Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2019 - 2020 - Đề 3

Đề thi Ngữ văn 7 học kì 2 năm học 2019 - 2020

Để chuẩn bị cho kì thi học kì 2 lớp 7 sắp tới, mời các em tham khảo Đề ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2019 - 2020 - Đề số 3 do VnDoc sưu tầm và đăng tải sau đây. Đây là tài liệu hay cho các em học sinh tham khảo và luyện tập, chuẩn bị cho bài thi chính thức sắp tới đạt kết quả cao.

Nhằm giúp các em học sinh lớp 7 có tài liệu ôn thi học kì 2 cũng như các thầy cô giáo có tư liệu tham khảo ra đề, VnDoc giới thiệu Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 với đầy đủ các môn cho các em ôn tập và làm quen với nhiều dạng đề khác nhau.

ĐỀ ÔN THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2019 – 2020 (Đề số 3)

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)

Hãy ghi X vào ô trống trước phương án đúng nhất trong các câu từ câu 1 đến câu 5:

Câu 1: Dấu gạch ngang trong câu văn sau có tác dụng gì?

Ninh Thuận - vùng đất duyên hải quanh năm nắng gió - là nơi có nhiều khu vực làm muối nổi tiếng bậc nhất của cả nước như Cà Ná, Đầm Vua.(Theo Tạp chí Du lịch)

A. Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp.

B. Dùng để đánh dấu bộ phận giải thích trong câu.

C. Dùng để biểu thị sự liệt kê.

D. Dùng để nối các từ nằm trong một liên danh.

Câu 2: Gạch dưới từ ngữ sử dụng phép liệt kê trong câu văn sau và cho biết nó thuộc kiểu liệt kê nào? “Thằng bé con anh Chẩn ho rũ rượi, ho như xé phổi, ho không còn khỏe đươc nữa.” (Nam Cao)

A. Theo từng cặp

B. Không theo từng cặp

C. Tăng tiến

D. Không tăng tiến

Câu 3: Từ nội dung của vở chèo “Quan âm Thị Kính”, thành ngữ "Oan Thị Kính" dùng để nói về điều gì?

A. những nỗi oan ức quá mức và không thể nào giãi bày được, cũng không được cảm thông.

B. mối quan hệ không tốt đẹp giữa mẹ chồng-nàng dâu.

C. Bản chất xã hội phong kiến.

D. nỗi lòng oan ức của người phụ nữ.

Câu 4: Câu văn sau có 2 cụm C – V mở rộng câu, 2 cụm C – V đều có chức năng gì trong câu? “Thật đáng tiếc khi chúng ta // thấy những tục lệ tốt đẹp ấy/ mất dần những thức quý của đất mình/ thay dần bằng những thức bóng bảy hào nháng và thô lệch bắt chước người nước ngoài.” (Theo Thạch Lam)

A. Làm phụ ngữ cho động từ

B. Làm trạng ngữ

C. Làm vị ngữ

D. Làm chủ ngữ

Câu 5: Gạch dưới trạng ngữ trong câu sau và cho biết công dụng của nó? “Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước vả suýt chết đuối phải không ? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không ?”

A. Trạng ngữ chỉ thời gian

B.Trạng ngữ chỉ phương tiện

C.Trạng ngữ chỉ nơi chốn

D.Trạng ngữ chỉ cách thức

Câu 6: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu bị động?

A. Ngôi nhà xây lại từ năm ngoái.

B. Ngôi nhà này được ba mẹ tôi xây lại từ năm ngoái.

C. Nam bị thầy cho điểm kém vì không học bài.

D. Kết quả thi đấu: tôi được huy chương vàng.

Câu 7: Những yếu tố “Luận điểm, luận cứ” thường có trong thể loại văn bản nào?

A. Truyện ngắn

B. Tự sự

C. Nghị luận

D. Tùy bút

Câu 8: Trong bài ca dao sau, cụm từ nào là thành ngữ ?

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ anh rau muống nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. (Ca dao)

A. nhớ quê nhà

B. cà dầm tương

C. dãi nắng dầm sương

D. tát nước bên đường

PHẦN II. TỰ LUẬN: (8 điểm)

Câu 1. (1 điểm) Xác định câu: ca dao (ghi C), tục ngữ (ghi T), thành ngữ (ghi Th) vào ô trống trước nó:

Th

Một nắng hai sương.

