Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài tập chủ đề 7 CD

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết KHTN lớp 7 bài tập chủ đề 7: Tính chất từ của chất được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 7 sách Cánh diều. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1.1. Nam châm

- Sự định hướng của thanh nam châm: Khi được để tự do, thanh nam châm nằm dọc theo hướng nam bắc địa lí.

- Nam châm tác dụng lên vật làm từ các vật liệu khác nhau:

+ Nam châm có thể hút hoặc đẩy nam châm khác

  • Các cực cùng tên thì đẩy nhau
  • Các cực khác tên thì hút nhau

+ Nam châm có thể hút các vật được làm từ vật liệu từ

1.2. Từ trường

- Khái niệm về từ trường: Từ trường bao quanh một nam châm hoặc dây dẫn có dòng điện.

- Từ phổ: là hình ảnh các đường được tạo ra bởi mạt sắt xung quanh nam châm

- Đường sức từ

+ Có một chiều xác định, đi ra cực bắc, đi vào cực nam của nam châm

+ Từ trường mạnh thì đường sức từ mau, từ trường yếu thì đường sức thưa.

- Chế tạo nam châm điện: gồm dây dẫn điện quấn quanh 1 lõi sắt có dòng điện chạy trong dây dẫn.

1.3. Từ trường Trái Đất

- Mô tả từ trường Trái Đất:

+ Trái Đất có từ trường.

+ C ực từ bắc của Trái Đất ở gần cực Bắc của Trái Đất.

+ Cực Bắc địa lí và cực từ bắc (của Trái đất) không trùng nhau.

- La bàn: là dụng cụ dùng để xác định phương hướng trên Trái Đất.

B. Bài tập minh họa

Bài 1: Quan sát hai thanh nam châm đặt trong ống thủy tinh ở Hình 18.3. Tại sao thanh nam châm B lại lơ lửng phía trên thanh nam châm A?

Quan sát hai thanh nam châm đặt trong ống thủy tinh ở Hình 18.3

Hướng dẫn giải

Thanh nam châm B nằm lơ lửng phía trên nam châm A vì trong trường hợp này hai cực cùng tên (cực Bắc) của hai nam châm đẩy nhau.

Bài 2: Xác định chiều của kim nam châm đặt ở giữa hai nhánh của nam châm hình chữ U như Hình 19.7

Xác định chiều của kim nam châm đặt ở giữa hai nhánh của nam châm hình chữ U như Hình 19.7

Hướng dẫn giải

Ta thấy kim nam châm đang nằm cân bằng trong từ trường của nam châm hình chữ U do cả hai đầu của nó đang bị hút về hai cực của nam châm chữ U. Vậy, ta xác định được đầu bên trái của kim nam châm là cực Nam, đầu bên phải là cực Bắc.

Bài 3: Hãy vẽ các đường sức từ đi qua các điểm A, B, C (Hình 19.2).

Hãy vẽ các đường sức từ đi qua các điểm A, B, C (Hình 19.2)

Hướng dẫn giải

Hãy vẽ các đường sức từ đi qua các điểm A, B, C (Hình 19.2)

Đường sức từ của thanh nam châm có chiều đi ra ở cực Bắc đi vào ở cực Nam.

------------------------------------

Chúng tôi xin giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài tập chủ đề 7: Tính chất từ của chất CD trên đây các bạn có thể tham khảo Địa lý 7 Cánh diềuLịch sử 7 Cánh diều, Công Nghệ 7 CD,...... theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bông cải nhỏ
    Bông cải nhỏ

    ✌✌✌✌✌✌✌✌✌

    Thích Phản hồi 18/07/23
    • Nguyễnn Hiềnn
      Nguyễnn Hiềnn

      💯💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 18/07/23
      • Su kem
        Su kem

        😘😘😘😘😘😘😘

        Thích Phản hồi 18/07/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        KHTN 7 Cánh diều

        Xem thêm