8 đề ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2019 - 2020
8 đề ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2019 - 2020 bao gồm các dạng bài tập trọng tâm, chi tiết cho các em học sinh tham khảo ôn tập, củng cố chuẩn bị cho bài thi giữa học kì 1 lớp 3 đạt kết quả cao. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo cho các thầy cô khi ra đề cho các em học sinh. Mời các thầy cô tham khảo.
8 đề ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2019 - 2020
- Đề ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 1
- Đề ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 2
- Đề ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 3
- Đề ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 4
- Đề ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 5
- Đề ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 6
- Đề ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 7
- Đề ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 8
Đề ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 1
ĐỀ 1 | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 3 Thời gian: 40 phút |
I/ KIỂM TRA ĐỌC (10đ):
A/ Đọc hiểu:
Mùa hoa sấu
Vào những ngày cuối xuân, đầu hạ, khi nhiều loài cây đã khoác màu áo mới thì cây sấu mới bắt đầu chuyển mình thay lá. Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm. Nó quay tròn trước mặt, đậu lên đầu, lên vai ta rồi mới bay đi. Nhưng ít ai nắm được một chiếc lá đang rơi như vậy.
Từ những cành sấu non bật ra những chùm hao trắng muốt, nhỏ như những chiếc chuông tí hon. Hoa sấu thơm nhẹ. Vị hoa chua chua thấm vào đầu lưỡi, tưởng như vị nắng non của mùa hè mới đến vừa đọng lại.
Băng Sơn
A. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây:
1. Cuối xuân, đầu hạ, cây sấu như thế nào?
a) Cây sấu ra hoa.
b) Cây sấu thay lá.
c) Cây sấu thay lá và ra hoa.
2. Hình dạng hoa sấu như thế nào?
a) Hoa sấu nhỏ li ti.
b) Hoa sấu trông như những chiếc chuông nhỏ xíu.
c) Hoa sấu thơm nhẹ.
3. Mùi vị hoa sấu như thế nào?
a) Hoa sấu thơm nhẹ, có vị chua.
b) Hoa sấu hăng hắc.
c) Hoa sấu nở từng chùm trắng muốt.
4. Bài đọc trên có mấy hình ảnh so sánh?
a) 1 hình ảnh.
b) 2 hình ảnh.
c) 3 hình ảnh.
B/ Đọc thành tiếng
1. Học sinh bốc thăm đọc 1 đoạn văn 55 tiếng trong các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 8.
2. Tập làm văn:
Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.
Đề ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 2
A. KIỂM TRA ĐỌC: (10đ)
1. Đọc thành tiếng: (6đ)
2. Đọc thầm: (4đ)
GV cho HS đọc thầm bài “Trận bóng dưới lòng đường” SGK Tiếng việt 3 tập 1 (trang 54, 55) và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Các bạn nhỏ chơi đá bóng ở đâu?
a. Trên vỉa hè.
b. Dưới lòng đường.
c. Trong công viên.
d. Câu a và c đúng.
Câu 2: Vì sao trận đấu phải tạm dừng lần đầu?
a. Vì sắp chút nữa cậu bé đã tông vào xe gắn máy.
b. Bác đi xe nổi giận làm cả bọn chạy toán loạn.
c. Câu a, b đúng.
Câu 3: Chuyện gì khiến trận đấu phải dừng hẳn?
................................................................................................
Câu 4: Câu văn sau đây thuộc loại mẫu câu nào?
Các bạn nhỏ đang chơi đá bóng dưới lòng đường.
a. Ai là gì?
b. Ai làm gì?
c. Ai như thế nào?
B. KIỂM TRA VIẾT: (10đ)
1. Chính tả: (5đ)
GV đọc cho HS viết bài chính tả “Ai có lỗi” từ “Cơn giận lắng xuống ... can đảm” SGK Tiếng việt 3 tập 1 (trang 12, 13).
II. Tập làm văn:
Tả cảnh quê hương nơi em đang sống. Viết khoảng 5 - 7 câu
Đề ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 3
A. Kiểm tra đọc (10 điểm)
*Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm)
Đọc thầm bài “Các em nhỏ và cụ già” SGK Tiếng Việt 3 tập 1 trang 63 và làm các bài tập bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho các câu hỏi 1, 2, 3 và 4.
Câu 1: Tâm trạng của ông cụ như thế nào?
a. Ông đang rất buồn.
b. Ông đang rất vui.
c. Ông đã hết buồn và chợt vui.
Câu 2: Ông cụ định đi đâu?
a. Ông cụ đi về nhà.
b. Ông cụ đi đến bệnh viện.
c. Ông cụ đi đến chợ.
