Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 10 CD

Lý thuyết KHTN lớp 7 bài 10: Biên độ, tần số, độ to và độ cao của âm được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 7 sách Cánh diều. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1.1. Biên độ và độ to của âm

a. Biên độ

- Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng.

- Biên độ dao động của vật phát ra âm càng lớn, âm càng to.

- Đơn vị đo biên độ là đơn vị đo độ dài.

b. Độ to của âm

- Khi sóng âm truyền đến tai ta với biên độ lớn, ta nghe được âm to hơn. Khi sóng âm truyền đến tai ta với biên độ nhỏ, ta nghe được âm nhỏ hơn.

- Đơn vị độ to của âm là đêxiben, kí hiệu dB.

Bảng 10.1. Độ to của một số âm

1.2. Tần số và độ cao của âm

a. Tần số

Hình 10.2

- Khi quả cầu đi từ vị trí có độ lệch lớn nhất (so với vị trí cân bằng) ở bên này sang bên kia rồi trở lại vị trí có độ lệch lớn nhất ở bên này, ta nói rằng con lắc thực hiện được một dao động.

- Số dao động trong một giây được gọi là tần số.

- Đơn vị của tần số là Héc, kí hiệu Hz.

- Có thể xác định tần số của âm thoa bằng các dụng cụ như hình 10.3:

+ Nối đồng hồ đo điện đa năng với bộ khuếch đại âm thanh, gõ vào âm thoa.

+ Sóng âm do âm thoa phát ra được thu bằng bộ thu âm (microphone).

+ Tần số của sóng âm này sẽ hiển thị trên đồng hồ đo điện đa năng khi đặt ở chế độ đo tần số.

Hình 10.3. Bộ dụng cụ xác định tần số âm thoa

b. Độ cao của âm

- Tần số dao động càng lớn, âm càng cao (càng bổng)

- Tần số dao động càng nhỏ, âm càng thấp (càng trầm)

1. Biên độ là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó. Biên độ dao động của vật phát ra âm càng lớn, âm càng to.

2. Tần số là số dao động trong một giây. Tần số của dao động càng lớn, âm càng cao (càng bổng). Tần số của dao động càng nhỏ, âm càng thấp (càng trầm).

B. Bài tập minh họa

Bài 1: Một quả bóng bàn được treo ở trước loa (hình 10.1). Khi loa phát ra âm có tần số nhỏ, ổn định thì thấy quả bóng bàn dao động.

a) Hãy giải thích hiện tượng này.

b) Quả bóng sẽ dao động như thế nào nếu loa phát ra âm:

(i) Cao hơn?

(ii) To hơn?

Hướng dẫn giải

a) Khi loa phát ra âm, tạo ra sự lan truyền dao động của các lớp không khí. Lớp không khí quanh quả bóng bàn dao động sẽ làm quả bóng này dao động.

b)

(i) Âm phát ra từ loa cao hơn thì quả bóng dao động với tần số lớn hơn (số dao động trong 1 giây nhiều hơn).

(ii) Âm phát ra từ loa to hơn thì quả bóng dao động với biên độ lớn hơn, tức là lệch khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn.

Bài 2: Để điều trị một số chấn thương, chẳng hạn như giãn cơ bắp, có thể sử dụng các thiết bị phát ra siêu âm để xoa bóp các vùng bị đau. Siêu âm được sử dụng có tần số khoảng 1 triệu Hz. Chúng ta có thể nghe được âm phát ra từ các thiết bị này không? Vì sao?

Hướng dẫn giải

Tai người không nghe thấy âm do các thiết bị này phát ra vì tai người chỉ nghe được các âm có tần số nằm trong khoảng 20 Hz đến 20 000 Hz.

C. Trắc nghiệm KHTN 7 bài 10

------------------------------------

Chúng tôi xin giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 10: Biên độ, tần số, độ to và độ cao của âm CD trên đây các bạn có thể tham khảo Địa lý 7 Cánh diềuLịch sử 7 Cánh diều, Công Nghệ 7 CD,...... theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Cún
    Bé Cún

    😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 18/07/23
    • Friv ッ
      Friv ッ

      💯💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 18/07/23
      • Đen2017
        Đen2017

        👌👌👌👌👌👌👌

        Thích Phản hồi 18/07/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        KHTN 7 Cánh diều

        Xem thêm