T

Nắng sớm thì đi trồng cà, mưa sớm ở nhà phơi thóc.

C

Chiều chiều ra đứng ngõ sau,

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

T

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

C

Muốn no thì phải chăm làm

Một hột thóc vàng, chín hột mồ hôi.

C

Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Th

Lên thác xuống ghềnh.

T

Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa

Câu 2. (0,5 điểm): Chọn 1 câu ở bài tập 1 để nêu giá trị về nội dung (ý nghĩa của câu: nhắn nhủ hoặc khuyên răn, rút ra kinh nghiệm gì?...) và giá trị nghệ thuật.

Ví dụ: Câu “Lên thác xuống ghềnh”:

- Giá trị về nội dung: nêu lên sự khó khăn, gian khổ, vất vả, hiểm nguy,...

- Giá trị về nghệ thuật: Loại cụm từ cố định (một bộ phận của câu), dùng biện pháp tu từ “hoán dụ” (sự liên tưởng tương đồng).

Câu 3. (1,5 điểm) Nối từ ngữ ở cột A đúng với nội dung ở cột B để phân biệt ca dao, tục ngữ và thành ngữ.

A B

Ca dao

Về hình thức: là những câu nói ngắn gọn

Về hình thức: chỉ là cụm từ cố định (một bộ phận của câu).

Về hình thức: là những lời thơ, dân ca

Về phương thức biểu đạt: Nghị luận (thể hiện: nghĩa đen, nghĩa bóng)

Tục ngữ

Về phương thức biểu đạt: Biểu cảm

Về phương thức biểu đạt: Thường dùng nghệ thuật tu từ ẩn dụ, hoán dụ hoặc so sánh; mang chức năng thẩm mỹ (ngôn ngữ).

Về nội dung: thể hiện tính biểu trưng, khái quát và giàu hình tượng, hiệu quả biểu đạt và biểu cảm rất cao nên nhân dân thường dùng nó xen vào lời ăn tiếng nói.

Thành ngữ

Về nội dung: thể hiện kinh nghiệm của nhân dân lao động về thiên nhiên, lao động sản xuất về con người và xã hội...

Về nội dung: phản ánh nếp sống, phong tục, tập quán truyền thống; phản ánh đời sống tình cảm nhân dân; phản ánh đời sống xã hội cũ, chứa đựng tiếng cười trào phúng, còn phản ánh nhắc đến sự kiện lịch sử để nói lên thái độ, quan điểm nhân dân.

Đáp án:

Đề ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2019 - 2020

Câu 3 (5 điểm): Dựa vào những câu ca dao trong chương trình Ngữ văn 7 và những bài ca dao em biết, hãy chứng minh rằng: “Ca dao là tiếng nói của tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước”.

1. Mở bài (0,75đ)

- Giới thiệu chung về ca dao, dân ca Việt Nam.

- Giới thiệu vấn đề cần chứng minh: “Ca dao là tiếng nói của tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước”.

2. Thân bài (3,5 đ)

∗ Ca dao là gì? Ca dao là tiếng nói tâm tình. Đến với ca dao là đến với tâm hồn Việt Nam, với trái tim Việt Nam. Chính vì thế, ca dao là một trong những thể loại văn học được nhiều người ưa thích nhất, là những bài học quý giá nhất của cuộc sống đã khơi nguồn cảm xúc trong ta, nâng tâm hồn ta bay bổng hơn, đẹp hơn, giúp cho ta sống có nghĩa có tình hơn.

∗ Chứng minh 2 nội dung (nhớ phân tích dẫn chứng để làm rõ vấn đề cần chứng minh):

a) Ca dao là tiếng nói về tình cảm gia đình: Trong kho tàng ca dao của dân tộc chất chứa vô vàn những câu ca nói về các mối quan hệ trong gia đình. Bên cạnh đó, tác giả dân gian cũng ngầm nêu cách sống phù hợp với luân thường đạo lí của dân tộc trong từng mối quan hệ cụ thể.