Câu 3: Vì sao sau khi trò chuyện với các em nhỏ, ông cụ thấy lòng mình nhẹ hơn?
a. Ông thấy cô đơn.
b. Ông thấy buồn chán.
c. Ông thấy được an ủi.
Câu 4: Trong câu “Ông đang rất buồn”, bộ phận được gạch dưới trả lời cho câu hỏi nào?
a. Làm gì?
b. Là gì?
c. Ai?
B. Kiểm tra viết (10 đ)
1/ Chính tả (5 đ)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Bài tập làm văn” SGK Tiếng Việt 3 tập 1 trang 48.
2/ Tập làm văn (5 điểm )
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn từ 4 đến 5 câu để kể về gia đình, dựa vào các câu gợi ý sau:
- Gia đình em có bao nhiêu người?
- Bố mẹ em làm nghề gì?
- Tính tình của bố mẹ em như thế nào?
- Cảm giác của em khi sống trong gia đình thấy thế nào?
Đề ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 4
A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
1. Đọc thầm: (4 điểm)
GV cho HS đọc thầm bài “Người lính dũng cảm” SGK Tiếng việt 3 tập 1 (trang 38, 39) và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Các bạn nhỏ trong chuyện chơi trò chơi gì?
a. Kéo co.
b. Trốn tìm.
c. Đánh trận giả.
Câu 2: Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào?
a. Chú lính sợ làm đổ hàng rào vườn trường.
b. Chú sợ các bạn phát hiện được mình.
c. Chú muốn tìm một vật gì đó.
Câu 3: Việc leo rào của các bạn đã gây hậu quả gì?
a. Bị bác bảo vệ phạt.
b. Một bạn nhỏ bị thương ở chân.
c. Hàng rào đổ, tướng sĩ ngã đè lên luống hoa mười giờ, hàng rào đè lên chú lính nhỏ.
Câu 4: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm?
Chú lính nhỏ là người lính dũng cảm.
..............................................................................................
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Chính tả: (5 điểm)
GV đọc cho HS viết bài chính tả “Cô giáo tí hon” từ “Bé treo nón ... đánh vần theo” SGK Tiếng việt 3 tập 1 (trang 17, 18).
2. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) về gia đình em. Dựa vào các gợi ý sau:
- Gia đình em gồm mấy người? Đó là những ai?
- Những người trong gia đình làm công việc gì?
- Tính tình mỗi người như thế nào?
- Những người trong gia đình yêu thương em như thế nào?
- Em yêu quý những người trong gia đình em như thế nào?
Đề ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 5
A / KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I/ Đọc thành tiếng (6 điểm)
II/ Đọc thầm (4 điểm)
Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài tập đọc “Người mẹ” SGK Tiếng Việt 3, Tập 1 trang 29,30 và làm bài tập
Khoanh tròn trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi 1, 2, 3 dưới đây:
Câu 1/ Ai là người đã bắt con của bà mẹ?
a. Thần Đêm Tối
b.. Thần Chết
c. Một cụ già
Câu 2/ Bà mẹ đã gặp những vật gì trên đường đi tìm đứa con?
a. Bụi gai
b. Hồ nước
c. Cả a và b
Câu 3/ Khi thấy bà mẹ Thần Chết đã có thái độ như thế nào?
a. Thờ ơ
b. Ngạc nhiên
c. Vui vẻ
Câu 4/ Em hãy gạch chân hình ảnh so sánh trong những câu sau:
a. Thần Chết chạy nhanh hơn gió
b. Tuấn khỏe hơn Thanh
B/ KIỂM TRA VIẾT: ( 10 điểm)
1/. Chính tả nghe - viết ( 5 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Bài tập làm văn” SGK Tiếng Việt 3, tập 1 trang 46 ( viết từ “Có lần, ……đến Đôi khi, em giặt khăn mùi soa”).
2/.Tập làm văn (5 điểm )
Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại buổi đầu em đi học.
Gợi ý:
- Buổi đầu đi học của em vào buổi nào (buổi sáng hay buổi trưa)?
- Ai là người đã chuẩn bị (sách, vở, bút, thước,…) cho em?
- Ai là người đưa em đến trường?
- Lần đầu tiên đến trường em cảm thấy như thế nào?
- Em có cảm nghỉ gì khi về nhà?
Đề ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 6
I/ KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
* Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm)
Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài "Người mẹ" (SGK Tiếng Việt 3 - tập I, trang 29,30), khoanh tròn trước ý đúng cho các câu hỏi 1,2,4 và làm bài tập 3:
Câu 1: Thần Chết đã bắt mất con của bà mẹ lúc nào?
a. Lúc bà mẹ chạy ra ngoài.
b. Lúc bà vừa thiếp đi một lúc.
c. Lúc bà đang thức trông con.
