Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý 12 bài 25

Trắc nghiệm Vật lý 12

Nhằm hỗ trợ thầy cô cùng các em trong quá trình học tập môn Lý 12 VnDoc xin giới thiệu bài Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý 12 bài 25 là tài liệu tham khảo hữu ích, bao gồm cả câu hỏi lý thuyết cùng nhiều dạng bài tập Vật lý khác nhau.

Trắc nghiệm Vật lý 12 bài 25: Giao thoa ánh sáng

Câu 1: Một khe hẹp F phát ánh sáng đơn sắc bước sóng λ = 600 nm chiếu sáng hai khe song song với F và cách nhau 1m. Vân giao thoa được quan sát trên một màn M song song với màn phẳng chứa F1, F2 và cách nó 3m. Tại vị trí cách vân trung tâm 6,3m có

A. Vân tối thứ 4

B. Vân sáng bậc 4

C. Vân tối thứ 3

D. Vân sáng bậc 3

Câu 2: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Y - âng, người ta chiếu sáng 2 khe bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,5 µm, khoảng cách giữa 2 khe là 2 mm. Khoảng cách từ 2 khe tới màn là 1m. Xác định khoảng cách giữa vân sáng bậc 4 và vân tối thứ 4 ở cùng một phía so với vân trung tâm?

A. 1 mm

B. 0,125mm

C. 0,5mm

D. 0,25mm

Câu 3: Trong thí nghiệm Y - âng về giao thoa ánh sáng, các khe S1, S2 cách nhau 1mm được chiếu sáng bởi ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,5µm. Biết khoảng cách từ mặt phẳng hai khe S1, S2 đến màn là 3m. Hỏi tại vị trí cách vân sáng trung tâm 5,25 mm là vân tối thứ mấy?

A. Vân tối thứ 4.

B. Vân tối thứ 5.

C. Vân tối thứ 6.

D. Vân tối thứ 7.

Câu 4: Trong thí nghiệm Y - âng về giao thoa ánh sáng, các khe S1, S2 cách nhau 1mm được chiếu sáng bởi ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,76µm. Biết khoảng cách từ mặt phẳng hai khe S1, S2 đến màn là 3m. Hỏi tại vị trí cách vân sáng trung tâm 4,56mm là vân sáng thứ mấy?

A. Vân sáng bậc 2.

B. Vân sáng bậc 3.

C. Vân sáng bậc 4.

D. Vân sáng bậc 5.

Câu 5: Trong một thí nghiệm về Giao thoa anhs sáng bằng khe Y- âng với ánh sáng đơn sắc λ = 0,7μm, khoảng cách giữa 2 khe S1, S2 là a = 0,35 mm, khoảng cách từ 2 khe đến màn quan sát là D = 1m, bề rộng của vùng có giao thoa là 13,5 mm. Số vân sáng, vân tối quan sát được trên màn là:

A. 7 vân sáng, 6 vân tối

B. 6 vân sáng, 7 vân tối

C. 6 vân sáng, 6 vân tối

D. 7 vân sáng, 7 vân tối

Câu 6: Ứng dụng của hiện tượng giao thoa ánh sáng để đo

A. Tần số ánh sáng

B. Bước sóng của ánh sáng

C. Chiết suất của môi trường

D. Vận tốc của ánh sáng

Câu 7: Thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của Niu-tơn nhằm chứng minh:

A. Sự tồn tại của ánh sáng đơn sắc.

B. Lăng kính không làm thay đổi màu sắc của ánh sáng qua nó.

C. Ánh sáng Mặt Trời không phải là ánh sáng đơn sắc.

D. Ánh sáng có bất kì màu gì khi qua lăng kính cũng bị lệch về phía đáy.

Câu 8: Trong thí nghiệm Y-âng, nguồn S phát bức xạ đơn sắc λ, màn quan sát cách mặt phẳng hai khe một khoảng không đổi D, khoảng cách giữa hai khe S1S2 = a có thể thay đổi (nhưng S1, S2 luôn cách đều S). Xét điểm M trên màn, lúc đầu là vân sáng bậc 4, nếu lần lượt giảm hoặc tăng khoảng cách S1S2 một lượng Δa thì tại đó là vân sáng bậc k và bậc 3k. Nếu tăng khoảng cách S1S2 thêm 2Δa thì tại M là:

