Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Sinh học bám sát đề minh họa - Đề 2
Thi THPT Quốc gia 2023
ĐỀ THI THỬ THPT MÔN SINH 2023 PHÁT TRIỂN TỪ ĐỀ MINH HỌA-ĐỀ 2
Câu 81: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.coli, tổng hợp prôtêin ức chế là
vai trò của
A. vùng khởi động. B. gen điều hoà. C. vùng vận hành. D. các gen cấu trúc.
Câu 82:
Thành quả nào sau đây có được ở cây trồng mà
không phải
do công nghệ gen?
A.
Giống lúa "gạo vàng"
B.
Giống bông kháng sâu hại.
C.
Giống lúa lùn năng suất cao IR22.
D.
Giống cà chua để lâu không bị hư hỏng.
Câu 83:
Gen nằm ở vùng không tương đồng trên NST Y chỉ truyền trực tiếp cho
A.
cơ thể dị hợp tử.
B.
giới dị giao tử.
C.
giới đồng giao tử.
D.
cơ thể thuần chủng.
Câu 84:
Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,6
0
C, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 42
0
C, trên
nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 20
0
C đến 35
0
C.
Khoảng nhiệt độ
từ 20
0
C đến 35
0
C được gọi là:
A.
khoảng thuận lợi.
B.
giới hạn chịu đựng.
C.
điểm gây chết giới hạn dưới.
D.
điểm gây chết giới hạn trên.
Câu 85: Một quần thể giao phối có cấu trúc di truyền ở thế hệ P
0
là 0,25AA; 0,5Aa; 0,25aa. Nhận định
nào sau đây là không đúng khi nói về quần thể trên?
A. Ở thế hệ P
0
quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền.
B. Cấu trúc di truyền quần thể có thể bị thay đổi khi có di – nhập gen.
C. Tần số tương đối của 2 alen trong quần thể là A và a lần lượt là 0,5: 0,5.
D. Tần số các alen A và a luôn luôn không đổi qua các thế hệ.
Câu 86: Loại bằng chứng nào sau đây có thể giúp chúng ta xác định được loài nào xuất hiện trước, loài
nào xuất hiện sau trong lịch sử phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất?
A. Giải phẫu so sánh. B. Sinh học phân tử. C. Tế bào học. D. Hoá thạch.
Câu 87: Trong một quần xã ruộng lúa, hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể
A. ếch đồng và chim sẻ. B. chuột và rắn. C. tôm và tép. D. rắn và cá chép.
Câu 88: Thứ tự nào sau đây đúng về các giai đoạn của chu trình Canvin?
A. Giai đoạn khử giai đoạn cố định CO
2
giai đoạn tái sinh chất nhận.
B. Giai đoạn tái sinh chất nhận giai đoạn cố định CO
2
→ giai đoạn khử.
C. Giai đoạn cố định CO
2
giai đoạn tái sinh chất nhận giai đoạn khử.
D. Giai đoạn cố định CO
2
giai đoạn khử giai đoạn tái sinh chất nhận.
Câu 89: Quá trình nhân đôi có sự liên kết bổ sung giữa nucleotit loại A với nucleotit loại
A. G B. X C. T D. A.
Câu 90: Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là:
A. làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường.
B. duy trì mật độ hợp lí của quần thể.
C. tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.
D. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể.
Câu 91: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối các đoạn ôkazaki là
A. ADN ligaza. B. ARN polimeraza. C. ADN polimeraza. D. ADN rectrictaza.
Câu 92: Một gen có thể tác động đến sự hình thành nhiều tính trạng khác nhau gọi là
A. gen tăng cường. B. gen điều hoà. C. gen trội. D. gen đa hiệu.
Câu 93: Xét các loại đột biến, những dạng đột biến nào làm thay đổi độ dài phân tử ADN trên nhiễm sắc
thể?
(1). Mất đoạn nhiễm sắc thể. (2). Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
(3). Chuyển đoạn không tương hỗ. (4). Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
(5). Đột biến thể một. (6). Đột biến thể ba.
A. (1), (2), (5), (6). B. (1), (2), (3), (6). C. (1), (2), (3). D. (2), (3), (4), (5).
Câu 94: Phát biểu nào sau đây là đúng về hệ sinh thái?
A. Trong hệ sinh thái, năng lượng được sử dụng lại, còn vật chất thì không.
B. Trong hệ sinh thái, hiệu suất sinh thái tăng dần qua mỗi bậc dinh dưỡng.
C. Trong hệ sinh thái, nhóm loài có sinh khối lớn nhất là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cao nhất.
D. Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là rất lớn.