Câu 2: Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà?
a. Ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm cho nó.
b. Giũ sạch băng tuyết bám đầy bụi gai.
c. Chăm sóc bụi gai hằng ngày.
Câu 3: Viết lại hình ảnh so sánh và từ so sánh trong các câu thơ sau:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.”
- Hình ảnh so sánh:
- Từ so sánh:
Câu 4: Câu nào sau đây được cấu tạo theo mẫu câu “Ai là gì?”
a. Người mẹ không sợ Thần Chết.
b. Người mẹ có thể hi sinh tất cả vì con.
c. Người mẹ là người rất dũng cảm.
II/ KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Viết chính tả: (5 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Nhớ lại buổi đầu đi học” SGK Tiếng Việt 3 - tập 1, trang 51 và 52 đoạn: “Cũng như tôi…đến hết”.
2. Tập làm văn: (5 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về một người hàng xóm mà em quý mến theo gợi ý:
- Người đó tên là gì, bao nhiêu tuổi?
- Người đó làm nghề gì?
- Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào?
- Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thế nào?
Đề ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 7
ĐỀ 7 | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 3 Thời gian: 40 phút |
A. KIỂM TRA ĐỌC:
I . Đọc thành tiếng: Bốc thăm chọn các bài Tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8 cho HS đọc và trả lời câu hỏi
II . Đọc hiểu : Học sinh đọc thầm bài: Các em nhỏ và cụ già (Trang 62 và 63 Tiếng Việt 3 tập 1) rồi khoanh tròn vào chữ có ý trả lời đúng:
1/ Vì sao các bạn nhỏ lại quan tâm đến ông cụ như vậy?
a/ Vì các bạn nhỏ muốn biết ông cụ là ai? Ở đâu?
b/ Vì các bạn nhỏ tò mò, nghịch ngợm
c/ Vì các bạn nhỏ là những đứa trẻ ngoan muốn giúp ông cụ.
2/ Ông cụ gặp chuyện gì buồn?
a/ Cụ bà (vợ ông cụ) bị ốm nặng đang nằm trong bệnh viện rất khó qua khỏi?
b/ Ông cụ bị ốm nặng đang chờ đi bệnh viện.
c/Ông cụ bị mất nhiều đồ đạc.
3/ Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ ông cụ thấy lòng nhẹ hơn?
a. Ông thấy được an ủi, nỗi buồn được chia sẻ.
b. Ông cảm động trước tấm lòng của các bạn nhỏ và cảm thấy đỡ cô đơn .
c. Cả câu a và b
4/ Thêm dấu phẩy vào câu sau:
Bà ngoại dẫn em đi mua cặp mua bút .
B. KIỂM TRA VIẾT
1. Chính tả: (5 điểm)
Nghe và viết : Nhớ lại buổi đầu đi học (Từ Cũng như tôi..........đến hết ) ( Trang 51 tiếng Việt 3 tập 1)
2. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) nói về một người thân mà em quý mến.
Đề ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 8
ĐỀ 8 | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 3 Thời gian: 40 phút |
A. KIỂM TRA ĐỌC
I . Đọc thành tiếng: Bốc thăm chọn các bài Tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8 cho HS đọc.
1. Đọc hiểu:
Đọc bài: “Người lính dũng cảm” sách TV3, tập 1, trang 38, 39 và trả lời câu hỏi bằng cách đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng.
1. Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào?
a) “Chú lính nhỏ” quá bé so với các bạn nên không dám leo lên hàng rào.
b) “Chú lính nhỏ” chui ở vị trí đó cho nhanh.
c) “Chú lính nhỏ” sợ đổ hàng rào của trường.
2. Vì sao chú lính nhỏ “run lên” khi thầy giáo hỏi: “Hôm qua em nào phá đổ hàng rào, làm giập hoa trong vườn trường?”
a) Vì chú sợ bị thầy phạt.
b) Vì chú suy nghĩ rất căng thẳng: nhận hay không nhận lỗi.
c) Vì chú sợ một cú véo của bạn.
3. Trong câu “ Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp nhiều chiếc lá nghịch ngợm.”, em có thể thay từ “ nghịch ngợm” bằng từ nào?
a) tinh nghịch
b) bướng bỉnh
c) dại dột
4. Ai là người dũng cảm nhất trong câu chuyện này? Vì sao?
B. KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả - (nghe - viết):
Bài viết: “Gió heo may” (Tiếng việt lớp 3 tập 1 trang 70)
II Tập làm văn: (5 điểm)
Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.
Ngoài 8 đề ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2019 - 2020, các em học sinh có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 3, đề thi học kì 2 lớp 3 đầy đủ, chuẩn bị cho các bài thi môn Toán lớp 3 cùng môn Tiếng Việt lớp 3 đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.