc khởi nghĩa chưa bùng nổ.

B. Vì kế hoạch khởi nghĩa bị lộ.

C. Vì số lượng người tham gia khởi nghĩa quá ít không thể tiến hành được.

D. Vì Thái Phiên và Trần Cao Vân mời vua Duy Tân tham gia khởi nghĩa.

Đáp án: B

Câu 42. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của binh lính ở Thái Nguyên năm 1917 là

A. Thái Phiên và Trịnh Văn cấn.

B. Trịnh Văn Cấn và Lương Ngọc Quyến.

C. Trần Cao Vân và Lương Ngọc Quyến.

D. Trịnh Văn Cấn và vua Duy Tân.

Đáp án: B

Câu 43. Âm mưu “dùng người Việt trị người Việt ” của thực dân Pháp bị giáng một đòn nặng nề bởi các sự kiện nào ở Việt Nam trong những năm 1908 đến 1917?

A. Khởi nghĩa của binh lính Hà Nội, binh lính Huế và binh lính Thái Nguyên.

B. Khởi nghĩa của binh lính Hà Nội, binh lính miền Trung và binh lính Thái Nguyên.

C. Khởi nghĩa của binh lính Hà Nội, binh lính miền Nam và binh lính Thái Nguyên.

D. Khởi nghĩa của binh lính Hà Nội, binh lính Quảng Nam và binh lính Thái Nguyên.

Đáp án: B

Câu 44. Trong các cuộc khởi nghĩa vũ trang của đồng bào dân tộc thiểu số chống thực dân Pháp, cuộc khởi nghĩa của người Thái ở Tây Bắc diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Từ năm 1914 đến năm 1916.

B. Từ năm 1916 đến năm 1918.

C. Từ năm 1918 đến năm 1922.

D. Từ năm 1917 đến năm 1918.

Đáp án: A

Câu 45. Từ năm 1912 đến năm 1935 diễn ra cuộc nổi dậy của đồng bào dân tộc nào, ở đâu?

A. Đồng bào Thái, ở Tây Bắc.

B. Đồng bào Mông ở Lai Châu.

C. Đồng bào Nùng ở Quảng Bình.

D. Đồng bào Mơ-nông ở Tây Nguyên.

Đáp án: B

Câu 46: Để phục vụ cho cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách gì ở Đông Dương?

A. Khuyến khích nhân dân ta tích cực sản xuất nông nghiệp để tăng nguồn lương thực

B. Tăng cường đầu tư sản xuất công nghiệp

C. Tăng thuế để tăng nguồn thu ngân sách

D. Bắt dân thuộc địa đóng nhiều thứ thuế, mua công trái, đưa lương thực, nông sản, kim loại sang Pháp

Đáp án: D

Câu 47: Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra đã có tác động như thế nào đến việc trao đổi hàng hóa giữa Pháp với Đông Dương?

A. Hàng hóa nhập khẩu từ Pháp sang Đông Dương giảm

B. Hàng hóa nhập khẩu từ Pháp sang Đông Dương tăng lên

C. Hàng hóa xuất khẩu từ Đông Dương sang Pháp giảm

D. Hàng hóa xuất khẩu từ Đông Dương sang Pháp tăng lên

Đáp án: A

Câu 48: Cơ sở nào đã dẫn đến sự phân hóa xã hội Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Chính sách về kinh tế, văn hóa của Pháp ở Việt Nam

B. Những biến động về xã hội ở Việt Nam

C. Chính sách thống trị của Pháp và những biến động về kinh tế ở Việt Nam

D. Pháp là một bên tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ nhất

Đáp án: C

Câu 49: Vì sao nông dân Việt Nam ngày càng bần cùng trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Pháp chuyển sang độc canh cây công nghiệp phục vụ chiến tranh

B. Pháp không quan tâm phát triển nông nghiệp

C. Nạn bắt lính đưa sang chiến trường châu Âu, nạn chiếm đoạt ruộng đất, sưu cao thuế nặng

D. Hạn hán, lũ lụt diễn ra thường xuyên

Đáp án: C

Như vậy VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Trắc nghiệm môn Sử lớp 11 bài 24: Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918). Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc mời các bạn học sinh tham khảo Trắc nghiệm Sử 11, Giải bài tập Lịch Sử 11, Giải Vở BT Lịch Sử 11, Giải tập bản đồ Lịch Sử 11, Tài liệu học tập lớp 11 mà chúng tôi tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Sử 11

    Xem thêm