Câu 95: Khi nói về tiêu hoá của động vật, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tiêu hoá nội bào chỉ có ở các loài động vật đơn bào.
B. Tất cả các loài động vật có xương sống đều có ống tiêu hoá.
C. Tất cả các loài động vật đều có tiêu hoá nội bào.
D. Tất cả các loài động vật sống trong nước đều tiêu hoá ngoại bào.
Câu 96: Hình thành loài bằng phương thức nào xảy ra nhanh nhất?
A. Cách li sinh thái. B. Cách li tập tính. C. Lai xa và đa bội hoá. D. Cách li địa lí.
Câu 97: Điểm ưu việt của nuôi cấy tế bào thực vật là
A. từ một cơ thể ban đầu có thể tạo ra nhiều cơ thể có kiểu gen khác nhau.
B. từ một quần thể ban đầu có thể tạo ra cá thể có tất cả các gen trong quần thể.
C. từ một cơ thể ban đầu có thể tạo nên một quần thể đồng nhất về kiểu gen.
D. từ một cơ thể ban đầu có thể tạo nên một quần thể đa hình và kiểu gen và kiểu hình.
Câu 98: Con mối mới nở "liếm" hậu môn đồng loại để tự cấy trùng roi Trichomonas. Trùng roi có
enzim phân giải được xelulôzơ ở gỗ mà mối ăn. Quan hệ này giữa mối và trùng roi là:
A. hội sinh B. hợp tác C. kí sinh D. cộng sinh.
Câu 99: Ở loài P, gen A bị đột biến thành gen a, gen b bị đột biến thành gen B, gen D bị đột biến thành
gen d. Biết trội là hoàn toàn, mỗi gen quy định một tính trạng. Đâu là kiểu gen của thể đột biến?
A. AAbbDd B. AabbDD C. AaBbdd D. AabbDd.
Câu 100: Đâu không phải đặc trưng của quần xã?
A. Thành phần loài. B. Số lượng loài.
C. Phân bố trong không gian D. Tỉ lệ đực/cái.
Câu 101: Vai trò của mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể là gì?
A. Duy trì tỉ lệ đực / cái. B. Tăng số lượng cá thể của quần thể.
C. Duy trì sự phân bố phù hợp D. Tăng cường khả năng bảo vệ giữa các cá thể.
Câu 102: Trong các nhân tố tiến hoá, nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là:
A. chọn lọc tự nhiên. B. di - nhập gen. C. giao phối ngẫu nhiên. D. đột biến.
Câu 103: Timin là đơn phân cấu tạo nên phân tử nào sau đây?
A. Prôtêin. B. mARN. C. ADN. D. tARN.
Câu 104: Khẳng định nào sau đây chính xác?
A. Trên một nhiễm sắc thể, các gen nằm càng xa nhau thì tần số hoán vị gen càng thấp
B. Số nhóm gen liên kết bằng số nhiễm sắc thể đơn của loài.
C. Một gen trong tế bào chất có thể có nhiều hơn hai alen.
D. Tính trang số lượng thường do nhiều gen quy định và ít chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường.
Câu 105: Một quần thể thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng.
Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có thành phần kiểu gen là 0,5 AA : 0,4 Aa : 0,1 aa. Theo lí thuyết,
có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu quần thể này giao phấn ngẫu nhiên thì thành phần kiểu gen F
1
ở là 0, 36AA : 0, 48Aa : 0,16aa.
II. Nếu cho tất cả các cây hoa đỏ ở P giao phấn ngẫu nhiên thì thu được F
1
có 91% số cây hoa đỏ.
III. Nếu cho tất cả các cây hoa đỏ ở P tự thụ phấn thì thu được F
1
có 1/9 số cây hoa trắng.
IV. Nếu quần thể này tự thụ phấn thì thành phần kiểu gen ở F
1
là 0,6 AA : 0,2 Aa : 0,2 aa.
A. 4. B. 2 C. 1 D. 3.
Câu 106: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E. coli, sự kiện nào sau đây diễn
ra cả khi môi trường có lactôzơ và không có lactôzơ?
A. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
B. ARN polimeraza liên kết với vùng khởi động của operon Lac và tiến hành phiên mã.
C. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.
D. Gen điều hoà R phiên mã dịch mã tạo prôtêin ức chế.
Câu 107: Có bao nhiêu hệ đệm sau đây tham gia ổn định độ pH của máu?
