Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 14 CD

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết KHTN lớp 7 bài 14: Nam châm được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 7 sách Cánh diều. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1.1. Sự định hướng của thanh nam châm

Hình 14.2. Thí nghiệm xác định sự định hướng của thanh nam châm

- Thanh nam châm được treo tự do luôn nằm theo một hướng xác định.

- Khi được để tự do, thanh nam châm nằm dọc theo hướng nam bắc địa lí.

+ Đầu nam châm hướng về phía cực Bắc của Trái Đất được gọi là cực từ bắc, kí hiệu N (North). Thường được tô màu đỏ.

+ Đầu còn lại của nam châm là cực từ nam, kí hiệu S (South). Thường được tô màu xanh.

1.2. Nam châm tác dụng lên vật làm từ các vật liệu khác nhau

a. Nam châm tác dụng lên nam châm

Hình 14.5. Thí nghiệm hai thanh nam châm tác dụng lên nhau

- Khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau:

+ Các từ cực cùng tên thì đẩy nhau

+ Các từ cực khác tên thì hút nhau.

- Lực từ là lực hút hoặc đẩy giữa các thanh nam châm

b. Nam châm tác dụng lên các vật

- Nam châm hút được các vật làm bằng vật liệu từ: sắt, thép, niken, coban....

- Nam châm hầu như không hút các vật được làm từ đồng, nhôm và các kim loại không thuộc vật liệu từ.

1. Khi được để tự do, thanh nam châm nằm dọc theo hướng nam bắc địa lí.

2. Nam châm có thể hút hoặc đẩy nam châm khác, các cực cùng tên thì đẩy nhau, các cực khác tên thì hút nhau. Nam châm có thể hút các vật được làm từ vật liệu từ.

B. Bài tập minh họa

Bài tập 1: Cho 3 thanh giống hệt nhau, trong đó có cả thanh nam châm và thanh sắt. Xác định thanh nào là thanh nam châm, thanh nào là thanh sắt.

Hướng dẫn giải:

Ta có thể xác định như sau: Cho một đầu của thanh 1 tiếp xúc vào giữa thanh 3, nếu có lực hút thì thanh 1 là nam châm. Nếu không có lực hút thì thanh 1 là thanh sắt. Làm tương tự đối với các thanh còn lại.

Cho 3 thanh giống hệt nhau trong đó có cả thanh nam châm và thanh sắt (ảnh 1)

Bài tập 2: Hình 14.2a là dụng cụ giữ cánh cửa ra vào (để giữ cánh cửa khi mở ra thì không bị gió thổi làm cửa đóng lại), hình 14.2b là dụng cụ giữ cánh cửa tủ (để khi khép cánh tủ lại, cánh tủ không bị bật ra). Chúng đều có hai bộ phận rời nhau. Theo em, hai bộ phận này được làm từ vật liệu gì? Đưa ra các cách kiểm tra xem dự đoán của em đúng hay sai. Trao đổi với các bạn trong nhóm xem cách kiểm tra nào đơn giản hơn.

Hình 14.2a là dụng cụ giữ cánh cửa ra vào (ảnh 1)

Hướng dẫn giải:

Để thực hiện được chức năng của chúng, trong hai bộ phận này, một bộ phận phải là nam châm và một bộ phận được làm từ vật liệu từ, ví dụ như sắt (trường hợp cả hai là nam châm cũng được nhưng như vậy giá thành của chúng sẽ cao hơn).

Để xác định trong hai bộ phận đó vật nào là nam châm thì chúng ta có thể để hai vật xa nhau, dùng sợi dây mảnh treo hai vật lên, vật nào luôn định hướng theo hướng bắc nam địa lí thì vật đó là nam châm. Hoặc sử dụng 1 thanh sắt, đưa lại gần từng bộ phận, thanh sắt bị hút ở bộ phận nào thì bộ phận đó là nam châm.

C. Trắc nghiệm KHTN 7 bài 14

------------------------------------

Chúng tôi xin giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 14: Nam châm CD trên đây các bạn có thể tham khảo Địa lý 7 Cánh diềuLịch sử 7 Cánh diều, Công Nghệ 7 CD,...... theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 2
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đinh Đinh
    Đinh Đinh

    🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 09:58 18/07
    • Milky Nugget
      Milky Nugget

      🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝

      Thích Phản hồi 09:59 18/07
      • Cô Độc
        Cô Độc

        💯💯💯💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 09:59 18/07

        KHTN 7 Cánh diều

        Xem thêm