Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa (tiết 2)

Giáo án môn GDCD lớp 11

Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa (tiết 2) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài: Ôn tập học kì 1

Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa (tiết 1)

Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa (tiết 3)

I. Mục tiêu bài học.

1. Về kiến thức

  • Biết được thế nào là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
  • Biết được nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có bản chất như thế nào.

2. Về kĩ năng: Biết phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa CNXH với chế độ xã hội trước ở nước ta.

3. Về thái độ: Tin tưởng vào thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở nước ta, có ý thức sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

  • SGK, SGV GDCD 11
  • SGK CNXH KH, câu hỏi tình huống
  • Những thông tin có liên quan đến bài học

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Theo em nhà nước ra đời cần phải có những điều kiện gì?

3. Học bài mới

Theo em nhà nước phong kiến có phải nhà nước pháp quyền hay không? (Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật) Vậy thế nào là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có bản chất như thế nào? Vậy để làm sáng tỏ vấn đề này hôm nay thầy và các em đi tìm hiểu bài 9.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

Đây là một phần khó nên giáo viên kết hợp phương pháp thuyết trình, giảng giải với nêu vấn đề vấn đáp.

Giáo viên giúp học sinh nắm được thế nào là nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và trong lịch sử có những nhà nước nào là nhà nước pháp quyền và sự khác nhau giữa các nhà nước pháp quyền.

? Em hiểu thế nào là nhà nước pháp quyền?

? Em hiểu thế nào là nhà nước pháp quyền tư sản?

? Em hiểu thế nào là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa?

? Em hãy so sánh sự khác nhau giữa nhà nước pháp quyền tư sản với nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa?

? Tại sao nhà nước phong kiến không phải nhà nước pháp quyền?

(Vì những người cầm quyền không chịu sự ràng buộc của pháp luật, dân phải theo pháp luật của vua, còn vua thì không)

? Vậy em hiểu như thế nào là nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam?

? Em hiểu thế nào là Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp?

Giáo viên giúp học sinh nắm được thêm đặc điểm của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

? Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có bản chất như thế nào? Nhà nước do ai lãnh đạo?

? Nhà nước ta mang bản chất giai cấp nào?

Cho học sinh thảo luận hai câu hỏi (thảo luận theo đơn vị lớp) về biểu hiện bản chất nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

? Tại sao bản chất giai cấp công nhân của nhà nước ta bao hàm tính nhân dân?

? Tại sao bản chất giai cấp công nhân của nhà nước ta bao hàm tính dân tộc?

2. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

a. Thế nào là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- NN pháp quyền: quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật và nhà nước hoạt động trong khuân khổ pháp luật.

- Nhà nước pháp quyền Tư sản: Nhà nước của giai cấp tư sản, bảo vệ lợi ích giai cấp tư sản.

NN pháp quyền tư sản

NN pháp quyền XHCN

- NN của giai cấp tư sản

- Thể hiện ý chí của giai cấp tư sản

- Do giai cấp tư sản lãnh đạo

- NN của toàn thể nhân dân

- Thể hiện ý chí của GCCN và NDLĐ

- Do GCCN thông qua chính đảng Đảng cộng sản lãnh đạo

- Đặc điểm của nhà nước pháp quyền XHCN:

+ Là nhà nước của dân, do dân, vì dân

+ Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

+ Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật

+ Nhà nước do Đảng cộng sản lãnh đạo

+ Nhà nước thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt của nhà nước.

b. Bản chất của NN pháp quyền XHCN VN.

- Điều 2 của HP 92 sđ: Là nhà nước của dân, do dân, vì dân, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công-nông - trí thức do Đảng cộng sản lãnh đạo.

- NN ta mang bản chất giai cấp công nhân

- Bản chất nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thể hiện:

+ Tính nhân dân:

. Nhà nước của dân, do dân, vì dân

. Nhân dân tham gia quản lý nhà nước

. Thể hiện ý chí và nguyện vọng của ND

. Là công cụ để ND thực hiện quyền làm chủ

+ Tính dân tộc:

. Đoàn kết toàn dân tộc

. Có những chính sách đúng, chăm lo lợi ích các dân tộc

. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

4. Củng cố.

  • Củng cố bài theo từng đơn vị kiến thức
  • Cho học sinh làm bài tập: Nêu những việc làm mà nhà nước pháp quyền phát huy truyền thống, bản sắc dân tộc? bản thân em phải làm gì?

5. Dặn dò nhắc nhở.

Về nhà làm các bài tập cuối bài học, học bài cũ và chuẩn bị bài mới (tiết 3 bài 9) trước khi đến lớp

Đánh giá bài viết
3 9.849
Sắp xếp theo

    Giáo Án GDCD 11

    Xem thêm