Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 1: Luyện từ và câu - Luyện tập về cấu tạo của tiếng

Giáo án Tiếng việt lớp 4

Giáo án Tiếng Việt lớp 4 tuần 1: Luyện từ và câu - Luyện tập về cấu tạo của tiếng là bộ giáo án chuẩn kiến thức, kỹ năng giúp các em học sinh hiểu được cấu tạo của tiếng trong một số câu nhằm củng cố thêm kiến thức đã học trong tiết trước. Đồng thời, hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau trong thơ. Mời quý thầy cô tải miễn phí về làm tư liệu tham khảo để soạn bài tốt hơn.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG

I. Mục tiêu:

- Củng cố kiến thức về cấu tạo của tiếng 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh.

- Phân tích đúng cấu tạo của tiếng trong câu.

- Hiểu thế nào là 2 tiếng bắt vần với nhau trong thơ.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng.

- Bộ xếp chữ HVTH.

- Hoặc bảng cấu tạo của tiếng viết ra giấy khổ lớn để HS làm bài tập.

III. Hoạt động trên lớp:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. KTBC:

- Yêu cầu 2 HS lên bảng phân tích cấu tạo của tiếng trong các câu:

Ở hiền gặp lành

Uống nước nhớ nguồn

- GV kiểm tra và chấm bài tập về nhà của một số HS.

- Nhận xét, cho điểm HS làm bài trên bảng.

- HS 1: Em hãy vẽ sơ đồ cấu tạo của tiếng? Tìm ví dụ về tiếng có đủ 3 bộ phận, 2 ví dụ về tiếng không có đủ 3 bộ phận?

- HS 2: Tiếng Việt có mấy dấu thanh? Đó là những dấu thanh nào?

2. Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

- Tiếng gồm mấy bộ phận? Gồm những bộ phận nào?

- Giới thiệu: Bài học hôm nay sẽ giúp các em luyện tập, củng cố lại cấu tạo của tiếng.

b) Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài 1

- Chia HS thành các nhóm nhỏ.

- Yêu cầu HS đọc đề bài và mẫu.

- Phát giấy khổ to đã kẻ sẵn cho các nhóm

- Yêu cầu HS thi đua phân tích trong nhóm. GV đi giúp đỡ, kiểm tra để đảm bảo HS nào cũng được tham gia.

- Nhóm làm xong trước sẽ dán bài lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung để có lời giải đúng.

- Nhận xét bài làm của HS.

Lời giải

Tiếng Khôn ngoan đối đáp người

Âm đầu kh ng đ đ ng

Vần ôn oan ôi ap ươi

Thanh ngang ngang sắc sắc huyền

Bài 2

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- Hỏi :

+ Câu tục ngữ được viết theo thể thơ nào?

+ Trong câu tục ngữ, hai tiếng nào bắt vần với nhau?

Bài 3

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS nhận xét và chốt lời giải đúng.

Bài 4

- Qua 2 bài tập trên, em hiểu thế nào là 2 tiếng bắt vần với nhau?

- Nhận xét câu trả lời của HS và kết luận: 2 tiếng bắt vần với nhau là 2 tiếng có phần vần giống nhau – giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.

- Gọi HS tìm các câu tục ngữ, ca dao, thơ đã học có các tiếng bắt vần với nhau.

Bài 5

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS tự làm bài. HS nào xong giơ tay, GV chấm bài.

- Nếu HS gặp khó khăn trong việc tìm chữ GV có thể gợi ý.

+ Đây là câu đố tìm chữ ghi tiếng.

+ Bớt đầu có nghĩa là bỏ âm đầu, bỏ đuôi có nghĩa là bỏ âm cuối.

- GV nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò

- Tiếng có cấu tạo như thế nào? Lấy ví dụ về tiếng có đủ 3 bộ phận và tiếng không có đủ 3 bộ phận.

- Gọi 2 HS lên bảng thi nhau phân tích nhanh cấu tạo của tiếng “nghiêng và uống”.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS về nhà làm bài tập và tập tra từ điển để biết nghĩa của các từ ở bài tập 2 trang 17.

- 2 HS lên bảng làm.

Tiếng Ở hiền gặp lành

Âm đầu h g l

Vần ơ iên ăp anh

Thanh hỏi huyền nặng huyền

- Tương tự làm câu 2

- Tiếng gồm 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh, tiếng nào cũng phải có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu.

- Lắng nghe.

- 2 HS đọc trước lớp.

- Nhận đồ dùng học tập.

- Làm bài trong nhóm.

- Nhận xét.

Tiếng cùng một mẹ chớ hoài

Âm đầu c m m ch h

Vần ung ôt e ơ oai

Thanh huyền nặng nặng sắc huyền

- 1 HS đọc trước lớp.

+ Câu tục ngữ được viết theo thể thơ lục bát.

+ Hai tiếng ngoài – hoài bắt vần với nhau, giống nhau cùng có vần oai.

- 2 HS đọc to trước lớp.

- Tự làm bài vào vở, gọi 2 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét và lời giải đúng là:

+ Các cặp tiếng bắt vần với nhau là:

loắt choắt – thoăn thoắt, xinh xinh, nghênh nghênh.

+ Các cặp có vần giống nhau hoàn toàn là:

choắt – thoắt.

+ Các cặp có vần giống nhau không hoàn toàn là: xinh xinh –nghênh nghênh.

- HS tiếp nối nhau trả lời cho đến khi có lời giải đúng: 2 tiếng bắt vần với nhau là 2 tiếng có phần vần giống nhau – giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.

- Lắng nghe.

- Ví dụ:

+ Lá trầu khô giữa cơi trầu

Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay.

+ Cánh màn khép lỏng cả ngày

Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.

Nắng mưa từ những ngày xưa

Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.

+ Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

- 1 HS đọc to trước lớp.

- Tự làm bài.

Dòng 1: chữ bút bớt đầu thành chữ út.

Dòng 2: Đầu đuôi bỏ hết thì chữ bút thành chữ ú.

Dòng 3, 4: Để nguyên thì là chữ bút.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án điện tử Tiếng việt 4

    Xem thêm