(1) Hệ đệm bicacbonat. (2) Hệ đệm photphat.
(3) Hệ đệm sunfat. (4) Hệ đệm prôtêin.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 108: Cho các phát biểu về vai trò của quan hệ cạnh tranh. Có mấy phát biểu đúng?
I. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể.
II. Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.
III. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
IV. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1.
Câu 109: Sự thoát hơi nước ở thực vật sống ở vùng khô hạn chủ yếu được thực hiện nhờ
A. khí khổng mặt trên lá. B. khí khổng mặt dưới lá.
C. cutin mặt dưới lá. D. cutin mặt trên lá.
Câu 110: Màu lông gà do 1 gen có 2 alen (A, a) quy định, alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so
với alen a quy định lông nâu. Biết quá trình ngẫu phối trong quần thể gà đã tạo tối đa 5 loại kiểu gen về
gen đang xét. Phép lai nào sau đây cho toàn gà mái lông vằn?
A. Aa x aa B. AA x Aa C. X
A
X
a
x X
A
Y. D. X
A
X
A
x X
a
Y.
Câu 111: Khi đem lai hai cơ thể hoa trắng thuần chủng (P) lại với nhau thu được F1 đồng loạt hoa đỏ.
Cho các cây F1 tự thụ, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 đỏ: 7 trắng. Cho các cây hoa trắng ở
F2 lai ngẫu nhiên với nhau. Nếu không xét đến vai trò của giới tính, có tối đa bao nhiêu phép lai cho
kiểu hình đời sau đồng nhất?
A. 16. B. 4. C. 10. D. 12.
Câu 112: Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: trắm cỏ, trắm đen, mè trắng, mè hoa,
trôi, chép,....vì:
A.
tận dụng nguồn thức ăn là các loài động vật đáy.
B.
tạo sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao.
C.
tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo.
D.
mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau.
Câu 113:
Ở một loài thú, tính trạng màu lông do một gen có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy
định. Alen A
1
quy định lông đen trội hoàn toàn so với các alen A
2
, A
3
, A
4
; alen A
2
quy định lông xám
trội hoàn toàn so với alen A
3
, A
4
; alen A
3
quy định lông vàng trội hoàn toàn so với alen A
4
quy định
lông trắng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây
sai
?
A.
Cho 1 cá thể lông đen giao phối với 1 cá thể lông vàng. Nếu F
1
có tỉ lệ kiểu hình 1: 1 thì chỉ có 3
sơ đồ lai.
B.
Thực hiện phép lai giữa hai cá thể có kiểu hình khác nhau, thu được F
1
. Nếu F
1
có 4 loại kiểu gen
thì có thể có 3 loại kiểu hình.
C.
Con đực lông đen giao phối với cá thể X, có tối đa 3 sơ đồ lai thu được F
1
với 3 loại kiểu gen.
D.
Cho 1 cá thể lông đen giao phối với 1 cá thể lông trắng, có thể thu được đời con có số cá thể lông
vàng chiếm 50%.
Câu 114:
Một loài thực vật, xét một gen có 2 alen: alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a
quy định thân thấp. Một quần thể ở thế hệ xuất phát (P) có 30% cây thân thấp. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn,
ở F
2
có 25% cây thân cao. Biết rằng các cá thể có kiểu gen Aa không có khả năng sinh sản. Theo lí
thuyết, tần số alen a ở thế hệ F
1
là?
A.
0,6.
B.
0,75
C.
0,25
D.
0,4.
Câu 115: Chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hoá cơ bản nhất vì
A. nó định hướng quá trình tích luỹ biến dị, quy định nhịp độ biến đổi kiểu gen của quần thể.
B. tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể gốc.
C. đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất.
D. diễn ra với nhiều hình thức khác nhau.
Câu 116: Phả hệ sau mô tả di truyền của một bệnh đơn gen ở người và sự di truyền nhóm máu. Có bao
nhiêu nhận định đúng trong số các nhận định sau? Biết rằng số bố mẹ của người 11 không mang alen gây
bệnh.
Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia 2023 môn Sinh học bám sát đề minh họa - Đề 2
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Sinh học bám sát đề minh họa - Đề 2 để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu ôn thi THPT Quốc gia 2023 sắp tới nhé. Mời các bạn cùng theo dõi và làm đề thi dưới đây.
Đề thi được xây dựng theo cấu trúc đề trắc nghiệm, giống với đề thi THPT Quốc gia các năm về trước. Đề thi gồm có 40 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Thi THPT Quốc gia môn Sinh học.