A. Vân sáng bậc 7

B. Vân sáng bậc 9

C. Vân tối thứ 9

D. Vân sáng bậc 8

Câu 9: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là a = 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là D = 1,5 m. Nguồn sáng đơn sắc có bước sóng l = 0,6 mm. Xét trên khoảng MN trên màn, với MO = 5 mm, ON = 10 mm, (O là vị trí vân sáng trung tâm). Hỏi trên MN có bao nhiêu vân sáng, bao nhiêu vân tối?

A. 34 vân sáng 33 vân tối

B. 33 vân sáng 34 vân tối

C. 22 vân sáng 11 vân tối

D. 11 vân sáng 22 vân tối

Câu 10: Trong thí nghiệm Y - âng về giao thoa ánh sáng. Chiếu hai khe ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,6μm thì trên màn quan sát, ta thấy có 6 vân sáng liên tiếp cách nhau 9mm. Nếu chiếu hai khe đồng thời hai bức xạ λ1 và λ2 thì người ta thấy tại M cách vân trung tâm 10,8mm vân có màu giống vân trung tâm, trong khoảng giữa M và vân sáng trung tâm còn có 2 vị trí vân sáng giống màu vân trung tâm. Bước sóng của bức xạ λ2

A. 0,4 μm.

B. 0,38 μm.

C. 0,65 μm.

D. 0,76 μm.

Câu 11: Tại hai điểm A và B trên mặt chất lỏng cách nhau 10 cm có hai nguồn phát sóng kết hợp dao động theo phương trình u1 = acos(10πt), u2 = bcos(10πt + π). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng 20 (cm/s). Tìm số cực tiểu trên đoạn AB.

A. 5

B. 6

C. 4

D. 3

Câu 12: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng. Nguồn phát ánh sáng trắng (0,38 μm ≤λl≤ 0.76 μm). Trên đoạn thẳng MN thuộc màn quan sát vuông góc với các vạch sáng (M nằm ở vân sáng bậc 2 màu tím, N nằm ở vân sáng bậc 3 màu tím) có bao nhiêu điểm tại đó có 2 bức xạ cho vân sáng trùng nhau?

A. Không có điểm nào.

B. Có vô số điểm.

C. Có 2 điểm.

D. Có 3 điểm.

Câu 13: Tại hai điểm A và B trên mặt nước cách nhau 16 cm có hai nguồn phát sóng kết hợp dao động theo phương trình u1 = acos(30πt), u2 = bcos(30πt + π/2). Tốc độ truyền sóng trên mặt nước 30 (cm/s). Gọi E, F là hai điểm trên đoạn AB sao cho AE = FB = 2 cm. Tìm số cực tiểu trên đoạn EF.

A. 10

B. 11

C. 12

D. 13

Câu 14: Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 20 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = 2cos40πt và uB = 2cos(40πt + π) ( uA và uB tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30 cm/s. Xét hình vuông AMNB thuộc mặt thoáng chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn BM là

A. 19.

B. 17

C. 20

D. 18

Câu 15: Thực hiện giao sóng cơ trên mạch nước với hai nguồn S1, S2 cánh nhau 12 cm, biết bước sóng của sóng trên mặt nước là λ = 3cm. Trên đường trung trực của hai nguồn có 1 điểm M, M cách trung điểm I của hai nguồn 8cm. Hỏi trên MI có bao nhiêu nhiêu điểm dao động cùng pha với 2 nguồn?

A. 4 điểm

B. 2 điểm

C. 6 điểm

D. 3 điểm

Đáp án Bài tập trắc nghiệm Vật lý 12

Câu123456789101112131415
Đáp ánABAAABBDAAACCAB
Đánh giá bài viết
1 575
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Vật lí 12

    Xem thêm