- Những câu thuộc chủ đề tình cảm gia đình thường là lời ru của mẹ, lời răn dạy của cha mẹ, ông bà đối với con cháu, lời của con cháu nói về cha mẹ, ông bà để bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành, về tình mẫu tử và tình anh em ruột thịt:

+ Tình cảm với ông bà: biết ơn, mong nhớ (Ngó lên nuộc lạt mái nhà/ Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu) → Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việt Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh qua cặp từ hô ứng “bao nhiêu – bấy nhiêu” đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!

+ Tình cảm với cha mẹ: biết ơn công sinh thành dưỡng dục, hiếu thảo… (Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con…hay: Đói lòng ăn đọt chà là/ Để cơm nuôi mẹ mẹ già yếu răng…) → Bài ca dao đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của ông bà, cha mẹ. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên: núi Thái Sơn, nước trong nguồn. Ơn cha to lớn như núi cao còn tình mẹ thương con đong đầy như nước nguồn không bao giờ cạn ... đã gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha, đồng thời nhắn nhủ người làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy.

+ Tình cảm với anh chị em trong gia đình: yêu thương, đùm bọc, che chở (Anh em nào phải người xa/ Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân/ Yêu nhau như thể tay chân/ Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy…) → Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của anh em chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.

- Tình cảm vợ chồng: thủy chung son sắt (Muối ba năm muối đang còn mặn/ Gừng chín tháng gừng hãy còn cay/ Đôi ta nghĩa nặng tình dày/ Có xa nhau cũng ba vạn tám ngàn ngày mới xa Hay: Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan, vợ húp, gật đầu khen ngon…). → Mượn hình ảnh “Muối mặn gừng cay” để nhấn mạnh đạo vợ chồng đậm đà nồng ấm, gắn bó suốt đời, không thể chia cắt hay dù nghèo vợ chồng vẫn yêu thương, đầm ấm bên nhau (râu tôm, ruột bầu là thứ bỏ đi khi nấu ăn).

b) Ca dao là tiếng nói về quê hương sâu nặng:

- Những câu ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người thường gợi nhiều hơn tả, hay nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử, văn hóa của từng địa danh (Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa/ Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh hay Nhà Bè nước chảy chia hai/ Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về….) hay (Ru con con ngủ cho say/ Để mẹ gánh nước rửa bành ông voi/ Muốn coi lên núi mà coi/ Coi Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng.) → Đánh thức tình yêu đất nước qua hình ảnh nhân vật lịch sử “Bà Triệu cưỡi voi ra trân diệt quân Ngô”

- Yêu thương, gắn bó, tự hào về vẻ đẹp quê hương (Đường vô xứ Huế quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ) → Miêu tả sống động đã khắc họa được cảnh đẹp quê hương như một bức tranh thủy mặc.

- Nỗi nhớ khi xa quê (Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh ra muống nhớ cà dầm tương) → Một hạnh phúc bình dị qua một món ăn dân dã mà qua ca dao thành nỗi nhớ quê nhà không nguôi, thành sự thèm khát mong chờ mau trở lại quê hương nơi có người thân sẵn sàng nấu cho ta món ăn yêu thích….

∗ Nghệ thuật được sử dụng trong ca dao: Tự sự, trữ tình, biểu cảm, so sánh, … thường là thể thơ lục bát quen thuộc của dân tộc Việt Nam; phản ánh khắc họa đậm nét đời sống tình cảm nhân dân…

3. Kết bài (0,75đ)

Khái quát ý nghĩa chung của những bài ca dao đã học và khẳng định lại tính đúng đắn của nhận định đã nêu trong đề bài. (Ca dao chính là tiếng nói của tình cảm gia đình, của tình yêu quê hương đất nước, con người mà nhân dân ta hết sức gìn giữ, trân trọng. Không ngạc nhiên khi một câu ca dao nảy sinh từ nghìn xưa mà đến nay ai ai cũng nhớ nằm lòng. Ca dao chính là tiếng lòng thể hiện cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.)

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đề ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2019 - 2020 - Đề 3. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Ngữ Văn 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
19
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức

    Xem thêm