Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 12 trường THPT Hà Huy Tập, Khánh Hòa năm 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 12

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 12 trường THPT Hà Huy Tập, Khánh Hòa năm 2015 - 2016 là đề kiểm tra học kì I lớp 12 môn Vật lý, chương trình cơ bản. Đề thi gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, có đáp án kèm theo, giúp các bạn tự luyện tập và kiểm tra lại kiến thức, phục vụ cho thi học kì 1, ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật lý.

Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 12 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2015 - 2016

SỞ GD VÀ ĐT KHÁNH HÒA
TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Vật lí – Khối 12
Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1: Vật dao động điều hòa có vận tốc bằng không khi vật ở

A. vị trí cân bằng. B. vị trí biên dương.

C. vị trí biên âm. D. hai vị trí biên.

Câu 2: Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = 5cos(2πt) cm, chu kỳ dao động của chất điểm là

A. T = 1 (s). B. T = 2 (s). C. T = 0,5 (s). D. T = 1,5 (s).

Câu 3: Một chất điểm dao động điều hoà trên quỹ đạo MN = 30 cm, biên độ dao động của vật là

A. A = 30 cm. B. A = 15 cm. C. A = – 15 cm. D. A = 7,5 cm.

Câu 4: Con lắc lò xo dao động điều hòa. Khi tăng khối lượng của vật lên 16 lần thì chu kỳ dao động của vật

A. tăng lên 4 lần. B. giảm đi 4 lần. C. tăng lên 8 lần. D. giảm đi 8 lần.

Câu 5: Một con lắc lò xo dao động điều hòa, vật có khối lượng m = 0,2 kg, độ cứng của lò xo k = 50 N/m. Tần số góc của dao động là (lấy π2 = 10)

A. ω = 4 rad/s. B. ω = 0,4 rad/s. C. ω = 25 rad/s. D. ω = 5π rad/s.

Câu 6: Một con lắc đơn có chiều dài l = 1 m. Khi qua lắc nặng m = 0,1 kg, nó dao động với chu kì T = 2s. Nếu treo thêm vào quả lắc một vật nữa nặng 100g thì chu kì dao động sẽ là bao nhiêu?

A.8 s. B. 6 s. C. 4 s. D. 2 s.

Câu 7: Con lắc đơn dao động điều hòa có = 4cm, tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10m/s2. Biết chiều dài của dây là = 1m. Hãy viết phương trình dao động, biết lúc t = 0 vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương?

Đề thi học kỳ 1 môn vật lý lớp 11

Câu 8: Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động

A. với tần số bằng tần số dao động riêng. B. mà không chịu ngoại lực tác dụng.

C. với tần số lớn hơn tần số dao động riêng. D. với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng.

Câu 9: Một vật dao động điều hoà với phương trình x = √2cos(2πt + π/3) (cm) thì chịu tác dụng của ngoại lực F = √2cos(ωt - π/6) (N). Để biên độ dao động là lớn nhất thì tần số của lực cưỡng bức phải bằng

A. 2π Hz . B. 1Hz. C. 2Hz. D. π

Câu 10: Xét dao động tổng hợp của hai dao động có cùng tần số và cùng phương dao động. Biên độ của dao động tổng hợp không phụ thuộc yếu tố nào sau đây?

A. Biên độ của dao động thứ nhất. B. Biên độ của dao động thứ hai.

C. Tần số chung của hai dao động. D. Độ lệch pha của hai dao động.

Câu 11: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình lần lượt là x1 = 3cos(30t) (cm) và x2 = 4cos(30t - π/2) (cm). Biên độ dao động tổng hợp bằng:

A. 2 cm. B. 5 cm. C. 7 cm. D. 10 cm.

Câu 12: Trong dao động điều hoà của một vật thì tập hợp ba đại lượng nào sau đây là không thay đổi theo thời gian?

A. Lực; vận tốc; năng lượng toàn phần. B. Biên độ; tần số góc; gia tốc.

C. Động năng; tần số; lực. D. Biên độ; tần số góc; năng lượng toàn phần.

Câu 13: Một con lắc lò xo được treo thẳng đứng tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Khi vật nhỏ ở vị trí cân bằng, lò xo dãn 9 cm. Kéo vật nhỏ thẳng đứng xuống dưới đến cách vị trí cân bằng 18cm rồi thả nhẹ (không vận tốc ban đầu) để con lắc dao động điều hòa. Lấy π2 = 10. Trong một chu kì, thời gian lò xo bị nén là

A. 0,4s. B. 0,02s. C. 0,2s. D. 0,04s.

Câu 14: Sóng ngang

A. chỉ truyền được trong chất rắn. B. truyền được trong chất rắn và bề mặt chất lỏng.

C. không truyền được trong chất rắn. D. truyền được trong chất rắn, chất lỏng và chất khí.

Câu 15: Đầu A của một dây cao su căng được làm cho dao động theo phương vuông góc với vị trí bình thường có chu kỳ 1,6s. Biết sóng truyền trên sợi dây với vận tốc là 4m/s. Bước sóng là

A. 1m. B. 3,2m. C. 4,6 m. D. 6,4m.

Câu 16: Cho một sóng ngang có phương trình sóng là u = 8cos(20πt - πx/25) mm, trong đó x tính bằng cm, t tính bằng giây. Bước sóng là

A. λ = 25 cm B. λ = 50 cm. C. λ = 25 mm. D. λ = 50 mm.

Câu 17: Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây mà hai đầu được giữ cố định thì bước sóng là:

A. Khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng liên tiếp

B. Độ dài của dây.

C. Hai lần độ dài của dây.

D. Hai lần khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng liên tiếp.

Câu 18: Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động với tần số f. Tại một điểm M cách các nguồn A, B những khoảng d1 = 19cm, d2 = 21cm, sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực không có dãy cực đại khác. Bước sóng là

A. 1cm. B. 2cm. C. 3cm. D. 4cm.

Câu 19: Đại lượng nào không phải là đặc tính sinh lý của âm?

A. Độ to. B. Độ cao. C. Âm sắc. D. Cường độ âm.

Câu 20: Trong bài hát "Tiếng đàn bầu" của nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc, phổ thơ Lữ Giang có những câu "...cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha..." hay "...ôi cung thanh cung trầm, rung lòng người sâu thẳm...". Ở đây "Thanh" và " Trầm" là nói đến đặc điểm nào của âm

A. Độ to của âm. B. Âm sắc của âm. C. Độ cao của âm. D. Năng lượng của âm.

Đáp án đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 12

Đáp án mã đề 121

1

D

9

B

17

D

25

C

33

C

2

A

10

C

18

B

26

B

34

C

3

B

11

B

19

D

27

C

35

D

4

A

12

D

20

C

28

A

36

A

5

D

13

C

21

A

29

A

37

D

6

D

14

B

22

D

30

B

38

A

7

C

15

D

23

D

31

B

39

D

8

A

16

B

24

C

32

C

40

D

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 12

    Xem thêm